Ngăn lây nhiễm từ người sang người là chìa khóa chống virus corona
Chuyên gia hàng đầu về bệnh đường hô hấp tại Trung Quốc nhấn mạnh diễn tiến dịch bệnh tại tâm điểm dịch Vũ Hán sẽ tùy vào nỗ lực ngăn lây nhiễm từ người sang người.
Số liệu cập nhật từ Ủy ban Y tế Quốc gia (NHC) của Trung Quốc ngày 18/2 cho thấy các địa phương ngoài tỉnh Hồ Bắc có số ca nhiễm mới giảm trong liên tiếp 14 ngày qua.
Tỉnh Hồ Bắc tính đến hết ngày 17/2 vẫn có thêm 1.807 ca nhiễm mới với 93 ca tử vong, phần lớn được ghi nhận ở thành phố Vũ Hán. Đến nay, tỉnh Hồ Bắc đã phát hiện 59.989 bệnh nhân dương tính với virus corona chủng mới và ghi nhận 1.789 ca tử vong, theo South China Morning Post.
Zhong Nanshan, chuyên gia hàng đầu tại Trung Quốc về bệnh đường hô hấp, nhận định diễn tiến tại tâm điểm dịch Vũ Hán sẽ phụ thuộc vào nỗ lực khống chế lây nhiễm từ người sang người. Một trong các yêu cầu đặt ra là tách riêng bệnh nhân nhiễm bệnh virus corona với người nhiễm cúm mùa.
Nhân viên y tế chăm sóc cho một bệnh nhân dương tính với virus corona chủng mới tại Vũ Hán. Ảnh: AP.
“Làm cách nào để tách bệnh nhân nhiễm virus corona với bệnh nhân nhiễm cúm mùa, làm sao để cách ly người khỏe mạnh với bệnh nhân nhiễm virus corona, và bằng cách nào để tách những bệnh nhân khác khỏi người nhiễm virus mới. Nếu không giải quyết được vấn đề này, sẽ không thể chấm dứt lây nhiễm từ người sang người”, ông Zhong nhấn mạnh tại buổi họp báo ngày 18/2.
Kết quả nghiên cứu của ông Zhong Nanshan và các cộng sự trên 1.099 ca nhiễm tại Trung Quốc cho thấy chỉ vài trường hợp cá biệt có thời gian ủ bệnh lâu hơn trung bình từ 2-7 ngày. Trong số ca theo dõi, chỉ có 1 trường hợp thời gian ủ bệnh dài hơn 24 ngày và 13 trường hợp dài hơn 14 ngày.
Ông Zhong cho biết tỉnh Quảng Đông sẽ bắt đầu điều trị các ca nhiễm nghiêm trọng bằng huyết tương người khỏi bệnh chứa kháng thể chống virus corona chủng mới. Biện pháp này không được áp dụng cho những bệnh nhân đang trong tình trạng nguy kịch vì điều kiện điều trị phức tạp hơn.
Video đang HOT
Bên cạnh đó, nhóm tiếp tục nghiên cứu khả năng sử dụng thuốc điều trị sốt xuất huyết cho bệnh nhân nhiễm virus corona vì một số ca đã cho phản ứng tích cực.
Theo Zing
Ăn nhiều tỏi, gừng, nghệ để phòng chống virus corona Covid-19: Chuyên gia lên tiếng!
Rất nhiều người hiện nay chọn cách ăn nhiều tỏi, gừng, nghệ để tăng cường miễn dịch cho cơ thể, phòng chống nhiễm Covid-19. Liệu bạn có đang chăm sóc sức khỏe đúng cách?
Đổ xô ăn tỏi sống, tăng cường uống bột nghệ, món nào cũng cố gắng thêm gừng tươi để... "giết chết" virus Covid-19
Trong mùa dịch viêm phổi do virus corona mới Covid-19 gây nên, có vô vàn các xu hướng lựa chọn thực phẩm để tăng cường sức khỏe. PGS.TS Trần Đắc Phu (Nguyên Cục trưởng Cục Y tế Dự phòng) nhận định, người khỏe mạnh bình thường không cần phải quá coi trọng đến chiếc khẩu trang để phòng chống dịch do Covid-19 gây nên, chỉ cần thiết đeo ở nơi công cộng, đông người... Điều đó có nghĩa là với những người có hệ miễn dịch khỏe mạnh, có sức đề kháng tốt, không gặp vấn đề gì về sức khỏe thì không cần quá lo lắng về việc virus này có thể tấn công và gây hại sức khỏe của mình.
Có rất nhiều lựa chọn khác nhau dành cho người dân. Trong đó rất nhiều người hiện nay chọn cách ăn nhiều tỏi, gừng, nghệ để tăng cường miễn dịch cho cơ thể.
Giới chuyên gia cũng nhận định, bản thân virus corona mới Covid-19 nhẹ hơn cúm mùa, chỉ là nó lây lan quá nhanh nên khiến người ta hoảng sợ. Việc tăng cường sức đề kháng, có một sức khỏe tốt chính là nhiệm vụ hàng đầu của mỗi người. Đặc biệt, nhiệm vụ này quá đỗi cần thiết ngay lúc này. Vậy làm sao để tăng cường sức đề kháng, tăng cường miễn dịch giúp cơ thể chống chọi với Covid-19, cùng nhau đi qua dịch do virus corona mới một cách an toàn?
Có rất nhiều lựa chọn khác nhau dành cho người dân. Trong đó rất nhiều người hiện nay chọn cách ăn nhiều tỏi, gừng, nghệ để tăng cường miễn dịch cho cơ thể. Thậm chí nhiều người cho rằng đây là "thuốc tiên" và yên tâm hàng ngày ăn tỏi, gừng, nghệ rồi thì khỏi phải lo nhiễm Covid-19 (nCoV).
Theo đó, chúng ta có thể thêm tỏi, gừng, nghệ vào các món ăn hàng ngày trong quá trình chế biến, nấu nướng thực phẩm. Nhiều người lựa chọn cách ăn tỏi sống hàng ngày, nhiều người lại uống thật nhiều bột nghệ, tinh bột nghệ... để tăng sức đề kháng đi qua mùa dịch.
Liệu bạn có đang tăng cường miễn dịch đúng cách?
Liệu bạn có đang tăng cường miễn dịch đúng cách? Liệu bạn có đang là "cừu non" giữa dòng thông tin nhộn nhạo để rồi mua về tích trữ cơ man nào tỏi, nào gừng, nào nghệ... nhằm phòng chống virus corona mới Covid-19 (nCoV)? Liệu bạn đang mua hàng từ người bán hàng có tâm, có kiến thức hay chỉ là trào lưu trục lợi trong sự xáo trộn mà dịch Covid-19 đang làm điên đảo hiện nay? Và bạn có bao giờ nghĩ, việc ép cơ thể tiêu thụ nhiều những loại thực phẩm này trong thời gian liên tục có những hệ lụy đáng tiếc?
Tỏi, gừng, nghệ... là những loại thuốc quý trong Đông y, không phải cứ càng dùng nhiều càng tốt
Theo cựu đại tá, lương y đa khoa Bùi Hồng Minh (Nguyên Chủ tịch Hội Đông y Ba Đình, Hà Nội), tỏi, gừng, nghệ đều là những gia vị thường có trong nhà bếp của người Việt. Nhưng chúng không đơn giản là thực phẩm mà còn là thuốc chữa bệnh trong Đông y.
Theo lương y Bùi Hồng Minh, Đông y ghi nhận tỏi có vị cay, tính ấm, đi vào hai kinh tì và vị, có tác dụng trong tiêu hóa, hô hấp, giải độc, trừ đờm, lợi niệu, tẩy giun... Gừng chữa bệnh rất tốt trong các trường hợp cảm mạo, phong hàn, ngạt mũi, nhức đầu, đau đầu, nôn mửa, kích thích tiêu hóa, đầy bụng, trướng bụng, giải độc từ cua cá, chim thú nếu có độc, các loại thịt (trừ thịt lợn vì gừng kỵ thịt lợn) khi ăn vào cơ thể. Và nghệ cũng không hề kém cỏi ở công dụng kháng sinh vì có tác dụng chống lại các vi khuẩn, có tính kháng viêm cực mạnh.
Tỏi, gừng hay nghệ đều là những thực phẩm vàng để hỗ trợ điều trị cúm, cảm lạnh, giúp cơ thể tăng cường miễn dịch, tăng sức đề kháng rất tốt nhưng không phải cứ tùy tiện dùng là virus corona không tấn công bạn.
Như vậy có thể thấy, trong Đông y, đây đều là những thực phẩm vàng để hỗ trợ điều trị cúm, cảm lạnh, giúp cơ thể tăng cường miễn dịch, tăng sức đề kháng rất tốt. "Tuy nhiên không phải cứ nghĩ đến mặt tốt của thực phẩm này để rồi suy diễn nó có công dụng phòng tránh virus corona Covid-19 (nCoV)", vị chuyên gia nhấn mạnh.
Theo lương y Bùi Hồng Minh, chúng ta có thể dùng những thực phẩm này để cơ thể khỏe mạnh hơn nhưng nhất định phải theo ý kiến khuyến cáo của bác sĩ, không tùy tiện ăn tỏi, gừng, uống bột nghệ thật nhiều mỗi ngày. Bản thân những thực phẩm này là vị thuốc. Đã là thuốc thì không được dùng một cách tùy tiện. Chưa kể, dùng quá liều cũng có những tác dụng phụ đi kèm, có thể để lại hậu quả đáng tiếc. Khi đó, có thể bạn không bị virus corona tấn công nhưng lại mắc bệnh mãn tính nào đó thì thật sự đáng quan ngại.
PGS.TS Trần Đắc Phu cũng khuyến cáo, người dân không được tự ý bổ sung thực phẩm như lạm dụng ăn tỏi, gừng, uống bột nghệ, rồi trào lưu bổ sung vitamin C bằng cách uống nước cam thật nhiều, uống C sủi... để mong muốn cơ thể tăng cường miễn dịch, tăng cường đề kháng đi qua mùa dịch Covid-19 (nCoV). Ngoài ra, việc tự ý dùng thực phẩm chức năng để tăng cường sức khỏe qua những thông tin trên mạng cũng có thể dẫn đến hậu quả đáng tiếc.
"Điều quan trọng là mỗi người cần nắm rõ cách phòng chống dịch do Covid-19 như đeo khẩu trang đúng lúc đúng chỗ, rửa tay đúng cách, khi có triệu chứng của bệnh như sốt, ho, khó thở... cần đi khám ngay, tự cách ly nếu chẳng may tiếp xúc với người nghi nhiễm...", chuyên gia nhấn mạnh.
Về chuyện ăn gì để tăng cường miễn dịch, chuyên gia khuyên nên đảm bảo ăn uống đủ chất, không lạm dụng bất cứ thực phẩm nào cũng như tự ý làm theo các trào lưu trên mạng trong phòng chống dịch chưa được kiểm chứng.
Tiểu Nguyễn
Theo baodansinh
Giới chuyên gia không tin dịch Covid-19 như cúm mùa Đã có những phát ngôn tự tin của giới chuyên gia y tế Trung Quốc lẫn nhà lãnh đạo chính trị cao nhất về việc dịch Covid-19 sẽ hết vào tháng 4 tới do thời tiết ấm lên. Nhưng giới chuyên gia còn khá băn khoăn. Đổi cách giao tiếp trong mua bán ở Bắc Kinh mùa dịch. Ảnh ghi nhận tại một...