Ngân hàng Thế giới hỗ trợ Hà Nội tối ưu hóa hiệu quả tuyến buýt BRT
Chiều 2/10, đoàn chuyên gia và lãnh đạo Ngân hàng Thế giới (WB) do ông Franz Drees-Gross, Giám đốc chuyên ngành giao thông và Công nghệ thông tin toàn cầu dẫn đầu đã có buổi làm việc với Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội về hiệu quả một số dự án giao thông trọng điểm tại Thủ đô.
Xe buýt BRT ở Hà Nội. (Nguồn: TTXVN)
Với sự hỗ trợ về kinh phí và kinh nghiệm từ phía WB, Hà Nội đã triển khai thí điểm dự án tuyến xe buýt nhanh (BRT) từ cuối tháng 12/2016.
Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội Nguyễn Quốc Hùng khẳng định, mục tiêu của các dự án giao thông đô thị trên địa bàn Thủ đô nói chung, tuyến buýt BRT nói riêng đều hướng tới nâng cao chất lượng cuộc sống cho người dân. Thành phố sẽ tiếp tục tiếp thu các ý kiến từ chuyên gia nước ngoài cũng như cộng đồng người dân để nâng cao đổi mới phương thức vận hành, quản lý để phục vụ người dân hiệu quả hơn.
Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội bày tỏ mong muốn tổ chức sẽ tiếp tục tích cực hỗ trợ cho các dự án trên địa bàn thành phố, góp phần vào công cuộc phát triển của thủ đô Hà Nội.
Video đang HOT
Ông Franz Drees-Gross cho biết, hình thức xe bus nhanh BRT đã được nhiều nước áp dụng, đem lại những lợi ích dài hạn về giao thông, quy hoạch cho các đô thị thế giới.
“Mô hình này sẽ nhanh chóng phát huy hiệu quả mạnh mẽ tại Hà Nội. Trong quá trình đó, WB sẵn sàng tiếp tục trao đổi kinh nghiệm, hỗ trợ tài chính cho Thủ đô tiếp tục triển khai các tuyến BRT tiếp theo; đồng thời, làm cầu nối cho Hà Nội trao đổi kinh nghiệm phát triển với các đô thị trong khu vực Đông Nam Á,” ông Franz Drees-Gross tin tưởng.
(Theo Vietnam )
Sở Giao thông Hà Nội: Nhiều chuyến BRT có dấu hiệu 'quá tải'
Theo Sở Giao thông, nhiều chuyến BRT chở trên 100 khách trong khi trung bình giờ cao điểm thông thường là 70 khách.
Sáng 10/9, đoàn đại biểu HĐND TP Hà Nội cùng lãnh đạo Sở Giao thông đã đi thực tế một số tuyến xe buýt của thủ đô, trong đó có tuyến buýt nhanh (BRT) Kim Mã - Yên Nghĩa.
Đoàn đại biểu HĐND TP Hà Nội, Sở Giao thông đi thực tế trên một số tuyến xe buýt sáng 10/9. Ảnh: Đông Hà.
Báo cáo với đoàn, Sở Giao thông cho hay, sau 8 tháng đi vào hoạt động, dịch vụ tuyến buýt nhanh đầu tiên của Hà Nội được đánh giá "có độ tin cậy cao". "Buýt nhanh đã hình thành thói quen tham gia giao thông của người dân. Từ khi buýt nhanh đi vào hoạt động chưa có hiện tượng ùn tắc giao thông nghiêm trọng nào", báo cáo cho hay.
Theo Sở Giao thông, trung bình buýt nhanh chở 13.000 khách mỗi ngày. Giờ cao điểm có dấu hiệu quá tải khi có nhiều chuyến chở 110-115 khách (lượng khách bình quân giờ cao điểm là 70 khách/chuyến). Tuy nhiên, vào giờ thấp điểm, số khách trung bình mỗi chuyến chỉ đạt 20 người. Tháng 6, 7 lượng khách giảm do học sinh, sinh viên nghỉ hè.
Cũng theo Sở Giao thông, khách đi buýt nhanh chủ yếu cho mục đích đi làm, trong khi với các tuyến buýt thường, số khách là học sinh sinh viên chiếm đến gần 80%.
Dẫn kết quả khảo sát của Trung tâm quản lý và điều hành giao thông đô thị Hà Nội về việc 23% người dân đã bỏ phương tiện cá nhân để chuyển sang đi buýt nhanh, Sở Giao thông cho rằng "điều đó cho thấy khi chất lượng vận tải hành khách công cộng được nâng cao, người dân sẵn sàng bỏ phương tiện cá nhân chuyển sang phương tiện công cộng".
Sở Giao thông cho hay, vào giờ cao điểm, nhiều chuyến buýt nhanh chở trên 100 khách. Ảnh minh hoạ: Ngọc Thành.
Tuyến buýt nhanh BRT 01 (Kim Mã - Yên Nghĩa) được thông xe từ đầu năm 2017, chạy trên tuyến đường dành riêng có chiều dài 14,7 km, sử dụng 26 xe. Dọc tuyến có 21 nhà chờ và 2 điểm đầu cuối.
Tại cuộc họp cuối tháng 4, Chủ tịch Hà Nội cho rằng, lượng khách trung bình mỗi chuyến chỉ 34, cao nhất chưa đạt 48 khách trong khi sử dụng làn xe riêng là chưa hợp lý. Do đó, Chủ tịch thành phố giao Sở Giao thông nghiên cứu, thí điểm cho xe buýt thường đi vào làn BRT.
Trả lời báo chí sau đó, lãnh đạo Trung tâm quản lý và điều hành giao thông đô thị Hà Nội (Tramoc) cho biết, việc thí điểm có thể bắt đầu từ tháng 6 và kéo dài 6 tháng. Tuy nhiên đến thời điểm này, việc thí điểm cho xe buýt thường đi vào làn buýt nhanh chưa được thực hiện.
Theo Sở Giao thông Hà Nội, ngoài tuyến buýt BRT 01 Kim Mã - Yên Nghĩa, thành phố còn có 109 tuyến buýt với gần 1.800 phương tiện, hơn 4.000 lái xe và nhân viên bán vé. Mỗi ngày xe buýt thủ đô thực hiện trên 14.000 lượt vận chuyển, phục vụ bình quân 1,1 triệu hành khách/ngày. Tháng 7 vừa qua, Hà Nội đã hoàn thành "phủ sóng" xe buýt có trợ giá trên toàn bộ 30 quận, huyện, thị xã.
Võ Hải
Theo VNE
Không có thuốc thần chữa tắc đường Hà Nội Không có thuốc thần nào có thể cải thiện tình trạng ùn tắc của Hà Nội, nếu vẫn giữ thói quen tham gia giao thông tùy tiện hiện nay. Hà Nội giá rét những ngày cuối năm nhưng lại nóng bởi chuyện của những chiếc xe buýt nhanh trên tuyến Kim Mã - Yên Nghĩa. Khi những chiếc xe buýt nhanh mang ký...