Ngân hàng thuyết phục cổ đông nhận cổ tức bằng cổ phiếu
Hệ số an toàn vốn (CAR) của nhiều ngân hàng đang ở mức tối thiểu và có nguy cơ bị “thủng” lưới an toàn nếu Hiệp ước vốn Basel II được áp dụng. Vì vậy, tại mùa đại hội đồng cổ đông năm nay, các ông chủ nhà băng đang tìm mọi cách thuyết phục cổ đông tăng vốn, cách dễ nhất là trả cổ tức bằng cổ phiếu.
Áp lực tăng vốn đến với cả 10 ngân hàng thí điểm Hiệp ước Basel II, không riêng gì Maritime Bank
Mong manh hệ số an toàn vốn
Trong cuộc gặp gỡ với các nhà đầu tư cuối tuần qua, đại diện VietinBank cho hay, CAR của ngân hàng tính đến cuối năm 2015 là 10,3%% (mức tối thiểu theo quy định của Ngân hàng Nhà nước là 9%). Nếu Basel II được áp dụng, hệ số CAR của VietinBank có thể giảm 1%.
Còn nếu NHNN sửa đổi Thông tư 36/2014/TT-NHNN theo hướng nâng cao tỷ lệ tỷ lệ rủi ro mới đối với cho vay bất động sản lên 250%, thì hệ số CAR có thể giảm thêm 0,5-0,7%. Như vậy, nếu không khẩn trương tăng vốn chủ sở hữu (CAR = vốn chủ sở hữu/tổng tài sản ngân hàng), hệ số CAR của VietinBank sẽ có nguy cơ bị tụt xuống dưới mức tối thiểu.
Vì áp lực tăng vốn, nên tại cuộc họp đại hội đồng cổ đông năm nay, rất nhiều ngân hàng đã trình hoặc lên kế hoạch trình cổ đông phương án trả cổ tức bằng cổ phiếu.
Tương tự, hệ số CAR của BIDV cũng đang ở mức tối thiểu 9%. Với hệ số CAR “sát nút” như hiện nay, chắc chắn BIDV sẽ phải đẩy nhanh việc bán cổ phần cho đối tác chiến lược là nhà đầu tư nước ngoài hoặc phát hành thêm cổ phiếu.
Ngay cả ông lớn Vietcombank cũng chưa thể lạc quan với hệ số CAR ở khoảng 11-12%. Đây là lý do khiến ngân hàng này đang lên kế hoạch tăng vốn năm 2016. Bà Lê Thị Hoa, thành viên HĐQT Vietcombank cho hay, Ngân hàng đang chuẩn bị đợt phát hành riêng lẻ tỷ lệ 10%, thậm chí tỷ lệ này có thể nâng lên 20%.
Rõ ràng, hệ số CAR quá mỏng khiến áp lực tăng vốn đối với 10 ngân hàng thí điểm Hiệp ước Basel II đang ngày càng bộc lộ rõ, kể cả với ngân hàng lớn. Trong số 10 ngân hàng thí điểm Basel II (Vietcombank, VietinBank, BIDV, MB, Sacombank, Techcombank, ACB, VPBank, VIB, Maritime Bank), nhiều ngân hàng có hệ số an toàn vốn tối thiểu (CAR) chỉ bằng hoặc cao hơn mức tối thiểu chút ít.
Video đang HOT
Theo ước tính, việc áp dụng Basel II có thể sẽ khiến hệ số CAR của các ngân hàng giảm 1-3%. “Mức CAR hiện hành của các ngân hàng thương mại chắc chắn sẽ giảm mạnh khi áp dụng Basel II, vậy nên việc tăng vốn dường như là yêu cầu bắt buộc”, Nhóm Nghiên cứu Công ty Chứng khoán Vietcombank (VCBS) nhận định.
Trao đổi với phóng viên Báo Đầu tư, bà Bùi Như Ý, Phó tổng giám đốc, kiêm Giám đốc Khối Quản lý rủi ro VietinBank khẳng định: “Áp lực tăng vốn để cải thiện CAR là rõ ràng, nhưng tôi cho rằng, Basel II đưa ra các yêu cầu khắt khe về vốn, nhằm tạo động lực cho các ngân hàng nâng cao chất lượng quản lý rủi ro, đưa các ứng dụng từ hệ thống quản lý rủi ro vào các hoạt động kinh doanh của ngân hàng để đảm bảo sự phát triển an toàn và lành mạnh. Đây là giá trị và là mục tiêu lớn nhất khi áp dụng Basel II”.
Cổ đông bị cắt cổ tức bằng tiền mặt
Chính vì áp lực tăng vốn, nên tại cuộc họp đại hội đồng cổ đông năm nay, rất nhiều ngân hàng đã trình hoặc lên kế hoạch trình cổ đông phương án trả cổ tức bằng cổ phiếu. Đơn cử, tại buổi gặp gỡ với nhà đầu tư lớn cuối tuần qua, VietinBank đã đề xuất phương án trả cổ tức bằng cổ phiếu để cải thiện hệ số CAR.
Phương án cụ thể sẽ được lãnh đạo Ngân hàng trình bày tại cuộc họp Đại hội đồng cổ đông vào cuối tháng 4 này. Nếu được tăng vốn, cộng với số vốn chủ sở hữu tăng thêm nhờ thương vụ sáp nhập PGBank (dự kiến hoàn thành quý II/2016), chắc chắn hệ số CAR của VietinBank sẽ được cải thiện đáng kể.
Tương tự, tại cuộc họp Đại hội đồng cổ đông tổ chức tuần qua, lãnh đạo ACB cũng trình phương án chia cổ tức bằng cổ phiếu. Theo HĐQT ngân hàng này, việc tăng vốn điều lệ là cần thiết đối với ACB, do đây là ngân hàng thí điểm áp dụng chuẩn mực Basel II đợt đầu tiên, dự kiến từ tháng 2/2017, với những yêu cầu cao hơn so với quy định tỷ lệ an toàn vốn hiện hành.
Trong khi đó, dù tỷ lệ CAR đang ở mức khá an toàn (14,7%), lãi trước thuế năm 2015 tăng tới 92% (đạt gần 3.100 tỷ đồng), song VPBank cũng “chốt” trả cổ tức bằng cổ phiếu với mục đích tương tự. Theo ông Bùi Hải Quân, Phó chủ tịch VPBank, việc chia cổ tức bằng cổ phiếu sẽ giúp Ngân hàng tăng vốn điều lệ, qua đó cải thiện các chỉ số an toàn vốn theo quy định của Ngân hàng Nhà nước.
Không chỉ các ngân hàng thí điểm thực hiện Basel II, mà ngay cả với những ngân hàng nhỏ, có vốn điều lệ dưới 5.000 tỷ đồng, áp lực quy mô vốn chủ sở hữu cũng rất cấp thiết. Việc tăng vốn không chỉ đáp ứng yêu cầu ngày càng khắt khe của cơ quan quản lý, mà còn là điều kiện bắt buộc để các ngân hàng tăng trưởng tín dụng.
Hiện nhiều ngân hàng nhỏ như OCB, BacABank, SaigonBank đã được Ngân hàng Nhà nước chấp thuận tăng vốn điều lệ trong năm nay.
Tại Đại hội đồng cổ đông diễn ra ngày 11/4, lãnh đạo BacABank đã trình cổ đông kế hoạch chia cổ tức 5,3% bằng cổ phiếu hoặc tiền mặt. Năm 2015, tổng tài sản BacABank đạt 63.471 tỷ đồng, bằng 96% kế hoạch đề ra. Vốn điều lệ tăng thêm 700 tỷ đồng, lên 4.400 tỷ đồng, song mới chỉ đạt 88% kế hoạch đề ra. Do đó, nhiều khả năng, cổ tức 5,3% mà cổ đông nhận được thời gian tới cũng sẽ được trả bằng cổ phiếu.
Theo_Tin Nhanh Chứng Khoán
Lãnh đạo ngành nào hưởng lương cao nhất trên thị trường Việt Nam?
Nhu cầu tuyển dụng nhân sự Quý 1/2016 có hai vị trí lương cao nhất thuộc về lãnh đạo cấp cao của ngân hàng thương mại cổ phần hoặc công ty dịch vụ.
Mới đây, Navigos Search, công ty hàng đầu Việt Nam về tuyển dụng nhân sự đã công bố báo cáo về nhu cầu tuyển dụng nhân sự trung và cao cấp tại thị trường Việt Nam trong Quý 1/2016. Qua báo cáo, có thể thấy nhu cầu tuyển dụng lãnh đạo trung và cao cấp tại các doanh nghiệp Việt Nam có nhiều biến động đáng chú ý.
Nhu cầu tuyển dụng nhân sự trung và cao cấp tại thị trường Việt Nam trong Quý 1/2016 có nhiều biến động. (ảnh: ITN).
Nhu cầu tuyển dụng nhân sự cấp trung, cấp cao tăng trưởng mạnh
Các yêu cầu tuyển dụng nhân sự cấp trung liên quan đến lĩnh vực sản xuất và công nghiệp đứng vị trí đầu tiên với 29%. Tiếp theo là lĩnh vực Bán lẻ và Hàng tiêu dùng chiếm 16% và Ngân hàng - Bảo hiểm - Chứng khoán - Dịch vụ tài chính đứng thứ 3 với 12%. Các công việc cần tuyển nhiều nhất liên quan đến bán hàng & tiếp thị, kỹ sư công nghệ thông tin, kỹ sư điện/điện tử, nhân sự...
Tháng 3 đánh dấu sự tăng trưởng mạnh về nhu cầu tuyển dụng của các doanh nghiệp, tăng gần 50% so với tháng 1 và tăng 60% so với tháng 2. So với quý 1 năm ngoái, nhu cầu tuyển dụng nhân sự cấp trung và cấp cao tại Navigos Search tăng 48%.
Đặc biệt, trong Quý 1/2016, Navigos Search nhận được nhiều yêu cầu tuyển dụng từ các tập đoàn Việt Nam tìm kiếm các vị trí quản lý cấp cao. Điểm chung của các tập đoàn này là mong muốn phát triển một cách chuyên nghiệp sau một thời gian dài áp dụng các mô hình quản lý mang tính gia đình. Các tập đoàn này sẵn sàng trả lương cao để "chiêu mộ nhân tài" người Việt, kể cả người Việt từ nước ngoài về làm việc.
Ngành Đồ uống-Nước Giải khát và ngành Dịch vụ Vận biến động mạnh
Quý 1/2016 ghi nhận có sự biến động mạnh đối với các vị trí quản lý cấp cao trong ngành Đồ uống và Nước Giải khát và ngành Dịch vụ Vận chuyển. Thị trường trong lĩnh vực Đồ uống & Nước giải khát ngày càng cạnh tranh mạnh mẽ khi xuất hiện ngày càng nhiều các công ty nước ngoài tham gia vào thị trường. Nhiều vị trí lãnh đạo cao cấp trong các tập đoàn này được thay thế bằng các lãnh đạo người nước ngoài được được điều chuyển từ tập đoàn mẹ sang.
Điều này cũng xảy ra tương tự với ngành Dịch vụ Vận chuyển khi có nhiều thay đổi ở các vị trí lãnh đạo cấp cao và đều được thay thế bởi các lãnh đạo người nước ngoài được điều chuyển từ trong nội bộ tập đoàn.
Khan hiếm nhân sự lĩnh vực công nghệ số ngành ngân hàng và kỹ sư cầu nối
Trong khi việc khan hiếm các kỹ sư cầu nối vừa giỏi chuyên môn vừa giỏi tiếng Nhật không còn là câu chuyện mới và vẫn tiếp tục khan hiếm ứng viên thì các vị trí liên quan đến lĩnh vực Ngân hàng kỹ thuật số (Digital banking) đang được nhiều ngân hàng tìm kiếm.
Việc tìm kiếm ứng viên trong lĩnh vực này không dễ dàng vì đây là lĩnh vực vẫn còn mới tại Việt Nam. Chính vì vậy, các ứng viên liên quan đến digital trong mảng thương mại điện tử cũng đang được ưu tiên nằm trong "tầm ngắm" của những ngân hàng đang hoặc sẽ triển khai digital banking.
Lương cao nhất quý thuộc về lãnh đạo ngành Ngân hàng và Dịch vụ
Trong quý này, hai vị trí lương cao nhất thuộc về các vị trí lãnh đạo cấp cao của một ngân hàng thương mại cổ phần và một công ty dịch vụ với mức lương trên 200 triệu đồng/tháng.
Các vị trí lương cao tiếp theo từ 100 triệu đến 145 triệu đồng/tháng đều thuộc lĩnh vực Chăm sóc sức khỏe, Dịch vụ, Thương mại và Ngân hàng.
Theo_VOV
Tin "hot" cho những người đang vay gói 30 nghìn tỷ Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng vừa đồng ý với đề nghị của Ngân hàng Nhà nước tiếp tục triển khai gói 30.000 tỷ đồng cho đến khi giải ngân hết. Theo đó, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Ngân hàng Nhà nước tiếp tục triển khai gói tín dụng cho vay hỗ trợ nhà ở 30.000 tỷ đồng theo Nghị quyết...