Ngân hàng Thế giới khuyến nghị: Tiếp tục các chính sách hỗ trợ để kinh tế phục hồi
Theo Ngân hàng Thế giới (WB), quá trình phục hồi của kinh tế Việt Nam diễn ra mạnh mẽ nhưng còn chưa đồng đều. Các biện pháp tài khóa và tiền tệ cần được nghiên cứu tiếp tục triển khai nếu khủng hoảng vẫn tiếp diễn và nền kinh tế không phục hồi nhanh như dự kiến.
Xuất nhập khẩu hàng hóa tiếp tục đạt kết quả khả quan.
Quá trình phục hồi đang tiếp tục mạnh mẽ
Cập nhật kinh tế vĩ mô Việt Nam tháng 4/2021, WB nhận định, Việt Nam đang phục hồi sau cú sốc Covid-19 nhưng kết quả phục hồi giữa các ngành còn chưa đồng đều. WB ghi nhận mức tăng trưởng GDP của Việt Nam đạt 4,5% (so cùng kỳ năm trước) trong quý I/2021, tương đương với quý IV/2020. Theo WB, tuy vẫn thấp hơn so với các mức trước đại dịch, nhưng tốc độ tăng trưởng này đã phản ánh quá trình phục hồi đang diễn ra trong nền kinh tế, dù dịch bùng phát trong cộng đồng đã dẫn đến lây nhiễm đợt 3 ở miền Bắc Việt Nam trong tháng 2.
Tuy nhiên, tốc độ tăng trưởng này có sự khác biệt đáng kể giữa các ngành. Một mặt, nông nghiệp không bị ảnh hưởng nhiều bởi cú sốc, tăng trưởng 3,2% (so cùng kỳ năm trước); ngành công nghiệp và xây dựng tăng tốc từ 5,6% trong quý cuối năm 2020 lên 6,3% nhờ nhu cầu mạnh mẽ từ khu vực kinh tế đối ngoại. Mặt khác, ngành dịch vụ chỉ tăng trưởng 3,3%, bằng khoảng một nửa so với tốc độ tăng trưởng trước đại dịch. Đặc biệt, các lĩnh vực liên quan đến du lịch vẫn suy giảm nặng nề khi dịch vụ lưu trú và ăn uống giảm 4,5% so với cùng kỳ năm trước.
Quá trình phục hồi mạnh mẽ của kinh tế Việt Nam cũng được thể hiện qua sự phục hồi của sản xuất công nghiệp khi chỉ số sản xuất công nghiệp tăng 6,1% vào tháng 3/2021. Xuất nhập khẩu hàng hóa tiếp tục đạt kết quả ngoạn mục, nhờ sức cầu mạnh mẽ đối với máy vi tính, sản phẩm điện tử và máy móc từ khu vực kinh tế đối ngoại, với mức tăng lần lượt 18,4% và 27,5% (so cùng kỳ năm trước) vào tháng 3/2020. Bên cạnh đó, vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đăng ký đạt mức tăng trưởng cao trong tháng thứ hai liên tiếp. Việt Nam thu hút được 4,6 tỷ USD vốn FDI vào tháng 3/2021, cao hơn 34% so với tháng trước đó. Tăng trưởng tín dụng cũng được đẩy mạnh khi các hoạt động kinh tế được khôi phục. Tín dụng cho nền kinh tế tăng 12,5% (so cùng kỳ năm trước) trong tháng 3/2021. Theo WB, tốc độ tăng này gần sát với các mức trước Covid-19, cho thấy tác động của chính sách tiền tệ nới lỏng của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, qua đó giúp cung cấp vốn đầy đủ để hỗ trợ phục hồi kinh tế.
Khu vực tài chính cần được theo dõi chặt chẽ
Phân tích tình hình kinh tế Việt Nam, WB nhận định, chính sách tài khóa dường như đã chuyển sang vị thế trung lập hơn (khoản thuế thu được và chi tiêu của chính phủ gần như bằng nhau và không ảnh hưởng đến cầu trong nền kinh tế) khi nền kinh tế đã và đang phục hồi. Cân đối ngân sách đạt bội thu lần đầu tiên kể từ khi bắt đầu đại dịch Covid-19, nhờ khu vực kinh tế trong nước tiếp tục phục hồi và xuất nhập khẩu hàng hóa tăng vững chắc. Trong quý I/2021, Chính phủ thu ngân sách 403,7 ngàn tỷ đồng (tăng 3,2% so cùng kỳ năm trước) trong khi tổng chi giảm 0,4% (so cùng kỳ năm trước) xuống còn 341,9 ngàn tỷ đồng, dẫn đến bội thu ngân sách trên 60 ngàn tỷ đồng, cao hơn 29% so với cách đây một năm. WB cho rằng, thu ngân sách cao phản ánh khu vực kinh tế trong nước trở nên mạnh hơn và xuất nhập khẩu tăng trưởng ổn định, với thu ngân sách từ hoạt động xuất nhập khẩu tăng 9,7% (so cùng kỳ năm trước). Giải ngân vốn đầu tư công đảm bảo tiến độ, với tỷ lệ giải ngân khoảng 13%, tương đương quý I/2020.
Bình luận về những khó khăn đối với kinh tế Việt Nam, các chuyên gia WB cho biết, quá trình phục hồi dù diễn ra mạnh mẽ nhưng còn chưa đồng đều, khi một số lĩnh vực dịch vụ vẫn bị ảnh hưởng nghiêm trọng, nhu cầu trong nước chưa phục hồi hoàn toàn sau cú sốc Covid-19. Mặc dù chuyển sang chính sách tài khóa trung lập, nhưng quá trình phục hồi có thể gặp phải những cú sốc mới hoặc khó khăn kéo dài ở một số lĩnh vực của nền kinh tế. Trong đó, lĩnh vực du lịch vẫn suy giảm nặng nề khi dịch vụ lưu trú và ăn uống giảm 4,5% so với cùng kỳ năm trước; tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ vẫn yếu trong tháng 3/2021 sau khi giảm mạnh vào tháng 2.
Vì vậy, WB khuyến nghị trong quá trình phục hồi kinh tế, các cấp có thẩm quyền nên cân nhắc tiếp tục triển khai các biện pháp tài khóa và tiền tệ nếu khủng hoảng vẫn tiếp diễn và nền kinh tế không phục hồi nhanh như dự kiến. Các chuyên gia của WB cũng nhấn mạnh: “Tiếp tục hỗ trợ cho các cá nhân và hộ gia đình vẫn đang chịu ảnh hưởng của cú sốc cũng là cách để đẩy mạnh nhu cầu từ khu vực tư nhân. Trong điều kiện tác động của khủng hoảng đến doanh nghiệp còn kéo dài, khu vực tài chính cần được theo dõi chặt chẽ”.
FED dự báo giá cả tăng, cảnh báo nâng lãi suất
Chủ tịch Cục Dữ trữ liên bang Mỹ (FED) - Jerome Powell nhận định, sức mua của người tiêu dùng Mỹ tăng vọt khi nền kinh tế tái mở cửa cùng với nguồn cung không ổn định có thể sẽ đẩy giá cả tăng cao trong năm nay.
Chủ tịch Cục Dữ trữ liên bang Mỹ đã phát biểu như vậy tại Hội nghị mùa Xuân của Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) và Ngân hàng Thế giới diễn ra dưới hình thức trực tuyến.
IMF dự báo, lạm phát ở Mỹ sẽ đạt 2,25% năm 2022, chỉ cao hơn chút ít so với mục tiêu 2% mà FED đưa ra.(Ảnh: Bloomberg)
Về triển vọng kinh tế thế giới, Giám đốc điều hành IMF - Kristalina Georgieva cho biết, triển vọng tăng trưởng cao hơn ở Mỹ đang ảnh hưởng tích cực đối với kinh tế thế giới nhưng một số nước đang vật lộn để mở cửa nền kinh tế có thể gánh chịu hậu quả nếu Mỹ tăng nhanh lãi suất.
Ủy ban điều hành IMF cũng nhận định nền kinh tế toàn cầu đang phục hồi từ khủng hoảng Covid-19 với tốc độ nhanh hơn so với dự đoán, nhưng cảnh báo việc tăng mạnh lãi suất có thể gây thiệt hại cho các nền kinh tế mới nổi.
WB sửa đổi chính sách chống biến đổi khí hậu Hãng Reuters đưa tin chính sách sửa đổi của Ngân hàng Thế giới (WB) về các cam kết chống biến đổi khí hậu nhằm đưa ra các quyết định tài chính phù hợp với nỗ lực hạn chế tình trạng ấm lên toàn cầu vẫn chưa cho thấy cam kết thể chế tài chính sẽ ngừng cấp vốn cho nhiên liệu hóa thạch....