Ngán ngẩm cảnh hàng trăm tượng La Hán bị “ép” cầm tiền lẻ
Người ta tìm mọi cách nhét tiền lẻ vào tay các vị La Hán, hoặc để lên bụng, thậm chí là ngay dưới chân.
Dọc hai bên lối lên xuống chúa Bái Đính (Ninh Bình) có 500 pho tượng La Hán tạc bằng đá xanh, cao chừng 2m. Mặc dù Ban quản lý đã yêu cầu không cắm hương, nhét tiền lẻ vào những pho tượng La Hán này, song nhiều khách thập phương vẫn bỏ ngoài tai, cố tình “ép” các vị La Hán phải nhận tiền lẻ. Thật ngán ngẩm khi nhìn cảnh những pho tượng uy nghiêm bỗng dưng phất phơ tờ tiền trên tay. Nhiều pho tượng lại đầy tiền lẻ trên bụng hoặc ngay dưới chân bởi đơn giản phần tay các pho tượng này được tạc ở tư thế không thể kẹp tiền vào.
Chùm ảnh: La Hán chùa Bái Đính bị “ép” nhận tiền lẻ.
Dãy tượng trong hành lang đi xuống chùa Bái Đính
Rất nhiều pho tượng bị “ép” cầm tiền lẻ đầy tay
Vừa sờ đầu gối, vừa nhét tiền lẻ vào tay các vị La Hán để lấy may?
Video đang HOT
Trông vị La Hán này cứ như đang cười vì có nhiều tiền
Tay của các vị La Hán đâu phải chìa ra nhận tiền
Không nhét được vào tay thì bỏ xuống chân…
…bất kể vị La Hán đó chân trần hay đi hia
Lòng các vị Lá Hán cũng là nơi để tiền lý tưởng
Nhiều người sờ, nên phần đầu gối các vị La Hán đen bóng.
Theo ANTD
Những điểm nhếch nhác ở chùa Bái Đính
Ở lối vào, hai bên hàng quán la liệt. Những tấm bạt thấp lè tè chăng ra khiến du khách phải khom lưng, len lỏi giữa hai bên hàng quán.
Chùa Bái Đính (xã Gia Sinh, huyện Gia Viễn, tỉnh Ninh Bình) được mệnh danh là Nam thiên đệ nhất tự với các công trình đồ sộ, trong đó phải kể đến Đại đồng chuông lớn nhất Việt Nam, pho tượng Phật Thích Ca, pho tượng Quan Thế Âm Bồ Tát bằng đồng lớn nhất ở Việt Nam...
Khách khom lưng luồn lách qua dãy hàng quán
Hiện chùa đang được tiếp tục xây dựng, hoàn thiện trên quy mô gần 700ha. Vì đang thi công nên công nhân lao động cùng các loại máy hoạt động giữa nườm nượp du khách về chiêm bái chùa. Công nhân thì phàn nàn: "Du khách làm ảnh hưởng đến tiến độ thi công. Sợ xe công trình va vào du khách nên phải còi inh ỏi xin đường, dù biết làm như vậy là làm mất đi vẻ yên bình nơi cửa Phật". Còn khách du lịch cũng chẳng mấy vui vì công trường ồn ào, bụi bặm, ngột ngạt, khó thở. Ngoài ra, do khu đón tiếp chưa hoàn thành nên những người kinh doanh tự do tha hồ xô đẩy, tranh giành khách.
Dưới tượng là rác
Mới đây, đoàn tham quan của Hội cha mẹ học sinh Trung tâm Giáo dục Thường xuyên huyện Hương Sơn, Hà Tĩnh đã về thăm chùa Bái Đính. Khi xe đến khu chùa mới thì ba, bốn người từ đâu xuất hiện, họ chắn ngang đường, chìa vé bắt lái xe mua (vé có giá 20.000 đồng/xe). Mua xong, xe vào sân, lại có 7, 8 người chen lấn, lôi kéo hướng dẫn đến bãi đỗ của họ khiến lái xe không biết đỗ chỗ nào. Phải khoảng 5 phút sau, người bán vé lúc trước chỉ đường đến một bãi xe ngoài cổng, lúc ấy việc gửi xe mới hoàn tất.
Tuy vậy, khi khách vừa mở cửa xuống xe, hàng chục người bán hàng lập tức vây quanh, họ chèo kéo mua hàng và làm luôn dịch vụ đổi tiền lẻ. Bất chấp người mua khước từ, họ vẫn bám theo. Lạ nhất là có 5 - 7 cô hướng dẫn viên du lịch, áo dài thướt tha, đeo biển, gắn tên hẳn hoi đến chào mời tham quan theo "tua" họ hướng dẫn. Theo đó, giá mỗi "tua" là 200.000 đồng cho 6 địa điểm tham quan. Khi khách không đồng ý, cô xuống giá 100.000 đồng.
Đi tiếp vào trong, cảnh nhếch nhác, lộn xộn hiện ra khắp nơi. Ở lối vào, hai bên hàng quán la liệt. Những tấm bạt thấp lè tè chăng ra khiến du khách phải khom lưng, len lỏi giữa hai bên hàng quán.
Khu công trường công tác vệ sinh gặp khó khăn đã đành, nhưng ngay tại những khu đã khánh thành, rác vẫn ngập ngụa. Trước cổng tam quan, quanh hai chú nghê đá uy nghiêm là vỏ chai nhựa, giấy bóng, bao thuốc, vỏ hộp sữa vất bừa bãi. Cạnh đó, khoảng có 12 chiếc máy ép nước mía đang vận hành thi nhau thải bã mía ra sân, ruồi nhặng bâu đầy.
Máy ép mía xả rác
Tình trạng tương tự diễn ra tại nhiều nơi khác trong chùa, dù rất nhiều thùng rác được bố trí ở đây. Ông Nguyễn Văn Chiến, nhân viên bảo vệ Điện pháp chủ cho biết: "Một số khách tham quan ý thức giữ gìn vệ sinh chưa tốt, khi vào lễ xong, họ thụ lộc rồi vứt luôn rác ra đó". Chị Đỗ Thị Xuân, Tổ trưởng tổ vệ sinh Chùa Bái Đính trao đổi: "Tổ vệ sinh chúng tôi có 20 nhân viên, chia nhau theo từng nhóm. Hai mươi người làm việc quần quật cả ngày lẫn đêm mà vẫn không hết việc. Chúng tôi có mọc thêm tay cũng khó dọn sạch".
Hy vọng những hình ảnh không vui trên sẽ sớm được xử lý!
Theo Giadinh.net.vn
Rùng mình cảnh xẻ thịt thú rừng Cuối mùa lễ hội, cảnh tượng "xẻ" thịt thú rừng tại chùa Hương (Mỹ Đức, Hà Nội) lại tiếp tục tái diễn. Dọc lối vào chùa Thiên Trù, những cửa hàng ăn san sát công khai treo thịt thú rừng, thậm chí còn xẻ thịt thú rừng ngay tại chỗ để phục vụ khách hàng. Đập vào mắt khách thập phương, những phật...