Ngân hàng Trung Quốc ồ ạt cho vay tiền để kích thích tiêu dùng
Chỉ riêng tổng vốn vay trong tháng 1/2019 đạt 4,62 nghìn tỷ nhân dân tệ, mức tăng trưởng ghi nhận đạt 50% so với cùng kỳ.
Ảnh minh họa.
Doanh nghiệp và cá nhân tại Trung Quốc đang vay tiền mạnh tay trở lại khi mà giới chức quản lý ngành tài chính Trung Quốc nới lỏng các biện pháp quản lý với các ngân hàng ngầm và khuyến khích các ngân hàng củng cố tiềm lực tài chính để tăng cường cho nhóm doanh nghiệp nhỏ và vù vay tiền.
Theo Nikkei, tổng lượng vốn vay xã hội tại Trung Quốc, một chỉ báo quan trọng về tín dụng, đạt 205 nghìn tỷ nhân dân tệ tương đương 30,5 nghìn tỷ USD tính đến cuối tháng 1/2019, tăng 10,4% so với cùng kỳ năm trước.
Tốc độ tăng trưởng vốn vay như vậy đạt 0,6% so với tháng 12/2018, như vậy tín dụng tăng trưởng tháng đầu tiên tính từ tháng 7/2017. Chỉ riêng tổng vốn vay trong tháng 1/2019 đạt 4,62 nghìn tỷ nhân dân tệ, mức tăng trưởng ghi nhận đạt 50% so với cùng kỳ.
Người đứng đầu bộ phận thống kê thuộc Ngân hàng Trung ương Trung Quốc, ông Ruan Jianhong, nhận xét ngành tài chính hiện đang hỗ trợ được tốt hơn cho nền kinh tế thực.
Video đang HOT
Mức độ cho vay ra giúp cho các chuyên gia thị trường có thể dự báo được hướng đi của nền kinh tế vốn đã có dấu hiệu chững lại. Dù mức tăng trưởng tín dụng cho thấy các biện pháp kích cầu của chính phủ Bắc Kinh có thể đang phát huy tác dụng, thế nhưng quyết định của Bắc Kinh trong việc tạm trì hoãn lại biện pháp cải tổ không khỏi khiến người ta lo ngại về khả năng những vấn đề nợ không được giải quyết sẽ khiến cho mọi chuyện sau này xấu đi.
Hoạt động cho vay của các ngân hàng ngầm cũng tăng trưởng tốt hơn. Trong năm ngoái, Trung Quốc bắt đầu các biện pháp thu hẹp hoạt động của các ngân hàng ngầm với lo ngại hoạt động của họ có thể dẫn đến khủng hoảng tài chính. Cùng lúc đó, Nhân dân Nhật báo cũng cho rằng các ngân hàng ngầm có thể chặn dòng tiền đến nền kinh tế thực.
Việc đẩy mạnh cho vay ra không khỏi khiến chính quyền địa phương có ít tiền cho phát triển cơ sở hạ tầng, đồng thời nó có thể dẫn đến tình trạng phá sản tăng cao khi mà nhiều doanh nghiệp nhỏ gặp khó khăn, kinh tế vì vậy chững lại.
TRUNG MẾN
Theo bizlive.vn
Kiểm soát chặt để bớt lo nợ công
Mức chi trả nợ công trong năm 2019 và năm 2020 dự báo vẫn sẽ khá cao. Điều này có thể gây sức ép lên ngân sách nhà nước. Tuy nhiên, xét trong trung và dài hạn, tỷ lệ nợ công so với GDP trong xu hướng giảm và cơ cấu nợ đã cải thiện là tín hiệu tích cực.
Chính phủ sẽ tiếp tục kiểm soát bội chi ngân sách nhà nước nhằm tăng tích lũy cho đầu tư phát triển và giảm dần nợ công. Ảnh: Lê Tiên
Nợ công giảm, chi trả nợ vẫn cao
Số liệu từ Bộ Tài chính cho biết, nợ công đã liên tục giảm từ mức 63,7% GDP năm 2016 xuống mức 61,4% GDP năm 2017. Năm 2018, Nghị quyết 01/NQ-CP đặt mục tiêu nợ công không quá 63,9% GDP nhưng theo nhận định của Bộ Tài chính, thực tế thực hiện sẽ không quá 61,4% GDP và có khả năng còn thấp hơn. Hiện nay Bộ Tài chính đang tiếp tục rà soát để tổng hợp số liệu, chuẩn xác con số này.
Đánh giá về thực trạng nợ công trong giai đoạn hiện nay, Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng cho rằng, đã có một số điểm tích cực, đặc biệt là cơ cấu nợ công. Theo đó, cơ cấu nợ trong nước so với nợ nước ngoài được cải thiện rõ rệt theo hướng tăng tỷ trọng nợ trong nước, hiện chiếm khoảng 60% tổng nợ công, giảm rủi ro tỷ giá đối với danh mục nợ của Chính phủ nói riêng và nợ công nói chung.
Mặc dù nợ công được nhận xét là diễn biến theo xu hướng tích cực, song điểm đáng ngại là chi trả nợ trong đà tăng và ở mức khá cao so với thu ngân sách nhà nước. Số liệu từ Bộ Tài chính cho biết, tổng chi trả nợ năm 2018 là hơn 272,2 nghìn tỷ đồng, chiếm 20,6% tổng thu ngân sách. Năm 2019, tổng chi trả nợ là 321,6 nghìn tỷ đồng, tương đương 22,7% tổng thu ngân sách.
Nghiên cứu diễn biến nợ công trong nhiều năm qua, TS. Đặng Đức Anh - Trưởng ban Ban Phân tích và Dự báo thuộc Trung tâm Thông tin và Dự báo kinh tế - xã hội quốc gia cho rằng, chi trả nợ công tăng trong năm 2019 và sẽ còn ở mức cao trong năm 2020 vì đã đến hạn trả các khoản vay từ năm 2011 - 2015. Trong giai đoạn đó, chúng ta đã vay nợ với trị giá khá lớn, các khoản vay có kỳ hạn thường là 3 - 5 năm.
"Dù vậy, cũng không đáng ngại vì tỷ lệ trả nợ so với tổng thu ngân sách vẫn thấp hơn đáng kể so với mức 25% được khuyến nghị là nguy hiểm. Mặt khác, từ năm 2016 - 2018 chúng ta đã thực hiện một số nghiệp vụ về quản lý nợ để giảm áp lực về nợ công, đó là nghiệp vụ đảo nợ và cơ cấu lại các khoản vay", ông Đức Anh nhấn mạnh. Ông Đặng Đức Anh cũng cho rằng, nếu kinh tế vĩ mô tiếp tục ổn định, lãi suất trái phiếu chính phủ (TPCP) có xu hướng giảm, cơ cấu khách hàng của TPCP tích cực theo hướng đa dạng các nhà đầu tư, thì nợ công chưa đáng ngại.
Kiểm soát chặt chẽ các khoản vay
Nhận diện rõ các vấn đề của nợ công, ông Đinh Tiến Dũng cho biết Bộ Tài chính đã có những giải pháp cụ thể để cải thiện thực trạng nợ công trong thời gian tới. Trong đó, giải pháp đáng chú ý là trong các năm 2019 - 2020 tiếp tục bám sát chủ trương, nghị quyết của Bộ Chính trị, Quốc hội và chỉ đạo của Chính phủ, trên cơ sở phát huy những kết quả tích cực cho đến nay để tham mưu, thực hiện các giải pháp nhằm đảm bảo nợ công trong giới hạn cho phép, tiếp tục cơ cấu nợ công theo hướng bền vững, tạo tiền đề cho việc thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2021 - 2025.
Bên cạnh đó, tiếp tục kiểm soát bội chi ngân sách nhà nước dưới 4% theo đúng tinh thần Nghị quyết 07-NQ/TW của Bộ Chính trị và Nghị quyết 25/2016/QH14 của Quốc hội; tăng tích lũy cho đầu tư phát triển và dành một phần trả nợ vay để giảm áp lực huy động vốn vay mới, tạo điều kiện giảm dần nợ công.
Đồng thời, kiểm soát chặt chẽ các khoản vay mới, chỉ vay cho bù đắp bội chi để đầu tư phát triển, không vay cho chi thường xuyên, kiên quyết không sử dụng vốn vay cho các dự án đầu tư có hiệu quả kinh tế - xã hội thấp hoặc không rõ ràng; không chuyển vốn vay, khoản vay có bảo lãnh thành vốn cấp phát ngân sách nhà nước.
Bên cạnh đó, Bộ Tài chính sẽ tiếp tục thực hiện kiểm soát chặt chẽ việc cấp bảo lãnh Chính phủ, hạn chế cấp bảo lãnh mới và khống chế hạn mức bảo lãnh đối với hai ngân hàng chính sách. Thực hiện tái cơ cấu nợ công đồng bộ với các giải pháp phát triển thị trường vốn trong nước; tận dụng tối đa nguồn vốn vay ODA, vay ưu đãi nước ngoài trong khi chủ động đa dạng hóa nguồn huy động vốn vay trong điều kiện Việt Nam đã trở thành nước có thu nhập trung bình.
Từ góc độ cơ quan nghiên cứu, ông Đặng Đức Anh cho rằng, dù nợ công đang trong chiều hướng tốt song vẫn cần tính đến cả những giải pháp trước mắt và giải pháp dài hạn để tăng khả năng trả nợ và cơ cấu nợ công hợp lý. Trước mắt là ổn định kinh tế vĩ mô để tăng niềm tin cho các nhà đầu tư với TPCP. Về trung và dài hạn, giải pháp căn cơ vẫn là giảm bội chi để giảm nợ công. Điều này được thực hiện từ việc giảm chi ngân sách nhà nước, đặc biệt là giám sát chặt chẽ và cắt giảm những khoản chi không hiệu quả.
Lê Hường
Theo baodauthau.vn
Ông Cấn Văn Lực đề nghị có 4 mức rủi ro cho vay bất động sản Theo ông Cấn Văn Lực, nếu tính cho vay mua nhà, sửa chữa nhà... vào cho vay bất động sản cần phân chia hệ số rủi ro cho phù hợp, không nên tính chung là 200%. Ảnh minh họa. Ông Cấn Văn Lực, Chuyên gia Kinh tế trưởng ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV), cho biết hiện trong...