Ngân hàng VIB: Bùng nổ lợi nhuận, cổ phiếu tăng nhẹ
Lợi nhuận sau thuế của VIB trong 6 tháng đầu năm đạt hơn 1.456 tỷ đồng, tăng 58% so cùng kỳ, trong khi đó giá cổ phiếu tăng nhẹ.
Báo cáo tài chính hợp nhất của Ngân hàng TMCP Quốc tế Việt Nam (mã VIB) vừa công bố cho thấy, ngân hàng này đạt lợi nhuận trước và sau thuế lần lượt 1.820 tỷ đồng và 1.456 tỷ đồng trong khoảng từ tháng 1 – 6, tức tăng khoảng 58% so với cùng kỳ. Đây là một kết quả kinh doanh ấn tượng.
Lợi nhuận sau thuế VIB 6 tháng đầu năm tăng trưởng tới 58% so cùng kỳ 2018. (Ảnh: VIB)
Thu nhập lãi thuần trong khoảng thời gian trên là hơn 2.917 tỷ đồng, tăng 29%. Lãi từ hoạt động dịch vụ tăng mạnh 142% với 764 tỷ đồng (cùng kỳ năm trước là 315 tỷ đồng). Lãi từ hoạt động khác là 93 tỷ đồng, tăng 11%.
Không được thuận lợi như các mảng trên, hoạt động kinh doanh ngoại hối từ đầu năm ghi nhận lỗ 86,1 tỷ đồng.
Tương tự, kinh doanh chứng khoán cũng bị lỗ hơn 26,6 tỷ đồng, trong khi cùng kỳ năm trước lãi xấp xỉ 50 tỷ đồng.
Trong nửa đầu 2019, chi phí hoạt động của VIB tăng 15,8% lên 1.522 tỷ đồng. Trong đó, chi phí lương là hơn 953 tỷ đồng, chi phí khấu hao hơn 39 tỷ đồng, chi phí hoạt động khác gần 530 tỷ đồng.
Chi phí dự phòng rủi ro trong kỳ tăng mạnh 36% lên gần 320 tỷ đồng.
Video đang HOT
Về tăng trưởng tín dụng, tính đến 30/6, dư nợ cho vay khách hàng của VIB đạt 113.387 tỷ đồng, tăng 19% so với hồi đầu năm.
Tổng tài sản tăng 17,8% đạt 163.956 tỷ đồng. Huy động tiền gửi từ khách hàng tăng thấp hơn hoạt động cho vay với mức tăng 17% đạt 99.158 tỷ.
Tuy nhiên, ngân hàng đã đẩy mạnh huy động thông qua phát hành giấy tờ có giá, tăng hơn 5.000 tỷ trong 6 tháng lên 15.257 tỷ đồng.
Cũng tại thời điểm 30/6, tổng nợ xấu của VIB là 2.224 tỷ đồng, tăng nhẹ 0,8%. Tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ cho vay giảm từ mức 2,29% xuống còn 1,8%.
Trên thị trường, mã VIB đang giao dịch mức 17.700 đồng/cổ phiếu (ngày 12/7). Như vậy, sau khi báo cáo tài chính quý II được công bố, cổ phiếu VIB tăng 4,73%, tương đương 800 đồng mỗi cổ phiếu.
Tuy nhiên, nếu tính từ đầu năm (1/1 – 30/6), mã VIB chỉ tăng khoảng 3,5%, tương ứng 600 đồng mỗi cổ phiếu.
Tại đại hội cổ đông năm nay, lãnh đạo ngân hàng cho biết đang cân nhắc điểm lên sàn HoSE sao cho có lợi nhất cho cổ đông.
Năm 2019, VIB đặt chỉ tiêu lợi nhuận ở mức 3.400 tỷ đồng, tăng 24% so với năm 2018. Tổng tài sản 182.908 tỷ đồng, tổng dư nợ tín dụng 136.509 tỷ đồng, nợ xấu duy trì dưới 2%.
HOÀNG HƯNG
Theo Vtc.vn
Hàng loạt ngân hàng "chạy" chỉ tiêu tín dụng
Đã có 7 ngân hàng khấp khởi với khả năng được nới chỉ tiêu tín dụng năm nay khi đã đạt tiêu chuẩn Basel 2.
TPBank có tăng trưởng tín dụng tới 9,8% chỉ trong 3 tháng đầu năm nay. Ảnh: TPB
Nhiều ngân hàng cũng đang xin được nới chỉ tiêu tín dụng trong bối cảnh tăng trưởng chung của hệ thống đang thấp hơn mọi năm.
Nhiều ngân hàng xin nới chỉ tiêu
Trong số các ngân hàng tăng trưởng tín dụng cao những tháng đầu năm nay phải kể tới TPBank. Chỉ trong 3 tháng đầu năm nay TPBank đã tăng trưởng tín dụng tới 9,8%, chưa tính tới các cấu phần khác. Còn nếu tính đủ thì con số đã lên 11,3%. Trong khi đó, hạn mức tín dụng mà ngân hàng này được NHNN cấp chỉ ở mức 13% (năm 2018, tăng trưởng tín dụng của TPBank là 14,45%).
Bên cạnh TPBank, VIB cũng là ngân hàng có dư nợ cho vay khách hàng tới 5,9% (đạt 100.870 tỷ đồng) trong 3 tháng đầu năm. Trong khi đó, dư nợ tín dụng cả năm 2018 của VIB chỉ ở mức 14,69%. Quý I năm nay OCB cũng đã đạt dư nợ tín dụng thị trường 1 khoảng 75.253 tỷ đồng, tăng tới gần 8,7% so với đầu năm và tăng mạnh 30% so với năm 2018. Con số này đã tương đương non nửa mức tăng trưởng tín dụng cả năm 2018 là 19,1%.
Trong số các ngân hàng chuẩn bị "cạn" chỉ tiêu tín dụng còn có Sacombank. Chỉ trong 3 tháng, ngân hàng này đã "tiêu xài" hết 5,61% tăng trưởng tín dụng, trong khi chỉ tiêu được giao là 7%. Không riêng Sacombank, hàng loạt ngân hàng đều đang xin NHNN "nới" chỉ tiêu tín dụng.
Trong các năm trước đây, cứ mỗi đầu năm, NHNN thường giao chỉ tiêu cho từng ngân hàng và sau đó căn cứ vào tình hình thực tế, sức khỏe của ngân hàng để điều chỉnh chỉ tiêu này vào quý cuối năm nhằm cân đối chỉ tiêu chung cho toàn hệ thống. Năm 2018, hạn mức tín dụng chung của các ngân hàng phổ biến ở mức 14-15%, đến cuối năm một số ngân hàng đã được nới lên đến gần 20%.
Năm nay, với yếu tố mới là một số ngân hàng đã đạt tiêu chuẩn Basel 2 nên theo tuyên bố của Phó thống đốc NHNN từ cuối năm ngoái: Ngân hàng nào đạt được Basel 2 sẽ được xem xét cấp chỉ tiêu tín dụng ở mức cao hơn. 3 ngân hàng đạt Basel 2 trước hạn đầu tiên là: Vietcombank, OCB và VIB. Tháng 4 vừa qua, NHNN cũng công nhận cho 4 ngân hàng khác đạt trước hạn là MBB, ACB, Tienphong Bank và VPB đã áp dụng chuẩn Basel 2 từ đầu tháng 5 này.
Như vậy, tới thời điểm này, khác với Sacombank (xin nới chỉ tiêu tín dụng lên 15%), 7 ngân hàng trên có thể kỳ vọng được NHNN nới chỉ tiêu tín dụng cho cả năm 2019. Đây cũng là lý do vì sao tại đại hội cổ đông vừa qua, các ngân hàng gắn mác Basel 2 đều đưa ra mục tiêu tăng trưởng tín dụng cao hơn so với chỉ tiêu như VIB (35%), MBB (15%), VPB (15%), TPB (21%), HDB (24%), OCB (30%). Techcombank và HDBank đầu năm nay cũng đã nộp hồ sơ xin tuân thủ Basel 2 trước hạn và kỳ vọng sẽ được NHNN phê duyệt chính thức vào quý II năm nay cũng để xin nới chỉ tiêu tín dụng.
Xin chỉ tiêu tín dụng tới 35% có dễ?
Hết 3 tháng, tăng trưởng tín dụng toàn hệ thống đạt 2,38%. Đến 17/4, con số này là 3,23%, thấp hơn nhiều so với mức tăng 5% của cùng kỳ 2018, 2017 và định hướng chung cả năm nay là 14%. Nhiều ngân hàng nhỏ sụt giảm dư nợ cho vay quý I năm nay như NCB giảm 2,5%; Saigonbank giảm 0,4%; VietCapitalBank tăng thấp 1,32%; PGBank tăng thấp 1,87%; Eximbank tăng trưởng âm 2,9%. Tăng trưởng cho vay thấp góp phần làm lợi nhuận quý I của Saigonbank giảm 39%, VietCapital Bank giảm 75%, NCB chỉ ở mức tương đương cùng kỳ 2018.
Trong tờ trình đại hội cổ đông sắp diễn ra, TPBank đặt kế hoạch tăng trưởng tín dụng 2019 hơn 21%. Với việc sử dụng gần hết chỉ tiêu tín dụng trong quý I và đạt Basel II, lãnh đạo ngân hàng này kỳ vọng sẽ được nới chỉ tiêu. Theo ông Nguyễn Hưng, Tổng giám đốc TPBank, năm 2018, ngân hàng này được cấp hạn mức 14% và sau đó được NHNN nới lên 18,5%. Theo số liệu ông Hưng sẽ báo cáo trước các cổ đông, mảng tín dụng cá nhân của TPBank 2018 có bước nhảy vọt với mức tăng 51%. Mảng cho vay doanh nghiệp chỉ tăng 3% nhưng ghi dấu ấn với sản phẩm cho vay tín chấp và cho vay nhanh thu hút thêm nhiều khách hàng mới. Do đó, cho vay tín chấp cũng tiếp tục được ngân hàng này triển khai mạnh trong năm nay.
Ông Đỗ Minh Phú, Chủ tịch TPBank cho rằng, hoạt động tín dụng của ngân hàng này vẫn tăng trưởng tốt. Chất lượng tín dụng được kiểm soát chặt với nợ xấu ở mức 1,1% thấp hơn nhiều so với quy định của NHNN, trong đó thực chất tỷ lệ nợ xấu của ngân hàng chỉ có 0,82% còn lại là nợ xấu kéo theo do phân loại lại theo nhóm nợ cao nhất của khách hàng tại ngân hàng khác.
Xin tăng chỉ tiêu tín dụng lên tới 35%, song lãnh đạo VIB cho biết, kỳ vọng sẽ được NHNN nới tăng trưởng tín dụng. Còn thực tế được chấp thuận ở mức nào thì sẽ thực hiện trong khuôn khổ cho phép. Năm 2017, tín dụng bán lẻ của VIB tăng 84% và tăng 48% năm 2018 nên mảng cho vay mua ô tô, cho vay mua nhà của ngân hàng vẫn là mảnh đất màu mỡ. Năm 2019, với chỉ tiêu lợi nhuận 3.400 tỷ đồng, nếu không được nới chỉ tiêu tín dụng có ảnh hưởng tới lợi nhuận không? Chủ tịch VIB Đặng Khắc Vỹ cho rằng, chỉ tiêu lợi nhuận này là trên cơ sở hoạt động kinh doanh đa dạng, không chỉ phụ thuộc vào hoạt động tín dụng mà còn dựa trên các hoạt động kinh doanh nổi bật của ngân hàng là dịch vụ, thẻ, bảo hiểm và các hoạt động kinh doanh khác nên mục tiêu lợi nhuận của VIB là khả thi. Ông Vỹ cũng tự tin khi cho rằng VIB có truyền thống thực hiện vượt kế hoạch lợi nhuận nên ngân hàng kỳ vọng lợi nhuận thực tế sẽ vượt 20-30% kế hoạch.
Mặc dù vậy, nhờ kế hoạch tăng trưởng tín dụng này, các ngân hàng mới có thể tự tin đặt lợi nhuận 2019 ở mức cao: VIB đặt mục tiêu lợi nhuận trước thuế 3.400 tỷ đồng, tăng 24% so với 2018; HDBank đặt mục tiêu lợi nhuận 5.077 tỷ đồng, tăng 26,8%; MBBank đặt mục tiêu lãi 9.895 tỷ đồng, tăng 27%... Do đó, trong trường hợp chỉ tiêu tín dụng đặt ra không được NHNN chấp thuận các ngân hàng phải điều chỉnh lợi nhuận hoặc cơ cấu lại dư nợ cho vay theo hướng tăng biên lợi nhuận, tức đẩy mạnh tín dụng vào phân khúc cho vay có lời cao (nhưng đi kèm với rủi ro nợ xấu).
C. Sơn
Theo baogiaothong.vn
Cuộc chiến 0 đồng phí dịch vụ ngân hàng bắt đầu Sau hiện tượng Techcombank mở màn, thị trường bắt đầu đón thêm những ngân hàng thương mại tham gia cuộc chiến 0 đồng phí dịch vụ. Đây là cuộc chiến cạnh tranh có lợi cho khách hàng, và dĩ nhiên ngân hàng cũng có lợi lớn. Tuần qua, lần lượt Ngân hàng Quốc tế (VIB) và Ngân hàng Đông Nam Á (SeABank) công...