Ngân hàng ứng phó với việc bị siết tăng trưởng tín dụng
80% nguồn thu của các ngân hàng Việt đến từ hoạt động cho vay, nên việc bị siết tăng trưởng tín dụng sẽ khiến lợi nhuận các ngân hàng sụt giảm trong bối cảnh nguồn thu từ dịch vụ chưa tăng kịp và các ngân hàng đã và đang lên kế hoạch ứng phó trong trường hợp này.
Hạn mức tăng trưởng tín dụng năm 2019 của nhiều ngân hàng sẽ thấp hơn năm 2018.
Cho vay liên ngân hàng sẽ được đẩy mạnh
Một nghiên cứu của Công ty Chứng khoán TP. HCM (HSC) cho biết, năm 2018, tăng trưởng cho vay của HDBank – Ngân hàng mẹ đã sử dụng hết hạn mức (room) tăng trưởng tín dụng, trong khi công ty con là HD Saison mới chỉ sử dụng 1/3 hạn mức.
Cho vay khách hàng hợp nhất tăng trưởng 17,8%, đạt 123.130 tỷ đồng, trong đó tăng trưởng cho vay của HDBank mẹ là 18,3%, đạt 112.470 tỷ đồng. Cho vay ngắn hạn và cho vay trung – dài hạn tăng trưởng 19,7% và 16,8%. HDBank vẫn duy trì hơn 50% tổng dư nợ cho các khoản cho vay ngắn hạn.
Do đó, HDBank không lo lắng quá nhiều về quy định tỷ lệ vốn ngắn hạn cho vay trung hạn được thắt chặt từ tháng 1/2019 (giảm xuống 40% từ 45% trong năm 2018).
“Cho vay khách hàng cá nhân vẫn đóng góp lớn nhất trong cơ cấu hoạt động của HDBank, với mức tăng trưởng 37-38% trong năm 2018″, nghiên cứu của HSC cho biết.
Dù vậy, việc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) thắt chặt tăng trưởng tín dụng, theo HSC, sẽ vẫn ảnh hưởng tới HDBank.
Cụ thể, trong năm 2018, HDBank đã mở thêm 40 chi nhánh và phòng giao dịch mới, nâng tổng số chi nhánh và phòng giao dịch lên con số 284 (tăng 18,8%) và bắt đầu đẩy mạnh cho vay từ quý I/2018 (tăng 11,5% so với đầu năm) và do đó sử dụng toàn bộ hạn mức tăng trưởng tín dụng ban đầu trong quý II/2018 (tăng 16,2% so với đầu năm).
Sau đó, HDBank tạm ngừng tăng trưởng cho vay trong toàn bộ quý III/2018 và vào cuối quý IV/2018 được phép tiếp tục cho vay. Bởi vậy, với định hướng thắt chặt hơn nữa tăng trưởng tín dụng của NHNN trong năm 2019 và một vài năm tới, HDBank có thể sẽ gặp khó khăn trong việc tối ưu hóa hiệu quả của hệ thống chi nhánh và phòng giao dịch mới thành lập.
Tình trạng này có thể được giải quyết nếu HDBank được cấp hạn mức tăng trưởng tín dụng lớn hơn sau khi hoàn tất sáp nhập với PG Bank, nhưng khả năng hạn mức mới có thể cao hơn mức 30% là rất thấp và mức 20-25% có lẽ là thực tế hơn.
Điều chỉnh giảm lợi nhuận
Video đang HOT
Ông Lê Đức Thọ, Chủ tịch HĐQT VietinBank cho biết, do tỷ lệ an toàn vốn của VietinBank đã tới mức tối thiểu nên từ tháng 9/2018 đến cuối năm, VietinBank không thể tăng trưởng tín dụng, trong khi nhu cầu vốn của nền kinh tế rất lớn, đặc biệt là trong thời gian tới đây khi tăng trưởng kinh tế của đất nước tiếp tục cải thiện, nhu cầu vốn và dịch vụ ngân hàng sẽ tăng mạnh mẽ.
Nếu VietinBank không thể tăng trưởng tín dụng thì sẽ ảnh hưởng rất lớn tới việc đáp ứng nhu cầu vốn cho nền kinh tế, cũng như tham gia tài trợ vốn cho các dự án quan trọng của đất nước, từ đó tác động tới tăng trưởng kinh tế và nguồn thu ngân sách do các doanh nghiệp gặp khó khăn trong việc tiếp cận tín dụng.
Thực tế 3 năm gần đây, tăng trưởng tín dụng của VietinBank thường đến gần giới hạn do không được tăng vốn điều lệ. Trong bối cảnh tín dụng vẫn là nguồn thu chính, điều này khiến tăng trưởng lợi nhuận bị hạn chế.
Tại Đại hội đồng cổ đông bất thường vào đầu tháng 12/2018, VietinBank đã phải điều chỉnh giảm lợi nhuận riêng lẻ xuống 6.200 tỷ đồng (hợp nhất 6.700 tỷ đồng) và đến cuối năm, VietinBank báo lãi năm 2018 đạt khoảng 6.834 tỷ đồng (giảm so với kế hoạch là 10.800 tỷ đồng).
“Do phương án tăng vốn chưa được phê duyệt nên trong năm 2018, VietinBank đã phải giảm dư nợ cho vay trong quý IV/2018 (trên 26.000 tỷ đồng)”, ông Thọ nói.
Tổng giám đốc VietinBank Nguyễn Minh Bình cho biết, VietinBank đặt ra 2 kịch bản kế hoạch kinh doanh cho năm 2019, với điều kiện bỏ ngỏ là việc liệu có được phê duyệt kế hoạch tăng vốn hay không.
Cụ thể, ở kịch bản 1, trong trường hợp không được phê duyệt tăng vốn, VietinBank đặt kế hoạch tăng trưởng tổng tài sản 5%, tăng trưởng tín dụng 6,8%, lợi nhuận trước thuế ước đạt 9.500 tỷ đồng. Với kịch bản 2 là được phê duyệt tăng vốn, mức tăng trưởng tín dụng sẽ cao hơn, nhưng vẫn chưa có con số cụ thể.
Ông Nguyễn Đình Thắng, Chủ tịch HĐQT LienVietPostBank trong cuộc gặp mặt báo chí ngày hồi giữa tháng 8/2018 cho biết, chỉ tiêu lợi nhuận trước thuế năm 2018 điều chỉnh giảm từ 1.800 tỷ đồng xuống còn 1.200 tỷ đồng.
Lý giải nguyên nhân điều chỉnh, ông Thắng cho biết: Thứ nhất, kế hoạch đầu năm xây dựng dựa trên mức tăng trưởng tín dụng là 20%, nhưng phê duyệt của NHNN chỉ là 14% khiến LienVietPostBank phải điều chỉnh các chỉ tiêu tổng tài sản, huy động vốn và dư nợ thị trường 1 để tương ứng với room tín dụng cho phép, nên lợi nhuận cũng phải điều chỉnh.
Thứ hai, trong bối cảnh tăng trưởng tín dụng bị siết lại giai đoạn 2018-2019, LienVietPostBank xác định chiến lược là tập trung đầu tư cho cơ sở hạ tầng, trong đó ưu tiên phát triển mạng lưới.
Cụ thể, chỉ tính riêng số lượng điểm giao dịch của LienVietPostBank được mở mới trong 6 tháng đầu năm 2018 là 95 phòng giao dịch bưu điện nâng cấp, 2 chi nhánh và 1 phòng giao dịch trực thuộc, tức là gần bằng một nửa trong tổng số hơn 200 chi nhánh, phòng giao dịch được mở trong suốt 9 năm hoạt động từ 2008 đến 2017.
“Mở rộng mạng lưới sẽ làm tăng chi phí đầu tư xây dựng cơ bản, hạ tầng công nghệ và đặc biệt là chi phí nhân sự, quản lý…, trong khi room tín dụng lại thấp khiến lợi nhuận của các ngân hàng sụt giảm. Nếu chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng vẫn thấp trong năm 2019, kịch bản của năm 2018 không loại trừ khả năng sẽ lặp lại”, các chuyên gia phân tích nhận định.
Nhuệ Mẫn
Theo tinnhanhchungkhoan.vn
Tin chứng khoán 15/10: Siết tín dụng, ngân hàng tìm cách lách qua 'khe cửa hẹp'
Để được nới giới hạn tăng trưởng tín dụng, một số ngân hàng đang tìm cách lách qua "khe cửa hẹp": tham gia tái cơ cấu tổ chức tín dụng yếu kém để được hưởng trường hợp đặc biệt theo Chỉ thị 04. Sau HDBank, LienVietPostBank đang cân nhắc áp dụng phương thức này.
Siết tín dụng, ngân hàng tìm cách lách qua 'khe cửa hẹp'.
Tin chứng khoán: Sẽ có 'làn sóng' tái cơ cấu tổ chức tín dụng yếu kém?
GDP tăng mạnh nhưng rủi ro lạm phát cũng đang dần rõ ràng hơn, Ngân hàng Nhà nước đã quyết định "siết" tăng trưởng tín dụng bằng Chỉ thị 04. Theo đó, các tổ chức tín dụng sẽ không được gia hạn tăng trưởng tín dụng (đa phần ở mức 15%) từ nay đến cuối năm, trừ trường hợp đặc biệt, như một số ngân hàng tham gia tái cơ cấu các tổ chức tín dụng yếu kém.
Giới phân tích cũng như các chuyên gia kinh tế hầu hết đều ủng hộ quan điểm điều hành của Ngân hàng Nhà nước, thậm chí còn đề xuất giảm tăng trưởng tín dụng xuống thấp hơn nữa.
Cụ thể, tăng trưởng tín dụng năm 2018 được dự báo ở mức khoảng 16 - 17%, tuy nhiên, Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) nhiều lần cho rằng, tăng trưởng tín dụng ở Việt Nam là quá nóng và nên hạ chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng xuống dưới 14%, nhằm ổn định kinh tế vĩ mô.
PGS TS. Phạm Thế Anh, Giảng viên Đại học Kinh tế Quốc dân, đồng sáng lập Viện nghiên cứu Kinh tế và Chính sách (VEPR) thì cho rằng, tăng trưởng tín dụng năm nay cần được hạ xuống 12 - 14%, nhằm hạn chế cung tiền ra nền kinh tế, giảm thiểu rủi ro lạm phát.
Có thể thấy, giảm chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng sẽ không chỉ là câu chuyện của năm 2018 mà còn là câu chuyện trong vài năm tới. Và các ngân hàng là những đối tượng trực tiếp nhất chịu ảnh hưởng của sự thay đổi chính sách này.
Mặc dù nhiều ngân hàng đã và đang đẩy mạnh nguồn thu ngoài tín dụng nhưng thực tế, nguồn thu từ tín dụng vẫn là nguồn thu cốt yếu của tuyệt đại đa số các ngân hàng (bao gồm thu nhập lãi thuần và hoàn nhập dự phòng rủi ro tín dụng).
Nhiều ngân hàng đang tìm cách lách qua "khe cửa hẹp": tham gia tái cơ cấu tổ chức tín dụng yếu kém để được hưởng trường hợp đặc biệt theo Chỉ thị 04.
HDBank hiện đang kỳ vọng sẽ được Ngân hàng Nhà nước sẽ nới giới hạn tăng trưởng tín dụng sau khi hoàn tất sáp nhập PGBank. Quý III đã trôi qua và thương vụ này chưa hoàn tất, tuy nhiên, siết tín dụng là xu hướng trung hạn nên không trong năm nay thì trong các năm sau, HDBank vẫn sẽ được hưởng lợi từ việc nới giới hạn tăng trưởng tín dụng hoặc được cấp giới hạn cao hơn các ngân hàng khác.
Phương thức này của HDBank đang được LienVietPostBank cân nhắc áp dụng.
Trao đổi với các chuyên viên phân tích của Công ty Chứng khoán VNDirect, ban lãnh đạo LienVietPostBank cho biết ngân hàng đang xem xét khả năng tham gia tái cấu trúc một quỹ tín dụng nhân dân, do ngân hàng hỗ trợ tái cấu trúc một tổ chức tín dụng khác sẽ được phê duyệt hạn mức tăng trưởng tín dụng cao hơn.
"Việc tham gia tái cấu trúc một tổ chức tín dụng khác có thể diễn ra vào năm 2019 nếu ngân hàng xét thấy lợi ích từ việc này vượt chi phí tái cấu trúc tổ chức tín dụng khác", VNDirect dẫn lời ban lãnh đạo LienVietPostBank.
Giai đoạn tới, không loại trừ khả năng sẽ có nhiều tổ chức tín dụng "học theo" HDBank và LienVietPostBank nhằm hy vọng được nới giới hạn tăng trưởng tín dụng. Tuy nhiên cần lưu ý rằng, mọi quyết định đều nằm ở Ngân hàng Nhà nước và mục tiêu cao nhất của cơ quan này là giữ tăng trưởng tín dụng đúng chỉ tiêu đề ra.
VN-Index hướng trở lại mốc 990 điểm
Sau phiên giảm sốc ngày 11/10, các chỉ số đã đồng thuận tăng mạnh mẽ trở lại trong phiên kế tiếp. VN-Index tăng 24,19 điểm ( 2,56%) lên ngưỡng 970,08 điểm; trong khi VN30-Index tăng 2,55% lên 943,49 điểm.
Sự đồng thuận đến từ sự hồi phục đồng loạt ở nhóm cổ phiếu vốn hóa lớn. Số lượng các cổ phiếu tăng giá trên HoSE áp đảo với 246 mã vượt trội so với 56 mã giảm.
Nhóm Dầu khí vẫn duy trì sắc xanh bất chấp giá dầu thế giới điều chỉnh, với GAS ( 6,5%) là cổ phiếu dẫn đầu hỗ trợ mạnh nhất cho đà tăng của VN-Index với đóng góp 4,4 điểm. VIC ( 3,2%), VCB ( 3,8%) và VPB ( 4,3%) là một trong các nhân tố trụ cột của 2 chỉ số trên sàn HOSE.
Nhìn chung, nhóm ngân hàng đã thể hiện vai trò trụ cột của mình khi không có mã nào giảm điểm trong phiên. Ngành dệt may cũng hồi phục mạnh với điểm nhấn là TNG đóng cửa tăng trần, trong khi TCM, STK đều tăng 3,7% sau phiên giảm sàn trước đó. Nhóm chứng khoán diễn biến tích cực trở lại với mức tăng đáng ở HCM ( 3,1%), VCI ( 2,2%) và SSI ( 2%) nhờ lực mua từ khối ngoại.
Theo nhận định của Công ty Chứng khoán Sài Gòn (SSI), ngưỡng hỗ trợ ngắn hạn 935-940 đã đỡ được đà giảm của thị trường trong phiên cuối tuần. VN-Index đóng cửa tăng điểm mạnh với cây nến ngày là nến tăng sốc có thân nến dài và có bóng nến dưới gần như bao trọn cây nến giảm phiên hôm thứ Năm, tuy nhiên chưa bù lại được khoảng trống do cây nến ngày thứ Năm tạo nên.
"Thanh khoản đã giảm và trở lại tương đương với mức nền khối lượng giao dịch tuần, điều này cho thấy tâm lý thị trường đã phần nào ổn định trở lại. Phiên giao dịch đầu tuần, VN-Index có khả năng tiếp diễn đà hồi phục và thử thách ngưỡng 990; nếu bù được khoảng trống khi thử thách ngưỡng này sẽ là tín hiệu cho thấy tâm lý thị trường thực sự ổn định trở lại sau phiên giảm mạnh trước đó", SSI nêu quan điểm.
Trong khi đó, Công ty Chứng khoán Bảo Việt (BVSC) dự báo, chỉ số sẽ hướng tới vùng kháng cự 975 - 990 và sau đó xác định định hướng trong thời gian tới.
Thanh Long
Theo vietnamfinance.vn
Cổ phiếu ngân hàng: cơ hội từ những cú sốc Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam (VietinBank) vừa công bố kết quả kinh doanh quí 4-2018 lỗ 853 tỉ đồng trước thuế. Thực ra thông tin này đã được dự đoán từ đầu tháng 12-2018 khi VietinBank thay đổi các chỉ tiêu kế hoạch kinh doanh năm 2018. Mặc dù vậy, kết quả lỗ của một trong "tứ trụ" ngành ngân hàng...