Ngân hàng thanh lý 20 chiếc xe hơi cũ với giá 6 tỷ: Đắt hay rẻ?
Những chiếc xe này có niên hạn sử dụng từ 10-16 năm, hầu hết là các thương hiệu gồm Toyota, Huyndai và Mitsubishi. Thông tin đăng tải thanh lý những chiếc xe này với giá tổng cộng hơn 6,2 tỷ bị nhi…
Mới đây, SCB đã đăng tải thông tin thanh lý 20 chiếc xe hơi với tổng giá chào bán khởi điểm hơn 6,2 tỷ đồng. Các mẫu xe được nhà băng này rao bán thanh lý đã có niên hạn sử dụng từ 10-16 năm. Hầu hết là các thương hiệu gồm Toyota, Hyundai và Mitsubishi.
Ngân hàng sẽ tổ chức bán thanh lý bằng hình thức chào giá kín (theo mẫu của SCB đính kèm) bỏ vào phong bì, dán kín niêm phong, và chọn cá nhân, tổ chức có giá chào mua cao nhất. Người mua sẽ thực hiện chào giá riêng cho từng xe và hội đồng thanh lý sẽ quyết định người mua dựa theo mức chào giá.
Điều đáng nói, giá thanh lý mà ngân hàng đưa ra đã dấy lên nhiều tranh cãi, và trong số đó, nhiều người “chê” giá khởi điểm quá đắt so với thực tế.
Chẳng hạn, chiếc xe Toyota Camry đời 2003 được thanh lý với giá khởi điểm 332 triệu đồng. Chiếc Hyundai Sonata 2.0 đời 2009 giá 414 triệu đồng, hay Toyota Innova đời 2006 giá từ 294 triệu…
Một số chiếc xe hơi cũ đang được SCB thanh lý
Anh H, thành viên trong một hội xe hơi, xe bán tải ở Hà Nội cho rằng mức giá ngân hàng đưa ra không sát với thực tế, đây là những chiếc xe có tuổi đời quá lâu, số km sử dụng là khá nhiều. Với mức giá đó đã có thể mua được những chiếc xe mới mà thông số, chất lượng không kém gì, thậm chí còn hơn.
Chẳng hạn, với chiếc Toyota Camry đời 2003, số km sử dụng là hơn 315 nghìn km được SCB rao bán với giá 332 triệu đồng . Trong khi đó, trên các chợ xe online, giá trị chiếc Camry, cùng năm sản xuất, với số km ít hơn, cũng chỉ được rao bán với giá 210 – 230 triệu đồng. Hay chiếc Inova đời 2007 cũng chỉ có giá 240 triệu đồng.
Trên thực tế, không riêng gì lô 20 chiếc xe ô tô nói trên bị “chê” đắt mà rất nhiều tài sản mà các ngân hàng đang phát mãi, thanh lý hiện nay cũng vấp phải nhiều tranh cãi về giá chào bán, phải đấu giá tới 6-7 lần, liên tục đại hạ giá nhưng vẫn “ế”.
Sacombank lại vừa tiếp tục thông báo về việc chào bán cổ phiếu của công ty cổ phần thương mại vàng bạc đá quý Phương Nam (NJC), và đây đã là lần chào bán thứ 7. Giá chào bán được đưa ra lần này là 107 tỷ đồng, thấp hơn so với mức 132 tỷ đồng được đưa ra hồi đầu tháng 11, và đã giảm khoảng 60% so với những lần đấu giá đầu tiên.
Video đang HOT
Việc chào bán các khoản nợ xấu cũng rất trắc trở. Chẳng hạn, BIDV vừa đăng thông báo chào bán khoản nợ của công ty TNHH liên doanh Lever lần thứ 5, tổng giá trị khoản nợ là hơn 19 tỷ đồng. Mức giá khởi điểm là 12,6 tỷ đồng, giảm 3 tỷ so với một lần đấu giá trước đó.
Theo một nhân viên ngân hàng, việc tính toán giá trị thanh lý của tài sản như xe hơi, quyền sử dụng đất nhà ở của các nhà băng hiện nay đang được tính theo một tỷ lệ nhất định so với số nợ của khách hàng.
Do đó, những chiếc xe thanh lý thường có giá cao hơn so với mặt bằng chung và phải nhiều lần điều chỉnh cho đến khi bán được.
Theo các chuyên gia, ngân hàng thường đấu giá thất bại, không ai tham gia, phải tổ chức đấu giá rất nhiều lần mới thành công là do khâu định giá tài sản đấu giá chưa chính xác. Trong khi đó, điều này sẽ làm kéo dài thời gian xử lý nợ, gây lãng phí và tốn kém cho ngân hàng.
Trong một hội thảo về thị trường mua bán nợ mới đây, ông Phạm Xuân Hòe, Phó Viện trưởng Viện chiến lược Ngân hàng Nhà nước cho biết, thị trường mua bán nợ xấu của Việt Nam có điểm hạn chế là quá vướng quan điểm định giá khoản nợ, chênh lệch giữa giá trị sổ sách và giá trị khoản nợ theo thị trường.
Việt Nam hiện nay cũng không có doanh nghiệp làm xếp hạng tín nhiệm nào và hầu hết phải đi thuê nước ngoài.
Trong khi đó, một đại diện của VAMC cho biết, hiện nay định giá về khoản nợ chủ yếu dựa trên giá trị tài sản đảm bảo, nhưng theo vị này thì còn phải định giá dựa trên hoạt động quản trị của doanh nghiệp thì mới đầy đủ. Song Việt Nam cũng chưa có văn bản hướng dẫn về việc định giá các khoản nợ.
Sở dĩ nhiều cuộc đấu giá khoản nợ xấu, đấu giá TSĐB của nợ xấu phải đấu giá 5-6 lần vẫn ế là do định giá quá cao. “Đã là nợ xấu thì không thể kỳ vọng thu được toàn bộ cả nợ gốc, cả nợ lãi được. Ở Hàn Quốc, thu được 20-30% nợ gốc thôi đã là tốt lắm rồi”, vị này cho biết.
Theo Autopro
Vì sao giá xe ô tô mới không thể "leo thang" trong mùa cao điểm 2019?
Trái ngược với những diễn biến bất thường năm ngoái, thị trường ô tô cuối năm 2019 ghi nhận sự ổn định về giá. Thậm chí, người tiêu dùng còn được hưởng nhiều chính sách ưu đãi, khuyến mại hấp dẫn.
Đây rõ ràng là một tín hiệu đáng mừng cho người tiêu dùng trong nước nhưng đâu là nguyên nhân khiến giá ô tô không thể tăng?
Nếu như năm 2018, người tiêu dùng thực sự hoang mang khi thị trường ô tô có biểu hiện khan hàng (đặc biệt là các mẫu xe nhập khẩu) khiến các đại lý bắt tay nhau làm giá, ép khách mua xe kèm phụ kiện giá chát thì nay, cảnh tượng đó không còn. Theo ghi nhận của phóng viên tin tức ô tô, những tháng cuối cùng của năm 2019, giá xe ô tô không tăng và giữ trạng thái ổn định ở tất cả các phân khúc. Điều này bắt nguồn từ những nguyên nhân sau:
Hoạt động sản xuất và nhập khẩu ô tô đều tăng
Hiện tại, tình hình sản xuất của 3 "ông lớn" trong nước là Huyndai Thành Công (TC) Motor, Trường Hải (Thaco) và Vinfast vẫn liên tục gặt hái thành tựu mới.
Sự kiện TC Motor chuyển hầu hết các mẫu xe chủ lực sang hình thức lắp ráp trong nước thay vì nhập khẩu nguyên chiếc đã giúp ngành công nghiệp bốn bánh của Việt Nam "thay da đổi thịt". Chỉnh tính riêng trong 10 tháng đầu năm 2019, TC Motor đã bán ra thị trường 63.210 xe ô tô các loại, gần như đã thành mục tiêu đề ra cho năm 2019 (đạt doanh số 70.000 xe và chiếm lĩnh 23% thị phần xe du lịch).
Vì sao giá xe ô tô mới không thể "leo thang" trong mùa cao điểm 2019?
Thaco cũng rất nỗ lực trong việc bảo vệ vị thế dẫn đầu bằng việc lắp ráp nhiều mẫu xe mới, làm phong phú đội hình sản phẩm và tạo mức giá cạnh tranh. Năm nay, Thaco còn mở rộng quy mô sản xuất của nhà máy Kia lên 50.000 xe/năm tương tự với mức công suất của nhà máy sản xuất Mazda mới khánh thành trước đó không lâu.
Những số liệu thống kê gần đây cho thấy, TC Motor và Thaco đang dẫn đầu thị trường với mức tăng trưởng 10,8%.
Trong khi đó, thương hiệu ô tô Việt đầu tiên - VinFast cũng đã hoàn thiện dây chuyền sản xuất hiện đại, đạt công suất 250.000 xe/năm với tốc độ thần kỳ. Các dòng sản phẩm của VinFast đã được tung vào thị trường cùng với chính sách ưu đãi về giá, hướng tới lợi ích của khách hàng. Điều này giúp VinFast đạt mức tăng trưởng tốt dù chỉ là một hãng xe hơi non trẻ.
Sự phất lên của các đối thủ khiến Toyota Việt Nam quyết định chuyển hình thức phân phối cho một số dòng xe bán chạy, từ nhập khẩu nguyên chiếc sang lắp ráp trong nước. Ford cũng không chịu ngồi yên và đang tìm cách chuyển sang lắp ráp trong nước những dòng xe mới.
Theo số liệu của Bộ Công Thương, trong 10 tháng đầu năm, tổng lượng ô tô lắp ráp trong nước đạt 284.200 chiếc, tăng khoảng 8,6% so với cùng kỳ năm ngoái.
Bên kia chiến tuyến, lượng xe nhập khẩu cũng tăng một cách chóng mặt. Theo số liệu của Tổng cục Hải quan, tháng 10 vừa qua, có khoảng 16.683 xe các loại được đưa về nước, đạt giá trị gần 324 triệu USD, tương ứng với mức tăng 50,2 về lượng và tăng 28,6% về giá trị. Tổng 10 tháng đầu năm, 123.484 xe đã hoàn thành thủ tục thông quan, đạt 2,715 tỷ USD về giá trị, tăng 131,6% về lượng và tăng 126,5% về trị giá so với cùng kỳ năm ngoái.
Như vậy, sản lượng ô tô nhập khẩu và ô tô lắp ráp trong nước đều tăng, đạt tổng 404.200 xe.
Cung đã vượt cầu
Bộ Công Thương từng dự đoán, ô tô nhập khẩu sẽ thiết lập kỷ lục trong năm 2019 với kim ngạch đạt hơn 3,4 tỷ USD, tăng gần gấp đôi so với con số 1,8 tỷ USD của năm 2018.
Ước tính, trong 10 tháng đầu năm, cả nước tiêu thụ 240.000 xe lắp ráp trong nước, hiện tồn khoảng 40.000 xe các loại. Trong khi đó, số lượng tồn đọng của xe lắp ráp trong nước là 17.000 xe. Cộng dồn lại, thị trường Việt đang tồn gần 60.000 xe các loại. Dự kiến, thời gian tới, xe lắp ráp vẫn xuất xưởng đều và xe nhập khẩu vẫn đổ về hàng chục ngàn chiếc mỗi tháng.
Theo lời một giám đốc doanh nghiệp phân phối ô tô tại TP.HCM, lượng hàng tồn trên chưa phản ánh hết thực tế. Đó mới chỉ là lượng xe mà hãng giao cho các đại lý mỗi tháng. Lượng xe bán ra hàng tháng tại các đại lý thấp hơn rất nhiều.
Ví dụ, một đại lý có thể tiêu thụ 100 xe/tháng nhưng có tháng chỉ "đẩy" được 40 xe ra khỏi kho và tồn lại 60 xe. Cộng dồn nhiều tháng, lượng xe tồn kho tại đại lý lên tới trăm chiếc. Nhìn rộng ra toàn thị trường, lượng xe tồn kho có thể lên tới trăm ngàn chiếc. Các đại lý đang tranh thủ mùa cao điểm mua sắm để thanh lý hàng tồn, chấp nhận giảm cho khách 20-50 triệu đồng thông qua hình thức tặng phụ kiện, gói dịch vụ hoặc tiền mặt.
" Chưa có năm nào, khách hàng mua ô tô lại được các đại lý o bế như năm nay", vị này nói. Đại diện của Ford Việt Nam cũng thừa nhận, lượng xe tồn kho tại các doanh nghiệp và đại lý rất lớn do các hãng xe dự đoán "điểm rơi" không chính xác. Dự đoán mức tiêu thụ sẽ tăng 30% nhưng trên thục tế chỉ đạt 15%-17%, nhỉnh hơn một chút so với năm ngoái. Trong thời gian tới, thị trường ô tô Việt Nam chưa thể thoát khỏi cảnh cung nhiều hơn cầu.
Cạnh tranh khốc liệt
Hai tháng gần đây, các hãng xe lao vào cuộc chiến giảm giá để giữ thị phần. Không khí cạnh tranh ngày càng khốc liệt. Giá xe ô tô năm 2019 vì thế mà có phần hạ nhiệt, giảm từ 8-15% so với trước. Điều này cho thấy lượng xe tồn kho đang tạo áp lực cho đại lý phân phối.
Mặc dù hàng tồn nhiều nhưng hiện nay các đại lý không dễ dàng thanh lý dù liên tục tung chiêu khuyến mại, ưu đãi. Khách hàng đang có tâm lý chờ mẫu xe đời 2020 giảm giá để chốt mua. Họ làm ngơ với những mẫu xe 2019, 2018 dù đại lý giảm giá "kịch sàn".
Chưa năm nào, cuộc chiến giảm giá lôi kéo sự tham gia của các hãng xe sang với mức giảm lên tới hàng trăm triệu đồng. Và, chưa năm nào, Toyota chịu "xuống nước" như năm nay, liên tục tung ưu đãi cho các mẫu xe ăn khách để bảo vệ thị phần tại Việt Nam.
Dự đoán, sang năm 2020, nhu cầu tiêu thụ ô tô sẽ tăng khoảng 20% nhưng giá xe ô tô vẫn không thể tăng, ngược lại còn giảm.
Theo Oto
Ngân hàng SCB thanh lý hàng loạt ô tô: Giá từ 150 triệu đồng Ngân hàng SCB vừa thanh lý 20 chiếc ô tô với tổng giá trị lên tới 6 tỷ đồng. Trong đó giá xe dao động từ 150 triệu đồng đến 400 triệu đồng. Ngân hàng SCB vừa thanh lý 1 lô xe ô tô gồm 20 chiếc từ 4 đến 7 chỗ với tổng giá trị lên tới 6,2 tỷ đồng. Trong đó...