Ngân hàng trung ương Canada sẵn sàng can thiệp nếu khủng hoảng tài chính
Ngân hàng trung ương Canada (BoC) ngày 1/4 cho biết, họ đã có những phương án để bảo vệ các ngân hàng thương mại khỏi một cuộc khủng hoảng tài chính, trong trường hợp cuộc khủng hoảng ngân hàng hiện nay ở Mỹ và châu Âu lan tới nước này.
Trụ sở Ngân hàng Trung ương Canada tại Ottawa. Ảnh: AFP/TTXVN
Đây là lần đầu tiên BoC bình luận về tình trạng hỗn loạn của các ngân hàng bên ngoài. Ngân hàng cũng nói thêm họ không cho rằng sẽ phải có hành động can thiệp.
Phó Thống đốc Toni Gravelle nói rằng, BoC sẽ sẵn sàng hành động trong trường hợp xuất hiện căng thẳng nghiêm trọng trên toàn thị trường và sẽ cung cấp việc hỗ trợ thanh khoản cho toàn hệ thống.
Ông này cũng đề cập tới sự cố sụp đổ của hệ thống lương hưu tại Anh hồi năm ngoái, cho hay BoC được chuẩn bị tốt hơn cho những cuộc khủng hoảng kiểu như vậy. Theo ông, BoC có thê cung cấp thanh khoản không chỉ cho hệ thống ngân hàng mà còn cho các quỹ hưu trí và các tổ chức khác phải đối mặt với những căng thẳng về tài chính.
Sự sụp đổ của các ngân hàng lớn ở Mỹ như Silicon Valley Bank và Signature Bank, tiếp đến là vụ giải cứu Credit Suisse của UBS tại Thụy Sỹ đang khiến BoC phải theo dõi chặt chẽ về khả năng những căng thẳng trên có thể gây ra một cuộc khủng hoảng tín dụng. Hiện tại, tình trạng hôn loạn trong ngân hàng ở Mỹ dường như đã được kiểm soát. Hệ thống tài chính về tổng thể vẫn đứng vững bất chấp sự thất bại của các ngân hàng.
Tuy nhiên, ông Gravelle nói rằng nếu có một cuộc khủng hoảng lớn khác mà ngân hàng không thể giải quyết thông qua các công cụ hỗ trợ của mình và bị cuốn vào những tình huống khẩn cấp, BoC có thể phải nhờ tới những biên pháp quy mô lớn hơn như mua bán trái phiếu của Chính phủ Canada.
Ông cho rằng, cuộc khủng hoảng tài chính 2008-2009 và giai đoạn ban đầu của đại dịch COVID-19 là những ví dụ về việc BoC có thể can thiệp và rút ra được những bài học cho tương lai.
Về việc quản lý các biện pháp đặc biệt trong đại dịch, ông Gravelle cho rằng ngân hàng trung ương sẽ tìm cách truyền đạt tốt hơn chương trình nới lỏng định lượng của mình tới công chúng, phân biệt rõ ràng giữa việc mua tài sản cho hoạt động thị trường và mua tài sản cho chính sách tiền tệ.
Vào lúc cao điểm, BoC nắm giữ khoảng 440 tỷ CAD (khoảng 295,91 tỷ USD)trái phiếu chính phủ – con sô này hiện giảm xuông còn khoảng 200 tỷ CAD. Ông Gravelle khẳng định rằng việc siết chặt định lượng sẽ ngừng hoạt động khi lượng trái phiếu được nắm giữ vào khoảng từ 20 tỷ đến 60 tỷ CAD.
Video đang HOT
Silicon Valley Bank sụp đổ, lo ngại Lehman Brothers thứ 2?
Silicon Valley Bank (SVB) bị buộc phải dừng hoạt động vào rạng sáng 11/3 và trở thành ngân hàng lớn nhất đóng cửa kể từ sau khủng hoảng tài chính năm 2008.
Giới đầu tư lo ngại liệu có một cuộc khủng hoảng giống như sau vụ Lehman Brothers?
Vụ phá sản lớn chưa từng có từ năm 2008
Giới chức California hôm 10/3 (giờ Mỹ) đã đóng cửa SVB và giao lại cho Công ty Bảo hiểm Ký thác Liên bang Mỹ (FDIC) quản lý. FDIC sẽ thanh lý tài sản ngân hàng để trả cho những người gửi tiền và chủ nợ của SVB.
FDIC cho biết những người có bảo hiểm về tiền gửi sẽ được tiếp cận tới khoản tiền gửi của họ chậm nhất là vào sáng thứ Hai (13/3). Còn với những người gửi tiền không có bảo hiểm, họ sẽ được trả một khoản "cổ tức tạm ứng trong tuần tới".
Như vậy, nhà băng quản lý cả trăm tỷ USD đã chính thức sụp đổ và cơ quan quản lý tịch thu tài sản để chuẩn bị thanh lý.
Đây là vụ sụp đổ lớn nhất trong ngành ngân hàng kể từ sau khủng hoảng tài chính 2008 và lớn thứ hai trong lịch sử sau vụ Lehman Brothers.
Diễn biến này đang gây áp lực lên thị trường tài chính Mỹ. Giới đầu tư lo ngại nhiều ngân hàng cũng chứng kiến danh mục đầu tư trái phiếu thua lỗ nặng.
Cổ phiếu SVB Financial Group - công ty mẹ của Silicon Valley Bank (SVB) tiếp tục lao dốc trong ngày 10/3. Trước đó, trong phiên ngày 9/3, cổ phiếu SVB đã bất ngờ giảm 60%. Vốn hóa của SBV tụt giả từ 16,8 tỷ USD sau một ngày xuống còn 6,3 tỷ USD.
Silicon Valley Bank (SVB) bị buộc phải dừng hoạt động vào rạng sáng ngày 11/3. (Ảnh: CNN)
Cổ phiếu này sau đó tiếp tục bị bán tháo và bị tạm dừng giao dịch. Hoạt động bán mạnh đã khiến cổ phiếu một số ngân hàng khác như First Republic, PacWest Bancorp và Signature Bank cũng bị tạm dừng giao dịch.
Sự việc tồi tệ bắt đầu diễn ra vào hôm 8/3 sau khi SBV thông báo bán tháo một loạt chứng khoán và phải huy động vốn 2,25 tỷ USD để củng cố bảng cân đối kế toán. Ngân hàng này buộc phải thanh lý danh mục trái phiếu sẵn sàng để bán với khoản lỗ 1,8 tỷ USD. Hoạt động rút tiền đã diễn ra ồ ạt tại SVB.
Bên cạnh đó, thông tin nhà cho vay tập trung vào lĩnh vực tiền số - Silvergate sụp đổ đã tạo ra làn sóng rút tiền khác.
Nguồn cơn từ vay ngắn hạn, đầu tư dài hạn
Sự suy yếu của SVB được cho là đến từ các động thái nâng lãi suất của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) từ năm 2022, với 8 lần nâng lãi suất với tổng mức tăng 450 điểm (từ 0-0,25% lên 4,5-4,75%/năm như hiện tại). Fed cũng cho biết sẽ mạnh tay nâng lãi suất tiếp.
Trước khi khó khăn xảy ra, SBV có hơn 90 tỷ USD trái phiếu được nắm giữ đến ngày đáo hạn (held-to-maturity). SBV sẽ không phải chịu lỗ trừ khi buộc phải bán ra trước hạn để bù đắp cho số tiền gửi ồ ạt bị rút ra.
SVB được biết đến là một trong những ngân hàng lâu đời và lớn mạnh nhất tại Thung lũng Silicon. Ngân hàng này quản lý phần lớn tiền gửi ở trung tâm công nghệ Mỹ.
Trong năm 2021, lượng tiền rẻ ngập tràn tại Mỹ và cũng như ở Thung lũng Silicon khiến SBV nhận được một lượng lớn tiền gửi từ các start-up công nghệ và đầu tư mạo hiểm (VC). Lượng tiền tăng từ 60 tỷ USD vào đầu năm 2020 lên đến hơn 190 tỷ USD vào đầu năm 2022. Mức tăng trưởng quá nhanh khiến SBV không biết làm gì và tập trung vào mua trái phiếu, trong có nhiều trái phiếu dài hạn.
Áp lực đè lên thị trường tài chính Mỹ sau khi Fed tăng lãi suất 8 lần. (Ảnh: CNBC)
Sở dĩ SBV rơi vào khó khăn do bảng cân đối kế toán của ngân hàng này tăng vọt trong năm 2021. Ngân hàng này đã đổ tiền vào trái phiếu chính phủ Mỹ và các chứng khoán nợ được chính phủ phát hành. Tuy nhiên, việc Fed tăng lãi suất quá nhanh và mạnh đã khiến hàng loạt starup công nghệ cũng như đầu tư mạo hiểm mà SBV tài trợ vốn rơi vào khó khăn.
Lãi suất các khoản vay của SBV thấp hơn nhiều so với lợi suất của trái phiếu kho bạc 10 năm hiện tại của Mỹ. Điều này khiến thị trường lo ngại SVB không còn an toàn. Đây là yếu tố khiến nhiều người ồ ạt rút tiền khỏi SBV.
Rủi ro đã xảy ra khi tiền gửi ngắn hạn đã được đem đi đầu tư dài hạn.
Khi các start-up và VC khó khăn và đồng loạt rút tiền SBV rơi vào khủng hoảng.
CEO của SBV- Greg Becker - trong tuần đã tổ chức một cuộc họp để trấn an khách hàng về tình hình tài chính của ngân hàng và kêu gọi khách hàng không nên rút tiền gửi. Tuy nhiên, tình hình dường như không mấy khả quan.
Nguy cơ khủng hoảng như sau vụ Lehman Brothers
Vụ việc của SBV khiến nhiều người lo ngại một cuộc khủng hoảng có thể xảy ra trong hệ thống tài chính Mỹ giống như sau vụ Lehman Brothers hồi năm 2008 hay vụ Enron năm 2001.
Trong hai phiên 9-10/3, hàng loạt cổ phiếu ngân hàng lớn tại Mỹ đồng loạt bị bán tháo và vốn hóa bốc hơi hàng chục tỷ USD như: First Republic Bank, JPMorgan Chase & Co., Charles Schwab Corp., US Bancorp...
Thị trường chứng khoán Mỹ tụt giảm. Chỉ số công nghiệp Dow Jones giảm thêm 350 điểm sau khi đã giảm hơn 540 điểm trong phiên liền trước và trượt sâu khỏi khỏi đường bình quân 200 ngày.
Trên CNBC, CEO và Giám đốc đầu tư của Defiance ETFs nhận định SBV là vụ phá sản ngân hàng lớn nhất kể từ năm 2008. Điều này sẽ khiến thị trường hoang mang.
Tuy nhiên, một chuyên gia của Capitalmind cho rằng, SVB không có quy mô như Enron hay Lehman nên lo ngại không quá lớn.
UBS muốn Chính phủ Thụy Sỹ bảo lãnh khoảng 6 tỷ USD nếu họ mua Credit Suisse Ngân hàng lớn nhất Thụy Sỹ UBS AG đang yêu cầu Chính phủ Thụy Sỹ hỗ trợ khoảng 6 tỷ USD nếu họ mua Credit Suisse, khi hai bên đang cố gắng để đạt được thỏa thuận nhằm khôi phục lòng tin trong ngành ngân hàng Thụy Sỹ đang "ốm yếu". Logo ngân hàng UBS lớn nhất Thụy Sĩ tại Basel. Ảnh: AFP/TTXVN...