Ngân hàng Việt trước CPTPP: Áp lực tạo động lực để thay đổi

Theo dõi VGT trên

Trong cuộc trao đổi với Đặc san Toàn cảnh Ngân hàng về những thách thức và áp lực hệ thống ngân hàng Việt đối mặt từ CPTPP, Giáo sư Hà Tôn Vinh nêu quan điểm: “Có áp lực sẽ tạo ra động lực để thay đổi. Nếu không bước đi từ bây giờ chúng ta sẽ không đến đích”.

Ngân hàng Việt trước CPTPP: Áp lực tạo động lực để thay đổi - Hình 1

Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) theo mô hình hiệp định thương mại tự do (FTA) thế hệ mới, không chỉ tập trung đẩy mạnh tự do hóa trong lĩnh vực thương mại hàng hóa, mà còn mở rộng đối với lĩnh vực thương mại dịch vụ và đầu tư, trong đó có ngành tài chính – ngân hàng. Theo ông, tác động của CPTPP sẽ như thế nào đối với hệ thống ngân hàng Việt?

Với 11 nước thành viên, quy mô 500 triệu dân, chiếm 13,5% GDP toàn cầu với tổng kim ngạch thương mại vượt 10.000 tỷ USD, tương đương 15,2% thương mại toàn cầu, CPTPP được kỳ vọng mang lại nhiều lợi ích nhất cho các nước thành viên.

Ngân hàng Việt trước CPTPP: Áp lực tạo động lực để thay đổi - Hình 2

Giáo sư Hà Tôn Vinh

Theo CPTPP, đối với lĩnh vực dịch vụ tài chính, một nhà cung cấp dịch vụ của một nước CPTPP có thể cung cấp dịch vụ tài chính tại thị trường của nước tham gia CPTPP khác, nếu các công ty trong nước hoạt động tại thị trường này được phép cung cấp dịch vụ đó. Mặc dù yêu cầu cung cấp nhiều cơ hội tiếp cận thị trường và đầu tư qua biên giới nhưng vẫn phải đảm bảo rằng, các nước trong CPTPP có đủ năng lực điều hành thị trường và các tổ chức tài chính, cũng như thực hiện các biện pháp khẩn cấp trong trường hợp khủng hoảng. Thực tế cho thấy, hệ thống ngân hàng Việt – “huyết mạch” của nền kinh tế sẽ đối mặt không ít áp lực đến từ các quốc gia thành viên trong CPTPP.

Gọi tên các áp lực đối với hệ thống ngân hàng Việt, ông sẽ nói gì?

Thứ nhất, điều chắc chắn đó là sự cạnh tranh trong hệ thống ngân hàng ngày càng gay gắt. Các NHTM trong nước phải đối mặt với xu hướng tham gia của các nhà đầu tư nước ngoài gia tăng tỷ lệ sở hữu tại các ngân hàng Việt. Đặc biệt, sự tham gia mạnh mẽ đến từ các quốc gia phát triển trong nhóm CPTPP như Nhật Bản, Úc, Singapore… sẽ tạo ra áp lực cạnh tranh ngày càng lớn.

Thêm vào đó, các điều khoản về dịch vụ tài chính trong CPTPP cho phép các ngân hàng của các nước thành viên được cung cấp dịch vụ tài chính – ngân hàng xuyên biên giới, nghĩa là ngân hàng tại Úc có thể cung cấp dịch vụ cho người dân Việt Nam mà không cần có chi nhánh ngân hàng tại Việt Nam.

Với việc không ngừng ứng dụng các công nghệ hiện đại, mang lại trải nghiệm tốt đến khách hàng, cùng nguồn nhân lực có trình độ chuyên môn cao, các ngân hàng nước ngoài sẽ cạnh tranh trực tiếp với NHTM trong nước. Đặc biệt, đó là nhóm khách hàng VIP – sẵn sàng chi trả để hưởng dịch vụ đẳng cấp là một nguy cơ ngay trước mắt của các NHTM Việt.

Thứ hai là nguồn nhân lực. Thực tế, hệ thống ngân hàng Việt đang thiếu nhân viên chất lượng cao cho dù hàng năm có tới hàng chục nghìn sinh viên ngành tài chính – ngân hàng tốt nghiệp. Đối mặt với áp lực nâng cao chất lượng nhân viên, song song với việc “đãi cát tìm vàng”, các ngân hàng phải liên tục đào tạo nhân sự nhưng nhân sự vừa mới bắt đầu “cứng” lại sẵn sàng dịch chuyển sang các tổ chức, ngân hàng nước ngoài, để thêm cơ hội phát triển khả năng và nguồn thu nhập tốt hơn…

Thứ ba, năng lực và quy mô của ngành ngân hàng Việt Nam còn khá thấp. Mặc dù các ngân hàng Việt đã tăng trưởng vượt bậc về quy mô, mức độ an toàn vốn trong giai đoạn vừa qua nhưng vẫn còn thấp so với các nước trong khu vực và các nước là thành viên của CPTPP. Việt Nam vẫn chưa có tên trên “bản đồ” 100 ngân hàng đứng đầu thế giới.

Video đang HOT

Thứ tư, nguy cơ bị chi phối. Theo quy định tại Nghị định 01/2014/NĐ-CP của Chính phủ thì tỷ lệ sở hữu cổ phần của một nhà đầu tư chiến lược nước ngoài hiện nay không được vượt quá 20% vốn điều lệ của một tổ chức tín dụng (TCTD) Việt Nam và tổng tỷ lệ sở hữu cổ phần của các nhà đầu tư nước ngoài tại một TCTD trong nước không được vượt quá 30%.

Với thế mạnh về tài chính, công nghệ và nhân lực, các NHTM nước ngoài thường xâm nhập và phát triển thị trường mới bằng cách mua cổ phần của các NHTM Việt Nam và trở thành cổ đông chiến lược, tìm cách thâu tóm rồi thôn tính các ngân hàng này hoặc thực hiện các thương vụ M&A ngân hàng.

Thứ năm, nâng cao chuẩn mực theo thông lệ quốc tế. Việt Nam là một trong số ít quốc gia chưa áp dụng chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế (IFRS) cho việc lập và trình bày báo cáo. Trong khi chuẩn mực này sắp tới có thể được áp dụng theo hình thức tự nguyện, sau đó tiến tới bắt buộc với một số đối tượng từ sau năm 2025. Hay “gần” hơn với hệ thống ngân hàng đó là trong khi ngân hàng một số nước đã lên chuẩn mực thứ ba của Basel thì Việt Nam mới có 7 ngân hàng được NHNN công nhận đạt chuẩn Basel II.

Những vấn đề cơ bản của hệ thống ngân hàng Việt hiện đang không dễ để khắc phục…

Nhưng nếu không bước đi từ bây giờ chúng ta sẽ không đến đích. Quan điểm của tôi là có áp lực sẽ tạo ra động lực để thay đổi. Ví dụ, để đáp ứng được các yêu cầu của Hiệp ước Basel II với các tiêu chuẩn quốc tế về an toàn vốn và thanh khoản, các ngân hàng sẽ phải hoạch định lại hoạt động kinh doanh và các chiến lược kinh doanh một cách tích cực hơn.

Với Basel II, các công cụ và phương pháp quản lý rủi ro tiên tiến được triển khai đảm bảo cho những ngân hàng có hệ thống quản trị rủi ro tốt giảm thiểu chi phí, tập trung phát triển các mảng nghiệp vụ kinh doanh mới và hiệu quả hơn trong các quyết định phân bổ nguồn vốn kinh doanh.

Hơn nữa, sau khi áp dụng các tiêu chuẩn quốc tế về an toàn vốn và thanh khoản, hệ thống ngân hàng Việt Nam sẽ thu hút nhiều nhà đầu tư nước ngoài hơn do ngân hàng hoạt động kinh doanh trong môi trường đạt tiêu chuẩn quốc tế.

Đặc biệt, sau khi triển khai Basel II với các chỉ số vốn và các yêu cầu về thanh khoản, quản trị rủi ro đạt chuẩn quốc tế, các ngân hàng Việt sẽ có cơ hội vươn xa ra thị trường các nước phát triển. Hay nói cách khác, với CPTPP chính các ngân hàng Việt sẽ tự mình thâm nhập các thị trường phát triển và thu hút các luồng vốn đầu tư quốc tế tạo thuận lợi cho hệ thống ngân hàng tăng cường thanh khoản và gia tăng cơ hội kinh doanh.

Theo đó, niềm tin của người Việt vào các ngân hàng Việt được nâng lên khi các ngân hàng hoạt động chuẩn mực, chuyên nghiệp, sản phẩm phong phú và thấu hiểu, tôn trọng khách hàng… Có lẽ nào Việt Nam có ngân hàng chuẩn mực quốc tế mà người Việt Nam lại không sử dụng dịch vụ? Và khẩu hiệu “người Việt dùng hàng Việt” không còn cần trong trường hợp này. Thậm chí, đó còn là cơ hội tiếp cận, được phục vụ một lượng khách hàng tiềm năng lớn, đa dạng tại các nước thành viên CPTPP. Tại sao không?

Ông có gợi ý gì để các TCTD Việt vượt qua những áp lực trên?

Tận dụng những thế mạnh sẵn có như niềm tin của người dân Việt vào hệ thống ngân hàng Việt (dù vẫn còn những vấn đề nhất định) để ứng phó với sự cạnh tranh trong hệ thống ngân hàng sẽ ngày càng trở nên gay gắt.

Để song hành với việc mở rộng thị trường, cần chuẩn bị kỹ các phương án nhằm thu hút nguồn vốn của nhà đầu tư nước ngoài, đồng thời, hợp tác với các định chế trong CPTPP học hỏi kinh nghiệm hoạt động, kinh doanh. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, đặc biệt trong thời đại 4.0, đầu tư phát triển FinTech của riêng mình hoặc bắt tay với các công ty FinTech. Đây là một xu thế tất yếu của thời đại.

Nhuệ Mẫn thực hiện

Theo tinnhanhchungkhoan.vn

Thoát bóng "bầu" Kiên, ACB tăng trưởng mạnh trở lại

Mất 6 năm kể từ khi xảy ra vụ đại án "bầu" Kiên, ACB mới thoát khỏi bóng dáng của một ông bầu đình đám một thời. Theo báo cáo tài chính kiểm toán mới được công bố, 2018 là năm đầu tiên kể từ khủng hoảng nói trên, lợi nhuận của ACB vượt qua mức đỉnh năm 2011 khi đạt gần 6.400 tỷ đồng trước thuế nhờ hoàn nhập dự phòng rủi ro đã trích các năm trước cho nhóm nợ liên quan 6 công ty của "bầu" Kiên. Chỉ tiêu lợi nhuận ACB đưa ra cho năm 2019 tiếp tục ở con số cao và có cơ sở đạt được.

Thoát bóng bầu Kiên, ACB tăng trưởng mạnh trở lại - Hình 1

Quỹ đạo tăng trưởng đã trở lại với ACB

Tăng trưởng lợi nhuận vững chắc

Ngày 23/4/2019, ACB đã trình Đại hội đồng cổ đông thường niên 2019 thông qua kế hoạch kinh doanh 2019 với mục tiêu lợi nhuận 7.279 tỷ đồng trước thuế, chia cổ tức 30% và bán 6,2 triệu cổ phiếu quỹ. Tổng tài sản ACB dự kiến tăng 15% trong năm 2019, trong đó tín dụng tăng 13% theo hạn mức Ngân hàng Nhà nước phân bổ ngày 14/3/2019. Huy động tiền gửi khách hàng tăng 15%, tỷ lệ nợ xấu kiểm soát dưới 2%.

Để đạt được mức lợi nhuận xây dựng cho năm 2019, ACB cho biết, Ngân hàng tiếp tục điều hành linh hoạt các giải pháp huy động vốn chuyển dịch theo cơ cấu tăng tỷ trọng nguồn vốn giá thấp; đẩy mạnh tăng trưởng tín dụng bán lẻ; phát triển hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt; hoàn thiện khung quản lý rủi ro theo tiêu chuẩn Basel II và quy định của Ngân hàng Nhà nước.

Tại Đại hội, ACB cũng trình cổ đông kế hoạch trả cổ tức 2018 bằng cổ phiếu tỷ lệ 30%, qua đó nâng vốn điều lệ thêm 3.741 tỷ đồng lên mức 16.627 tỷ đồng.

Với số vốn tăng thêm, ACB dự kiến dùng 2.035 tỷ đồng cho hoạt động tín dụng, đầu tư trái phiếu chính phủ để bổ sung nguồn vốn trung dài hạn, đảm bảo các chỉ tiêu an toàn hoạt động. Hơn 1.706 tỷ đồng được dùng để mua sắm thêm tài sản cố định, xây dựng cơ bản, mua sắm công cụ, dụng cụ phục vụ hoạt động của ACB. ACB cũng dự kiến sang năm 2020, Ngân hàng vẫn duy trì tỷ lệ chia cổ tức là 30%, trong đó có 10% bằng tiền mặt, 20% bằng cổ phiếu.

ACB cũng trình cổ đông thông qua phương án bán cổ phiếu quỹ để thưởng cho nhân viên. Tổng số lượng cổ phiếu quỹ dự kiến bán tối đa là 6,222 triệu cổ phiếu với giá bán dự kiến không thấp hơn giá vốn bình quân 16.072 đồng/cổ phiếu. Hiện thị giá cổ phiếu ACB đang dao động quanh khoảng 30.300 đồng/cổ phiếu.

Năm 2018, lợi nhuận trước thuế hợp nhất của ACB đạt gần 6.400 tỷ đồng và kế hoạch 2019 dự kiến tăng 20 - 25%, một phần nhờ NIM (biên lãi ròng) tăng. NIM của ACB năm nay được Công ty Chứng khoán TP.HCM (HSC) dự báo tăng 0,1%, lên 3,75%. Chi phí dự phòng của Ngân hàng dự báo sẽ giảm xuống 715 tỷ đồng (giảm 23,2% so với năm 2018), với nợ xấu sau khi xử lý tương đương 1% tổng dư nợ.

Trên thực tế, năm 2018, ACB đã không còn trích lập dự phòng cho khoản nợ xấu liên quan đến "bầu" Kiên sau 6 năm nỗ lực xử lý. Thậm chí, việc thu hồi khoản nợ hơn 1.600 tỷ đồng của nhóm 6 công ty của "bầu" Kiên đóng góp không nhỏ vào lợi nhuận của Ngân hàng năm qua. Nợ xấu nội bảng tại ACB được kiểm soát ở mức 0,73% vào cuối năm 2018. Vì thế, HSC đánh giá, khả năng lợi nhuận năm nay ACB đạt trên 7.300 tỷ đồng trước thuế.

Không còn gánh nặng từ "bầu" Kiên để lại

Với mức tăng gần 2,5 lần so với năm trước, ACB là một trong những ngân hàng có tốc độ tăng trưởng lãi cao nhất trong năm qua. Động lực của sự tăng trưởng ấn tượng này ngoài các hoạt động kinh doanh chính, còn đến từ việc lãi từ hoạt động khác tăng vọt 2 lần và chi phí dự phòng rủi ro giảm đột ngột 63,7% so với năm 2017. Đáng chú ý, khoản lãi hoạt động khác và hoàn nhập dự phòng đều có liên quan tới việc xử lý nhóm 6 công ty (G6) liên quan đến "bầu" Kiên.

Cụ thể, trong năm 2018, lãi thuần từ hoạt động khác của ACB đạt 1.815 tỷ đồng, tăng gấp đôi so với năm 2017. Trong đó, thu hồi nợ xấu đã sử dụng dự phòng xử lý đạt 1.765 tỷ đồng. Theo giải thích của ACB, khoản thu này bao gồm 1.129 tỷ đồng từ việc thu hồi nợ xấu của nhóm G6 sau khi đã sử dụng dự phòng xử lý rủi ro. Ngoài ra, năm 2018, Ngân hàng cũng được hoàn nhập chi phí dự phòng lên tới 481 tỷ đồng cho các khoản phải thu từ nhóm này. Như vậy, ACB đã thu về được hơn 1.600 tỷ đồng từ thu hồi khoản nợ của nhóm G6 trong năm vừa qua, đóng góp một phần không nhỏ cho kết quả lợi nhuận trước thuế 6.388 tỷ đồng.

Nợ xấu nội bảng tại ACB được kiểm soát ở mức 0,73% cuối năm 2018. Tuy nhiên, nợ nhóm 5 (nợ có khả năng mất vốn) tăng 47% so với cuối năm 2017 lên gần 1.100 tỷ đồng. Dù vậy, con số này chiếm tỷ trọng khá nhỏ so với tổng dư nợ của ACB.

Còn nhớ, ngày 21/8/2012, "bầu" Kiên - nguyên Phó chủ tịch Hội đồng sáng lập ACB - bị bắt gây chấn động cả thị trường tài chính Việt, khiến 5,6 tỷ USD vốn hóa thị trường chứng khoán mất đi chỉ sau 3 phiên giao dịch và hơn 100.000 tỷ đồng tổng tài sản của ACB "bốc hơi" sau chưa tới một năm khi sự cố trên xảy ra, điều mà trước đó khó ai có thể nghĩ sẽ xảy đến với một ngân hàng có vị thế như ACB.

Hệ lụy khác để lại cho ACB sau sự cố trên chính là những khoản nợ xấu "khủng" hàng nghìn tỷ đồng của những công ty liên quan tới "bầu" Kiên. Cuối năm 2012, tổng dư nợ cho 6 công ty có liên quan đến "bầu" Kiên được xác định là hơn 9.400 tỷ đồng, với tài sản đảm bảo gồm số dư tiền gửi, cổ phiếu, bất động sản và vàng. Chính ảnh hưởng từ khoản nợ xấu tiềm tàng đã "ăn mòn" hoạt động của nhà băng này trong nhiều năm liên tiếp sau đó. Hệ quả là lợi nhuận của ACB từ 2012 đến 2016 chỉ trồi sụt dưới 1.700 tỷ đồng, chưa bằng một nửa so với thời điểm trước khủng hoảng. Nguyên nhân do nhiều năm liên tiếp sau khủng hoảng, ACB phải trích lập dự phòng.

Tuy nhiên, ảnh hưởng từ biến cố "bầu" Kiên với ACB đã dần mờ nhạt. Đến cuối năm 2017, dư nợ của nhóm 6 công ty giảm còn 616 tỷ đồng, chưa tới 10% so với 6 năm trước đó. Riêng trong tháng 12/2017, ACB đã sử dụng dự phòng để xử lý hơn 2.700 tỷ đồng dư nợ của nhóm công ty này. Trên báo cáo tài chính năm 2018, lần đầu tiên kể từ khi Đề án tái cơ cấu ACB được phê duyệt, Ngân hàng không còn thuyết minh về khoản mục "Dư nợ nhóm 6 công ty" như những năm trước.

Hiện gia đình "bầu" Kiên vẫn nắm giữ 10% cổ phần tại ACB, nhưng không còn ảnh hưởng về khía cạnh "tiêu cực". Ngay cả vai trò "bầu" Kiên với ACB cũng không như trước.

Thực tế cho thấy, vào mỗi năm, Hội đồng quản trị ACB luôn đặt ra một loạt mục tiêu đầy tham vọng và xây dựng chiến lược để hoàn thành đúng thời hạn. Điều này đặc biệt đúng kể từ năm 2012, thời điểm mà ngân hàng này trải qua giai đoạn khó khăn nhất cho đến nay. Bởi khi đối mặt với những áp lực và khó khăn, ACB bằng sức mạnh to lớn và kỷ luật sắt đá đã chuyển bại thành thắng. Nhờ chiến lược lâu dài theo hướng thúc đẩy và tối đa hoá lợi thế cạnh tranh then chốt, tập trung vào khách hàng, quản lý hiệu quả tài chính bền vững, quản lý rủi ro, kinh doanh hiệu quả trên nền tảng đạo đức - ACB đã phục hồi và trở lại vị trí hàng đầu một cách ngoạn mục.

Chẳng hạn, khi chủ trương không nới thêm hạn mức tăng trưởng tín dụng của Ngân hàng Nhà nước được ban hành, ACB tập trung tái cơ cấu danh mục cho vay theo hướng ưu tiên các khoản vay có lãi suất tốt, thay vì đẩy mạnh tăng trưởng tín dụng nửa cuối năm 2018. Tăng trưởng tín dụng ACB đạt 15% như kế hoạch. Với việc cơ cấu lại danh mục cho vay theo hướng ưu tiên các khoản vay lãi suất cao, NIM (tỷ lệ thu nhập lãi cận biên) năm 2018 của ACB ở mức tương đối cao. Hơn nữa, với thu nhập đóng góp từ mảng dịch vụ và chi phí hoạt động, dự phòng thấp đã tác động tích cực lên lợi nhuận ACB.

Nhìn lại quá khứ, có lẽ mọi thứ sẽ không dễ dàng sau biến cố tháng 8/2012 nếu ACB không có những cải tổ mạnh mẽ từ năm 2013 đến nay. Sự cải tổ mạnh mẽ của ACB gây chú ý đặc biệt khi Ngân hàng định hướng hoạt động vào các nhóm khách hàng theo cách phân tầng, cũng như tập trung nhiều hơn vào hoạt động ngân hàng bán lẻ, mảng kinh doanh chiếm đến 82% tổng doanh thu trong các năm qua. Để thực hiện ý tưởng đó, ACB đã tách cơ cấu kinh doanh thành 3 mảng riêng biệt: Cá nhân, doanh nghiệp vừa và nhỏ, và doanh nghiệp lớn. Chính điều này sẽ là thế mạnh của ACB trong việc đẩy mạnh kinh doanh, tăng trưởng lợi nhuận.

Thùy Thanh

Theo tinnhanhchungkhoan.vn

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tin đang nóng

"Tiểu công chúa Nhà Trắng" xuất hiện: Con gái 13 tuổi của Ivanka Trump gây sốt với vẻ đẹp thiên thần trong lễ nhậm chức của ông ngoại"Tiểu công chúa Nhà Trắng" xuất hiện: Con gái 13 tuổi của Ivanka Trump gây sốt với vẻ đẹp thiên thần trong lễ nhậm chức của ông ngoại
14:37:57 21/01/2025
Các thông tin xoay quanh concert của Jack trong năm 2025 đã âm thầm bị gỡ bỏCác thông tin xoay quanh concert của Jack trong năm 2025 đã âm thầm bị gỡ bỏ
14:43:55 21/01/2025
Không nhận ra tiểu thư Doãn Hải My - vợ Văn Hậu: Diện váy ngắn "bung xoã", khác hẳn lúc ở với mẹ chồngKhông nhận ra tiểu thư Doãn Hải My - vợ Văn Hậu: Diện váy ngắn "bung xoã", khác hẳn lúc ở với mẹ chồng
17:36:01 21/01/2025
Song Hye Kyo bị miệt thị ngoại hìnhSong Hye Kyo bị miệt thị ngoại hình
16:30:40 21/01/2025
1 chi tiết làm lộ phản ứng lạ của Trấn Thành sau màn chạm mặt bất đắc dĩ Luna Đào trên thảm đỏ1 chi tiết làm lộ phản ứng lạ của Trấn Thành sau màn chạm mặt bất đắc dĩ Luna Đào trên thảm đỏ
15:09:25 21/01/2025
Hot nhất MXH: Phơi bày bí mật kẻ đâm sau lưng Angelababy, Dương Mịch và 2 cái tên gây sốc vào tầm ngắmHot nhất MXH: Phơi bày bí mật kẻ đâm sau lưng Angelababy, Dương Mịch và 2 cái tên gây sốc vào tầm ngắm
16:14:03 21/01/2025
Ông Trump ký sắc lệnh hoãn lệnh cấm TikTok 75 ngàyÔng Trump ký sắc lệnh hoãn lệnh cấm TikTok 75 ngày
15:12:30 21/01/2025
Kwon Sang Woo phải cắt bỏ miếng gan to bằng lòng bàn tay, nằm cô độc trong bệnh viện không vợ con bên cạnhKwon Sang Woo phải cắt bỏ miếng gan to bằng lòng bàn tay, nằm cô độc trong bệnh viện không vợ con bên cạnh
14:56:29 21/01/2025

Tin mới nhất

Bắt khẩn cấp Giám đốc và Phó Giám đốc Trung tâm đăng kiểm xe cơ giới 29-07D

Bắt khẩn cấp Giám đốc và Phó Giám đốc Trung tâm đăng kiểm xe cơ giới 29-07D

17:03:21 25/02/2023
Ngày 25/2, Công an TP Hà Nội cho biết, Cơ quan CSĐT Công an huyện Đông Anh đã tiến hành bắt khẩn cấp 5 đối tượng và ra lệnh khám xét khẩn cấp Trung tâm đăng kiểm xe cơ giới 29-07D, có địa chỉ tại xã Mai Lâm, Đông Anh, Hà Nội...
Sau khi thay Chủ tịch HĐQT, NCB tiếp tục bổ nhiệm mới một loạt nhân sự cấp cao

Sau khi thay Chủ tịch HĐQT, NCB tiếp tục bổ nhiệm mới một loạt nhân sự cấp cao

18:51:58 04/08/2021
NCB có Quyền Tổng giám đốc mới và 2 Phó Tổng giám đốc, cả 3 đều là nữ.
Tăng trưởng tín dụng tới 21/12 đạt 10,14%

Tăng trưởng tín dụng tới 21/12 đạt 10,14%

10:40:01 24/12/2020
Sáng 24/12, thông tin tại họp báo triển khai nhiệm vụ ngành ngân hàng năm 2021, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) cho biết tính đến ngày 21/12/2020, tín dụng tăng 10,14% so với cuối năm 2019 và tăng 11,62% so với cùng kỳ năm trước.
Giá cà phê hôm nay 24/12: Arabica quay đầu tăng, Robusta lừng khừng khi nhà đầu cơ nghỉ lễ Giáng sinh

Giá cà phê hôm nay 24/12: Arabica quay đầu tăng, Robusta lừng khừng khi nhà đầu cơ nghỉ lễ Giáng sinh

10:33:03 24/12/2020
Giá cà phê hôm nay 24/12 trong khoảng 32.400 - 32.800 đồng/kg. Trên thế giới, giá cà phê Arabica quay đầu tăng nhẹ.
Giá tiêu hôm nay 24/12: Chưa nhìn thấy đáy đợt suy giảm, giá tiêu Ấn Độ đảo chiều tăng

Giá tiêu hôm nay 24/12: Chưa nhìn thấy đáy đợt suy giảm, giá tiêu Ấn Độ đảo chiều tăng

10:24:19 24/12/2020
Giá tiêu hôm nay 24/12 trong khoảng 52.000 - 54.000 đồng/kg, tiếp tục giảm. Trên thế giới, giá tiêu Ấn độ tăng giảm đan xen.
Chứng khoán 2020: Phiên giao dịch chưa từng có, vượt ngưỡng 1 tỷ USD

Chứng khoán 2020: Phiên giao dịch chưa từng có, vượt ngưỡng 1 tỷ USD

10:18:32 24/12/2020
Thị trường chứng khoán Việt Nam 2020 trải qua nhiều biến động mạnh, trong đó có không ít phiên giao dịch ấn tượng.
Giá Bitcoin hôm nay 24/12: Bitcoin rực cháy giữa biển lửa thị trường

Giá Bitcoin hôm nay 24/12: Bitcoin rực cháy giữa biển lửa thị trường

10:09:33 24/12/2020
Bitcoin giảm 2,64%, xuống 23.083 USD, trong bối cảnh loạt tiền ảo hàng đầu lao dốc, thị trường phủ kín sắc đỏ.
Tỷ giá USD hôm nay 24/12: Tiếp tục suy giảm

Tỷ giá USD hôm nay 24/12: Tiếp tục suy giảm

10:05:22 24/12/2020
Tỷ giá USD ngày 24/12 diễn biến theo xu hướng tiếp tục giảm mạnh trong bối cảnh kinh tế Mỹ vẫn chưa có gói kích cầu như mong đợi.
Cổ phiếu HDC tăng nóng, Vietinbank Securities muốn thoái toàn bộ vốn

Cổ phiếu HDC tăng nóng, Vietinbank Securities muốn thoái toàn bộ vốn

09:43:12 24/12/2020
Vietinbank Securities và loạt người thân lãnh đạo đăng ký thoái vốn tại CTCP Phát triển nhà Bà Rịa Vũng Tàu (Hodeco, HDC) giữa lúc cổ phiếu lập đỉnh.
Giá vàng hôm nay 24/12: Vàng đang trend tăng trong bối cảnh USD suy yếu

Giá vàng hôm nay 24/12: Vàng đang trend tăng trong bối cảnh USD suy yếu

09:39:26 24/12/2020
Cập nhật giá vàng sáng 24/12 tăng nhẹ do đồng USD suy yếu.Trong nước, giá vàng SJC biến động tăng, giảm trái chiều từ 30.000 - 50.000 đồng/lượng.
VietinBank sẽ trả cổ tức 5% trong năm 2020 thay vì kế hoạch sang 2021

VietinBank sẽ trả cổ tức 5% trong năm 2020 thay vì kế hoạch sang 2021

09:35:34 24/12/2020
VietinBank quyết định trả cổ tức năm 2019 bằng tiền mặt cho cổ đông sớm hơn dự định gần 1 tháng.
Chứng khoán ngày 24/12: Những cổ phiếu nào được khuyến nghị?

Chứng khoán ngày 24/12: Những cổ phiếu nào được khuyến nghị?

09:27:48 24/12/2020
Một số mã cổ phiếu nhà đầu tư cần chú ý trước phiên giao dịch 24/12.

Có thể bạn quan tâm

Chính phủ Taliban trao đổi tù nhân với Mỹ

Chính phủ Taliban trao đổi tù nhân với Mỹ

20:31:53 21/01/2025
Tuy nhiên cho đến nay chưa có quốc gia nào chính thức công nhận chính phủ của Taliban, vốn đang gây nhiều tranh cãi liên quan đến những hạn chế về quyền của phụ nữ,…
Dấu hiệu lạc quan trong quan hệ Mỹ - Triều Tiên

Dấu hiệu lạc quan trong quan hệ Mỹ - Triều Tiên

Thế giới

20:29:15 21/01/2025
Ông cũng gọi Triều Tiên là cường quốc hạt nhân , một thuật ngữ mà theo giới quan sát có thể được coi là sự công nhận của Washington đối với chương trình hạt nhân của Bình Nhưỡng.
Minh Dự: "Nếu trả thì chắc tôi phải bán nhà"

Minh Dự: "Nếu trả thì chắc tôi phải bán nhà"

Sao việt

20:26:10 21/01/2025
1 năm thì mình cũng sẽ phải trải qua những chuyện như ý và bất như ý, chuyện vui chuyện buồn, thăng trầm trong cuộc sống và nghề nghiệp , Minh Dự nói.
Thấy khói bốc lên nghi ngút cùng tiếng hô hoán ầm làng, hành động hớt hải của hàng xóm khiến nhiều người bất ngờ

Thấy khói bốc lên nghi ngút cùng tiếng hô hoán ầm làng, hành động hớt hải của hàng xóm khiến nhiều người bất ngờ

Netizen

20:16:27 21/01/2025
Ngày 20/1, hình ảnh một vụ cháy bếp nhà dân đã được chia sẻ lên mạng xã hội khiến nhiều người chú ý. Ngay sau khi xảy ra cháy tại ngôi nhà mái ngói, khói đã bốc lên nghi ngút lúc này gia chủ mới phát hiện mà liên tục hô hoán xung quanh.
8 thực phẩm giúp trẻ hóa làn da, rạng rỡ đón Tết

8 thực phẩm giúp trẻ hóa làn da, rạng rỡ đón Tết

Làm đẹp

20:01:36 21/01/2025
Các chất chống oxy hóa trong nho giúp bảo vệ da khỏi các gốc tự do, làm chậm quá trình lão hóa, giảm nếp nhăn và các dấu hiệu lão hóa khác như da chảy xệ, đồi mồi, giảm mụn trứng cá, viêm da.
Greenwood tăng giá chóng mặt

Greenwood tăng giá chóng mặt

Sao thể thao

19:59:32 21/01/2025
Marseille có khả năng thu về khoản tiền gấp đôi số vốn đầu tư ban đầu khi chiêu mộ Mason Greenwood từ Manchester United, lên tới 60 triệu euro.
'Đi về miền có nắng' tập 12: Vân khóc lóc ôm chặt Phong trên giường

'Đi về miền có nắng' tập 12: Vân khóc lóc ôm chặt Phong trên giường

Phim việt

18:14:41 21/01/2025
Vân (Yên Đan) tận dụng cơ hội để ôm chặt Phong trên giường. Cô nàng khóc nói cảm thấy lạnh ở trong tim và vô cùng đau khổ khi thấy Dương khoác áo của Phong.
Khởi tố con rể và cha vợ dùng gậy sắt tấn công tài xế xe ôm công nghệ

Khởi tố con rể và cha vợ dùng gậy sắt tấn công tài xế xe ôm công nghệ

Pháp luật

18:06:55 21/01/2025
Qua điều tra, Công an quận Bình Thạnh đã triệu tập cha con Thịnh lên trụ sở làm việc. Tại đây Thịnh và Phương đã thừa nhận hành vi của mình, đồng thời ăn năn hối lỗi về hành động nóng nảy của mình
Sau bao năm, công chúng mới tỏ tường vụ cặp bài trùng "Sóng Gió" tan rã gây sốc nhất lịch sử Vpop

Sau bao năm, công chúng mới tỏ tường vụ cặp bài trùng "Sóng Gió" tan rã gây sốc nhất lịch sử Vpop

Nhạc việt

17:18:00 21/01/2025
Sau gần 6 năm trôi qua, khi nhiều sự thật được bóc trần , nhiều người thừa nhận sự ủng hộ nghiêng về phía Jack và chỉ trích K-ICM năm xưa là sai lầm.