Ngân hàng tịch thu tài sản của BISUCO để trừ nợ
Ngày 6/9/2018, TAND tỉnh Long An đã phát đi Thông báo số 01/TB-TLVKDTM về việc đang thụ lý việc kinh doanh thương mại…
BISUCO như ‘rắn mất đầu’BISUCO chây ỳ tiền mua míaBISUCO bảo đã khắc phục, tỉnh Bình Định bảo chưa!Người lao động tại BISUCO lo lắng ‘trắng tay’!
Nhà máy, thiết bị của BISUCO đã hỏng hóc, gỉ sét toàn bộ
Theo đó, bên được thi hành là Ngân hàng TNHH MTV Standard Chartered Việt Nam (viết tắt là SCB Việt Nam) có địa chỉ P1810 – P1815, B6 đường Phạm Hùng, phường Mễ Trì, quận Nam Từ Liêm (Hà Nội).
Người đại diện pháp luật là ông Nirukt Narain Sapru (Tổng giám đốc), người đại diện theo ủy quyền là ông Nguyễn Quốc Tuấn. Bên phải thi hành là Cty CP Đường Bình Định (BISUCO), người đại diện pháp luật là Arunachalam Nandaa Kumar.
Hiện vụ án đã được TAND tỉnh Long An ủy thác cho ngành chức năng tỉnh Bình Định thụ lý và hiện đang được Chi cục Thi hánh án dân sự (THADS) huyện Tây Sơn (Bình Định), địa phương BISUCO đặt nhà máy đang tổ chức thụ lý thi hành án.
Theo đơn yêu cầu của SCB Việt Nam, những vấn đề cụ thể người được thi hành yêu cầu hệ thống tòa án Việt nam công nhận và cho thi hành Phán quyết của Trọng tài SIAC.
Kèm theo đơn yêu cầu, người được thi hành (SCB Việt Nam) đã nộp các tài liệu, chứng cứ liên quan, gồm: Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp Cty TNHH MTV, giấy ủy quyền ngày 22/8/2018 Ngân hàng TNHH MTV Standard Chartered Việt Nam cho ông Nguyễn Quốc Tuấn, hợp đồng tín dụng ngày 26/10/2012 giữa 2 bên và Phán quyết trọng tài SIAC.
Video đang HOT
Căn cứ Điều 455 Bộ luật Tố tụng dân sự, TAND tỉnh Long An đã thông báo cho bên được thi hành và bên phải thi hành, đồng thời đã ủy thác cho ngành chức năng tỉnh Bình Định thụ lý.
Trước đó, vào tháng 12/2015, SCB Việt Nam đã có thông báo đến BISUCO về khoản nợ phải trả. Tiếp đến, vào ngày 28/1/2016, SCB Việt Nam tiếp tục phát đến BISUCO thông báo tịch thu tài sản.
Ông Nguyễn Xuân Hồng, Cục trưởng Cục THADS tỉnh Bình Định, cho biết: “BISUCO đã quá hạn trả nợ cho SCB Việt Nam nên ngân hàng có quyền phát mãi tài sản gồm thiết bị, kho hàng, các khoản phải thu và các quyền lợi được bảo hiểm của BISUCO để thi hành án. Sau khi thụ lý vụ án, Chi cục THADS huyện Tây Sơn đã nhận thấy hồ sơ chưa đúng quy trình nên đã chuyển trả và kèm theo văn bản yêu cầu cung cấp đầy đủ những giấy tờ liên quan để đủ cơ sở tổ chức thi hành án”.
Theo ông Hồng, hồ sơ còn thiếu các bản sao hợp đồng thế chấp tài sản của BISUCO cho SBC Việt Nam, các tài liệu có liên quan đến vật thế chấp. Điều khiến ngành chức năng ở Bình Định lo lắng là ngoài khoản nợ ngân hàng 130 tỷ đồng, BISUCO còn nợ BHXH Bình Định khoản tiền 4,2 tỷ đồng tiền bảo hiểm của 300 công nhân.
Trong khi đó, thiết bị của nhà máy đường của BISUCO hiện đã như “đống sắt vụn”, chỉ có thể bán đồng nát, các chế độ của 300 công nhân của BISUCO đứng trước nguy cơ không được thanh toán khi nhà máy bị ngân hàng phát mãi, đồng nghĩa 300 công nhân mất việc.
Trong tình hình này mà mới đây, vào ngày 25/9/2018, UBND tỉnh Bình Định đã ban hành Văn bản số 5848/UBND-KT cho chủ trương BISUCO chạy thử nghiệm nhà máy đường để chuẩn bị niên vụ SX mới.
Theo văn bản này, UBND tỉnh Bình Định xét đề nghị của Sở TN – MT Bình Định về việc cho chạy thử nghiệm nhà máy đường để xử lý môi trường và sửa chữa máy móc. Theo đó, lãnh đạo tỉnh Bình Định đồng ý cho BISUCO chạy thử nghiệm máy móc, thiết bị không có nguyên liệu.
Trong thời gian chạy thử nghiệm, UBND tỉnh Bình Định giao Sở TN- MT phân công cán bộ theo dõi, giám sát, mở niêm phong máy móc, thiết bị mỗi ngày 1 giờ để chạy thử nghiệm, thời gian chạy thử nghiệm tối đa là 5 ngày.
UBND tỉnh Bình Định đưa ra điều kiện BISUCO phải hoàn thành việc nộp đủ số tiền xử phạt vi phạm hành chính theo QĐ số 2049/QĐ-XPVPHC (ngày 15/6/2018) của Chủ tịch UBND tỉnh Bình Định; lập phương án đảm bảo về môi trường trong quá trình chạy thử nghiệm và lên phương án triển khai nâng cấp hệ thống xử lý nước thải, gửi Sở TN – MT Bình Định để kiểm tra và cho ý kiến. Dự kiến thời gian chạy thử nghiệm sẽ diễn ra vào giữa tháng 10 này.
“Chúng tôi đang xin ý kiến chỉ đạo của UBND tỉnh Bình Định khi tổ chức thi hành án vụ tranh chấp giữa SCB Việt Nam và BISUCO, quyền lợi của 300 công nhân của BISUCO sẽ phải được ưu tiên giải quyết”, ông Nguyễn Xuân Hồng, Cục trưởng Cục THADS tỉnh Bình Định.
VŨ ĐÌNH THUNG
Theo nongnghiep
Ngư dân và ngân hàng... cầu cứu
Ngày 2.10 Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Agribank) - Chi nhánh Quảng Bình cho biết, đã tiến hành khởi kiện ra tòa án yêu cầu trả nợ và xử lý tài sản là tàu cá để thu hồi nợ đối với 2 chủ tàu vỏ thép ở xã Bảo Ninh (TP.Đồng Hới).
Các tàu sắt nhanh chóng xuống cấp sau một thời gian sử dụng.
Ngư dân đòi trả tàu thép
Hiện nay, nhiều vấn đề bất cập từ việc đóng tàu vỏ thép theo Nghị định (NĐ) 67/2014/NĐ-CP của Chính phủ đã nảy sinh khiến ngư dân và các ngân hàng (NH) cho vay rơi vào tình thế "tiến thoái lưỡng nan". Sự việc bắt đầu rộ lên tại Quảng Bình liên quan đến tàu vỏ thép khi vào tháng 2.2018 UBND tỉnh Quảng Bình nhận được đơn xin đề nghị của 14 chủ tàu vỏ thép ở xã Bảo Ninh (TP. Đồng Hới) về việc xin giãn nợ, kéo dài thời gian trả nợ, cụ thể là xin trả nợ vốn chỉ 200 triệu đồng/ năm. Nguyên nhân được lý giải là, sau khi đóng xong tàu vỏ thép đã gặp không ít bất cập do việc đánh bắt, thu nhập và tiêu thụ sản phẩm; mùa màng năm được năm không; thời gian tàu nằm bờ nhiều; máy móc hư hỏng thường xuyên; không có lao động để đi do đa số lao động đã đi xuất khẩu nước ngoài...
Theo thống kê, Quảng Bình có 87 tàu cá được đóng theo NĐ 67. Đối với việc đóng mới tàu vỏ thép công suất lớn ngư dân không mặn mà với việc đóng tàu vỏ thép, còn ai đã "lỡ" đóng rồi thì đang phải chịu... hậu quả. UBND xã Đức Trạch cho biết, nhiều ngư dân của xã không còn mặn mà với việc đóng tàu vỏ thép nữa. Nguyên nhân đóng tàu vỏ thép nguồn vốn cao gấp đôi so với đóng tàu vỏ gỗ, dẫn đến phương án hoàn vốn và trả nợ cho ngân hàng là cực kỳ khó khăn. Đặc biệt, những tàu vỏ thép vừa được đóng đã nhanh chóng bị hư hỏng chỉ sau một thời gian ngắn sử dụng. Sau mỗi chuyến ra khơi đánh bắt tàu vỏ thép thường có hư hỏng, hoen gỉ, nhưng hiện trên toàn tỉnh Quảng Bình chưa có cơ sở nào để sửa chữa, do đó việc ngư dân sở hữu tàu vỏ thép đang đối mặt với nhiều khó khăn, phải nằm bờ dài ngày.
Ngân hàng chịu hậu quả
NHNN Chi nhánh Quảng Bình cho biết, qua 4 năm triển khai, đến nay các chi nhánh NHTM trên địa bàn đã ký kết 87 hợp đồng tín dụng cho vay theo NĐ 67 với số tiền 1.004,7 tỉ đồng, đã giải ngân 989,3 tỉ đồng, dư nợ 930,8 tỉ đồng; trong đo nợ quá hạn là 82,5 tỉ đồng, xu hương nơ xâu ngay cang tăng.
Ông Nguyễn Trần Quý - GĐ Agribank Chi nhánh Quảng Bình cho biết, đến nay NH đang chịu những hệ lụy liên quan đến việc cho vay thể hiện bằng việc buộc phải khởi kiện 2 chủ tàu ra tòa. Theo thống kê của Agribank Quảng Bình, đến cuối tháng 9.2018 có 4 khách hàng đóng tàu vỏ thép đã chuyển nợ xấu với dư nợ 59,5 tỉ đồng; tỉ lệ nợ xấu cho vay theo NĐ 67 là 33,11%; 3 chủ tàu vỏ thép phát sinh nợ nhóm 2 với tổng dư nợ 26,3 tỉ đồng.
Agribank Quảng Bình đã thực hiện khởi kiện ra tòa án yêu cầu trả nợ và xử lý tài sản là tàu cá để thu hồi nợ của 2 chủ tàu vỏ thép có nợ xấu là Nguyễn Hữu Sáu (tàu mang số QB 91609 - TS với số nợ 14,5 tỉ) và Trương Thanh (tàu mang số QB 91577 - TS, cùng trú xã Bảo Ninh, TP. Đồng Hới) với số nợ 15,1 tỉ. Hiện sự việc đang trong giai đoạn hòa giải, các chủ tàu đều không đến dự hòa giải theo giấy triệu tập của tòa. Đáng lo ngại hơn, nguy cơ quá hạn dài ngày và chuyển nợ xấu đồng loạt trong năm 2018, dự kiến đến cuối năm 2018 có 12/13 khách hàng chuyển nợ xấu với dư nợ 160 tỉ đồng; ảnh hưởng rất lớn đến tình hình tài chính và hoạt động kinh doanh khiến người lao động ngành ngân hàng không đủ lương.
LÊ PHI LONG
Theo LĐO
Các tàu sắt nhanh chóng xuống cấp sau một thời gian sử dụng.
Sai phạm khủng vụ bán Cảng Quy Nhơn, TTCP yêu cầu xử lý thế nào? Chiều tối nay (17.9), Thanh tra Chính phủ (TTCP) đã công bố kết luận việc cổ phần hóa cảng Quy Nhơn. Theo kết quả thanh tra, hàng loạt sai phạm liên quan đến việc cổ phần hóa cảng Quy Nhơn đã được xác định. TTCP đã kiến nghị Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo xử lý hàng loạt cơ quan liên quan. Cụ...