Ngân hàng thanh lý ôtô Mercedes, Mazda 6, Camry giá thấp
Thời gian qua, nhiều ngân hàng liên tục thông báo đấu giá tài sản bảo đảm khoản vay để xử lý và thu hồi nợ. Tài sản bao gồm nhiều mẫu ôtô, trong đó có cả một số dòng xe sang.
Ngân hàng SeABank mới đây thông báo bán đấu giá tài sản bảo đảm là một ôtô Mercedes Benz C Class C250 sản xuất năm 2015, giá khởi điểm 880 triệu đồng. Con số này rẻ hơn mức giá trên dưới 1 tỷ đồng của dòng xe này trên các trang rao tin ôtô đã qua sử dụng.
Nhà băng này cũng đang thanh lý một xe hơi Mazda 3 đời 2017 với giá khởi điểm 490 triệu đồng. Mẫu xe hạng C này có giá chuyển nhượng phổ biến trên thị trường hiện tại khoảng 550-600 triệu đồng.
Tuy nhiên, ngân hàng không thông tin chi tiết về tình trạng hiện tại hay số quãng đường đã đi của những ôtô được đấu giá.
Ngân hàng VIB đang rao bán hàng hơn 60 ôtô thuộc nhiều thương hiệu. Trong đó, có chiếc Mercedes Benz CLA250 4Matic dung tích 2L đời 2014 với giá khởi điểm 750 triệu đồng.
Trên một số diễn đàn sang nhượng ôtô cũ, mẫu xe sang này được rao bán với giá 750-950 triệu đồng, tùy theo số km đã đi. Phía ngân hàng không công bố cụ thể tình trạng sử dụng của xe thanh lý và chỉ giới thiệu xe “bảo quản kỹ”.
Mẫu xe Mercedes Benz CLA250 4Matic đời 2014.
Ngân hàng này cũng thông báo đấu giá một ôtô Mazda 6 đời 2017, dung tích 2L, hiện trạng “còn khá đẹp” với giá khởi điểm 700 triệu đồng. Dòng sedan hạng D này hiện được rao bán với khoảng giá phổ biến 650-750 triệu đồng.
Nhưng hai ôtô trên chưa phải là mẫu xe có mức giá cao nhất trong danh sách rao bán. Nhà băng đang thanh lý một chiếc Mazda CX5 sản xuất năm 2018, dung tích 2,5L, giá khởi điểm 820 triệu đồng, tương đương với giá trên một số trang bán xe cũ.
Video đang HOT
Ngoài ra, còn hàng chục ôtô dưới 9 chỗ ngồi của nhiều thương hiệu như Chevrolet, Mazda, Toyota, Mitsubishi, Hyundai, Ford với giá thấp nhất từ 160 triệu đồng được VIB rao bán.
Mới đây, ngân hàng Techcombank cũng thông báo lựa chọn tổ chức đấu giá tài sản đảm bảo là 30 ôtô. Trong đó, có 2 chiếc Toyota Camry 2.4 và 2 ôtô Toyota Camry 3.5 với giá khởi điểm lần lượt từ 280 triệu và 260 triệu mỗi xe.
Tuy nhiên, ngân hàng chưa công bố thông tin chi tiết về năm sản xuất cũng như tình trạng sử dụng của xe.
Ngân hàng VPBank cũng tìm tổ chức đấu giá hàng chục ôtô thuộc nhiều chủng loại do Chevrolet, Hyundai, Toyota, Mazda sản xuất. Trong đó, có những mẫu xe sang như Camry được báo giá khởi điểm hơn 1 tỷ đồng trong khi giá chào bán thấp nhất là 370 triệu đồng mới mẫu hathback Hyundai Grand i10.
Minh Liêm
Thế nào là nền tảng (platform) tạo nên các dòng xe?
Hệ thống khung gầm nền tảng (platform) là một trong những cấu trúc phức tạp và quan trọng nhất tạo nên một chiếc xe. Đây là hệ thống quyết định khả năng vận hành của xe, độ an toàn, tính ổn định và thậm chí là quyết định cả hình dáng cơ bản của chiếc xe.
Platform (hay nền tảng) có thể hiểu là cấu trúc sơ bộ của 1 chiếc ô tô. Hệ thống này bao gồm phần khung gầm, đi cùng với đó là 1 phần thân vỏ, tuỳ thuộc vào từng loại nền tảng mà có thể đi cùng với các chi tiết khác như hệ thống lái, cột chịu lực,...
Nền tảng MQB của Volkswagen. Ảnh: Internet
Có thể nói, Platform giúp định hình tính chất chiếc xe từ thương hiệu/ khả năng vận hành/độ bền/giá cả...hay nói cách khác, platform được ví như bộ xương của một chiếc ô tô. Bộ xương này không quyết định hoàn toàn diện mạo của chiếc xe, tuy nhiên nó đóng vai trò quyết định trong việc quyết định hình dáng cơ bản và các đặc tính khác như động cơ đặt ngang hay dọc, dẫn động cầu trước hay cầu sau, chiều dài cơ sở là bao nhiêu.
Tại sao các hãng lại sử dụng chung nền tảng?
Chi phí và thời gian các hãng xe cần bỏ ra cho việc nghiên cứu và phát triển thành công một nền tảng là rất tốn kém. Vì thế ngày nay, các hãng xe thường đưa ra giải pháp chia sẻ nền tảng, tức là 2 hãng xe có thể hoàn toàn độc lập với nhau nhưng có sản phẩm sử dụng cùng một Platform với nhau.
Ví dụ Audi TT và Wolkswagen Golf là hai mẫu xe có hình dáng khác biệt nhưng lại có chung một nền tảng. Hay một số mẫu xe và thương hiệu khác có chung nền tảng như Audi Q7 với Bentley Bentayga, RollsRoyce Ghost với BMW 7 Series, Ford Mondeo với Mazda 6...
Audi Q7 chia sẻ khung gầm với Bentley Bentayga. Ảnh: Carwow
Điều này có tác dụng rất lớn trong việc giảm chi phí sản xuất, giúp đưa ra thị trường các mẫu xe có kết cấu được nghiên cứu kỹ lưỡng nhưng có giá thành phù hợp. Theo một số thông tin, Mercedes Benz và BMW sẽ tham gia cùng phát triển nền tảng dùng chung cho xe điện tương lai, ước tính việc hợp tác có thể giúp tiết kiệm 7-8 tỷ USD cho 2 hãng xe đến từ Đức này. Nissan cũng hợp tác cùng Mitsubishi để sử dụng chung khung gầm cho 2 mẫu bán tải Mitsubishi Triton 2020 và Nissan Navara 2021.
Để hiểu rõ hơn về hiệu quả kinh tế khi các hãng xe lựa chọn quyết định sử dụng chung nền tảng với một hãng khác, hãy cùng đến với Lamborghini - hãng xe thể thao hiệu năng cao hàng đầu thế giới.
Dù có lịch sử phát triển các mẫu xe thể thao hàng đầu thế giới, tuy nhiên Lamborghini chưa từng sản xuất xe SUV. Do đó khi bắt tay vào nghiên cứu mẫu Lamborghini Urus, hãng xe này cần quyết định 1 trong 2 lựa chọn: hoặc là hãng tự nghiên cứu sản xuất nền tảng dành riêng cho mẫu xe mới của mình, hoặc là bắt tay sử dụng chung nền tảng với một hãng xe khác.
Lamborghini Urus và Porsche Cayenne là 2 mẫu xe sở hữu chung platform. Ảnh: Internet
Nếu lựa chọn tự phát triển nền tảng cho Urus, Lamborghini có thể tiêu tốn rất nhiều kinh phí và thời gian để phát triển, có thể kéo dài tới hàng năm trời và kéo theo giá thành của một chiếc xe thành phẩm tăng thêm đáng kể, có thể lên tới hàng trăm ngàn USD. Bên cạnh đó, họ còn phải đối mặt với các vấn đề kỹ thuật như độ cứng vững, an toàn...để đảm bảo tiêu chuẩn quốc tế, hiệu năng của nền tảng để có một mẫu SUV nhanh và mạnh mẽ.
Trong khi đó, khi lựa chọn sử dụng nền tảng của Porsche Cayenne, bài toán của Lamborghini đã được giải quyết phần nào, đặc biệt ở mặt thời gian.
Tại sao không nghiên cứu và sử dụng chung 1 nền tảng tốt nhất cho mỗi dòng xe?
Câu hỏi này giống với tại sao cùng là xe 7 chỗ, Toyota Rush không sử dụng chung nền tảng với Audi Q7?
Vấn đề quyết định ở đây nằm ở giá thành. Nếu 2 mẫu xe trên sử dụng chung một nền tảng, giá thành của Toyota Rush sẽ lên tới cả tỷ đồng thay vì vài trăm triệu. Cấu tạo khung gầm, hệ thống treo trên một chiếc xe như Audi Q7 có tới hàng chục chi tiết phức tạp sẽ có giá thành cao hơn rất nhiều hệ thống treo đơn giản được sử dụng trên những dòng xe phổ thông.
Nền tảng của Tata Harrier. Ảnh: Internet
Ngoài ra, trên các mẫu xe hiệu năng cao, vật liệu cao cấp được sử dụng nhiều và cấu tạo phức tạp giúp hấp thụ xung lực tốt, có khả năng trang bị khối máy lớn, cảm giác lái thể thao và có thể đạt đến tốc độ cao, đây là điều mà những người sử dụng xe vào mục đích kinh doanh không quan tâm nhiều. Do đó, các hãng xe phổ thông sẽ tự phát triển một hệ nền tảng đơn giản và đảm bảo tiêu chí bền cho mục đích của mình.
Như vậy, nền tảng (hay platform) được chế tạo dựa trên triết lý thiết kế và sản xuất của hãng xe, cũng như nhóm đối tượng khác hàng mà hãng xe nhắm đến. Có những platform sinh ra với mục đích chiếc xe bền, rẻ dễ bán, có những platform lại phục vụ mục đích khác như an toàn, thể thao...
Vinh Nguyen
Giá lăn bánh Toyota Camry 2020 mới nhất, đối thủ của Honda Accord, Mazda 6 Cập nhật giá lăn bánh của mẫu xe hạng D Toyota Camry 2020 mới nhất tại thị trường Việt Nam. Toyota Camry hiện là đối thủ cạnh tranh trực tiếp của Honda Accord, Mazda 6, Kia Optima. Tại Việt Nam, Toyota Camry 2020 có 7 màu sơn tùy chọn dành cho khách hàng bao gồm: Đỏ, trắng, bạc, đen, nâu, xám và ghi....