Ngân hàng Thanh toán Quốc tế mời Việt Nam tham gia
Ngày 14/1, Ngân hàng Thanh toán Quốc tế (BIS), một tổ chức quốc tế uy tín của các ngân hàng trung ương trên thế giới, đã chính thức gửi lời mời Việt Nam tham gia tổ chức này.
Trụ sở Ngân hàng Thanh toán Quốc tế tại Basel, Thụy Sĩ. Ảnh: centralbanking.com
Trong thông cáo báo chí công bố cùng ngày trên trang chủ của mình, Ngân hàng Thanh toán Quốc tế cho biết định chế này quyết định mở rộng số lượng thành viên và đã gửi thư mời tới ngân hàng trung ương (ngân hàng nhà nước) của Việt Nam, Kuwait và Morocco.
Thông cáo cho biết BIS sẽ mở rộng số lượng thành viên gồm các ngân hàng trung ương và tăng cường cộng tác với vai trò BIS là một diễn đàn đóng góp cho hợp tác quốc tế, đồng thời là một định chế của các ngân hàng trung ương và tổ chức tài chính khác.
Ban Giám đốc BIS đã quyết định mời ngân hàng trung ương (ngân hàng nhà nước) Việt Nam, Kuwait và Morocco trở thành thành viên của BIS. Đây là đợt mở rộng danh sách thành viên lần đầu tiên của BIS kể từ năm 2011, qua đó sẽ nâng số lượng thành viên của BIS lên 63.
Video đang HOT
Ngân hàng Thanh toán Quốc tế là một tổ chức quốc tế của các ngân hàng trung ương, thậm chí được coi là ngân hàng trung ương của các ngân hàng trung ương trên thế giới. BIS có vai trò thúc đẩy sự hợp tác giữa các ngân hàng trung ương và các cơ quan khác để ổn định tiền tệ và tài chính toàn cầu. Hoạt động của BIS được thực hiện bởi các tiểu ban, ban thư ký và bởi hội nghị toàn thể các thành viên được tổ chức hàng năm.
BIS được thành lập năm 1930 theo Hiệp ước Hague và có trụ sở chính tại thành phố Basel, Thụy Sĩ.
Theo Thanh Tuấn/Báo Tin tức
Việc phát hành tiền điện tử của các ngân hàng trung ương là 'không thể tránh khỏi'
Các ngân hàng trung ương, bao gồm Ngân hàng Thanh toán Quốc tế (BIS), đã có những bước đi đầu tiên trong việc phát triển tiền điện tử thực sự, chứ đó không chỉ là một dự án khả thi trên giấy.
Một điều không thể tránh khỏi là các ngân hàng trung ương, kể cả Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed), sẽ phát hành tiền kỹ thuật số, Reuters dẫn lại lời nhận định mới đây từ Chủ tịch Fed Bank tại Philadelphia - Patrick Harker, nhân một hội nghị ngân hàng.
Đồng thời, ông cảnh báo Mỹ không nên đi đầu trong cuộc đua phát triển tiền điện tử, vì với vai trò là đồng tiền dự trữ của thế giới nó cần thử nghiệm công nghệ mới. Nhưng việc phát hành vẫn là không thể tránh khỏi và tốt hơn hết là Mỹ cần bắt đầu nắm rõ về nó.
Đó cũng là phần trả lời của Patrick Harker cho câu hỏi về quyết định của Fed để tạo ra hệ thống thanh toán riêng theo thời gian thực.
Harker tin rằng dịch vụ FedNow trong vòng 5 năm tới sẽ xoay quanh tiền điện tử. Fed và các ngân hàng trung ương khác đang tranh luận cả về cách tiếp cận sự gia tăng của các loại tiền điện tử được phát hành tư nhân như Bitcoin lẫn xem xét cách mà công nghệ Blockchain cơ bản có thể thay đổi ngân hàng trung ương truyền thống.
Và rằng liệu việc các đồng tiền điện tử phát triển đủ lớn và trở thành loại tiền tệ thực thụ sẽ cần nhiều quy định hơn không, nó có thể đe dọa khả năng đưa ra các chính sách tiền tệ của các ngân hàng trung ương hay không?
Trong khi đó hồi tháng 6, Chủ tịch Fed - Jerome Powell đã khẳng định rằng tiền điện tử vẫn đang ở trong giai đoạn trứng nước và vẫn còn một chặng đường dài phía trước. Những nhân sự khác của Fed thì cho rằng những lợi ích của việc ngân hàng trung ương phát hành tiền điện tử là chưa rõ ràng.
Nhưng cũng có một mối lo ngại, đặc biệt là khả năng Facebook sẽ thiết lập một tổ chức tài chính mới đằng sau sự ra đời của dự án tiền điện tử Libra. Và trên phương diện toàn cầu, các ngân hàng trung ương bao gồm cả Ngân hàng Thanh toán quốc tế (BIS) đã có những bước đi đầu tiên trong việc phát triển tiền điện tử thực sự, chứ không chỉ là một dự án khả thi trên giấy.
Ông Harker thừa nhận rằng lúc này, quan điểm của mình vẫn thuộc nhóm thiểu số trong hội đồng Fed. Những cộng sự của ông đã bắt đầu nghiên cứu về việc phát hành tiền điện tử và ông đang lên kế hoạch thực hiện một hội thảo nghiên cứu nhỏ cho các học giả với vào đầu năm tới (2020), theo Reuters.
Tờ báo Der Spiegel của Đức mới đây đã đưa tin USD sẽ chiếm 50% trong tổng số các loại tiền tệ hỗ trợ định giá cho tiền điện tử Libra của Facebook. "Rổ" tiền tệ này cũng bao gồm cả Euro, Yen, bảng Anh và SGD (đô la Singapore), nhưng sẽ không có Nhân dân tệ.
Tuy nhiên, Hiệp hội Libra (Libra Association), tổ chức phi lợi nhuận bao gồm Facebook và 27 thành viên khác tham gia kế hoạch ra mắt và giám sát tiền điện tử Libra, từ chối bình luận về những thông tin cụ thể về Quỹ Dự trữ Libra (Libra Reserve, bên phụ trách lưu giữ các tài sản thực tế để bảo vệ giá trị của tiền điện tử).
Thi Anh
Theo Motthegioi.vn
Thế giới đang lên Basel 4, Việt Nam loay hoay Basel 2 Áp dụng Basel cơ bản sẽ cho phép các ngân hàng đo lường rủi ro, chủ động trong việc quản lý rủi ro. Tính theo cấp độ, Basel III được triển khai từ năm 2015 và Basel IV đang được xây dựng. Nhưng đến thời điểm này Việt Nam vẫn loay hoay triển khai Basel II tại 10 ngân hàng thương mại (NHTM)....