Ngân hàng sữa mẹ đầu tiên tại Hà Nội chính thức hoạt động
Sáng 22-3, Bệnh viện Nhi trung ương chính thức khai trương ngân hàng sữa mẹ sau bốn tháng chạy thử.
Đây cũng là ngân hàng sữa mẹ đầu tiên tại Hà Nội và được thiết lập, vận hành tại bệnh viện chuyên khoa nhi.
Ngân hàng sữa mẹ tại Bệnh viện Nhi trung ương – Ảnh: BVCC
Ngân hàng sữa mẹ tại Bệnh viện Nhi trung ương được thành lập dưới sự hỗ trợ của Chính phủ Ireland, Alive & Thrive và Newborns Việt Nam.
Chia sẻ tại lễ khai trương, PGS.TS Trần Minh Điển, giám đốc Bệnh viện Nhi trung ương, cho biết sữa mẹ thanh trùng được xem là một liều thuốc đặc biệt giúp tăng cường khả năng sống sót cho nhóm trẻ sơ sinh bệnh nặng, chưa thể bú sữa mẹ đẻ đang điều trị tại bệnh viện.
Theo nghiên cứu, sữa mẹ thanh trùng dùng thay thế tạm thời sữa mẹ đẻ, giúp giảm 19% nguy cơ nhiễm trùng sơ sinh muộn ở nhóm trẻ dễ bị tổn thương, nhẹ cân trong vòng 28 ngày đầu đời, giảm thời gian nằm viện 15 ngày và giảm thời gian nuôi dưỡng tĩnh mạch tới 10 ngày so với sử dụng sữa công thức.
Video đang HOT
Bác sĩ CKII Lê Thị Hà – giám đốc Trung tâm Sơ sinh, Bệnh viện Nhi trung ương – cho biết, mỗi năm bệnh viện tiếp nhận, chăm sóc và điều trị 4.500 – 5.000 trẻ sơ sinh bị bệnh nặng như sinh non, nhẹ cân, nhiễm trùng, dị tật bẩm sinh… cần nguồn sữa mẹ để đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng điều trị, hỗ trợ cho quá trình hồi phục.
Tuy vậy, do trẻ được điều trị tại bệnh viện khác nên khi chuyển viện thường không có mẹ đi cùng hoặc mẹ bị bệnh nặng cần điều trị tại bệnh viện sản… nên trẻ chưa có sữa mẹ kịp thời làm chậm quá trình dinh dưỡng đường ruột.
“Sau bốn tháng hoạt động thử, Ngân hàng sữa mẹ tại Bệnh viện Nhi trung ương đã nhận được 600 lít sữa mẹ hiến tặng từ 38 bà mẹ – là các sản phụ có con đang điều trị tại bệnh viện. Từ đó cung cấp sữa mẹ sau khi thanh trùng cho 280 trẻ, trong đó có 62 trẻ bị nhiễm COVID-19 hoặc có mẹ bị nhiễm COVID-19 ốm nặng không thể cho con bú”, bác sĩ Hà thông tin.
Theo ThS.BS Đinh Anh Tuấn, phó vụ trưởng, Vụ Sức khỏe bà mẹ – trẻ em (Bộ Y tế), quy trình vận hành các ngân hàng sữa mẹ tại Việt Nam được xây dựng dựa trên những thực hành tốt nhất, được quy định rõ trong hướng dẫn chuyên môn kỹ thuật thiết lập và vận hành ngân hàng sữa mẹ của Bộ Y tế.
“Sữa mẹ sau khi được tự nguyện hiến tặng sẽ được xét nghiệm và thanh trùng để đảm bảo an toàn tuyệt đối cho trẻ sơ sinh khi sử dụng. Các bà mẹ đăng ký hiến sữa cần đảm bảo các yêu cầu về sức khỏe, bao gồm việc thực hiện xét nghiệm máu định kỳ”, ông Tuấn thông tin.
Ngân hàng sữa mẹ tại Bệnh viện Nhi trung ương là một trong bảy ngân hàng sữa mẹ và là ngân hàng sữa mẹ vệ tinh đang hoạt động tại Việt Nam.
Ngân hàng sữa mẹ tại Bệnh viện Nhi trung ương – Ảnh: BVCC
Ông Seán Farrell, đại diện Chương trình Hợp tác phát triển, Đại sứ quán Ireland tại Việt Nam, chia sẻ Ireland tự hào hỗ trợ thành lập mạng lưới Ngân hàng sữa mẹ ở Việt Nam, đem lại cơ hội sống và cải thiện tình trạng dinh dưỡng cho những trẻ sinh non, nhẹ cân, bệnh lý, nhiễm COVID-19 – là đối tượng thiệt thòi nhất.
“Nhân đây, tôi muốn tôn vinh những bà mẹ hiến tặng sữa và nhân viên Ngân hàng sữa mẹ tại Bệnh viện Nhi trung ương cũng như tại các ngân hàng sữa mẹ khác trên cả nước. Chính các bạn là những con người thầm lặng đang hằng ngày làm nên những điều kỳ diệu”, ông Seán Farrell nhấn mạnh.
3 ngân hàng kiện công ty thuộc PVN đòi nợ 1.371 tỉ đồng
PVCombank, OceanBank và Vietcombank đã gửi đơn kiện lên tòa án đòi khoản nợ gốc và lãi vay 1.371 tỉ đồng đối với một công ty là thành viên của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN), liên quan đến nhà máy Bio-Ethanol Dung Quất.
Công ty Kiểm toán Deloitte vừa có ý kiến đáng chú ý đối với Báo cáo tài chính năm 2021 của Công ty CP Lọc hóa dầu Bình Sơn (BSR). BSR là công ty con của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN), được chuyển đổi mô hình hoạt động thành công ty cổ phần và niêm yết trên sàn UPCOM kể từ ngày 1.3.2018.
BSR có 2 công ty con gồm: Công ty CP Nhà và thương mại dầu khí và Công ty CP Nhiên liệu sinh học dầu khí miền Trung (BSR-BF).
Nhà máy Bio-Ethanol Dung Quất tại Quãng Ngãi vẫn đang phải dừng hoạt động vì thua lỗ. Ảnh CHÍ HIẾU
Năm 2009, PVN giao cho BSR và BSR giao cho BSR-BF làm chủ đầu tư Dự án nhà máy sản xuất nhiên liệu sinh học Bio-Ethanol Dung Quất. Dự án này được khởi công xây dựng từ tháng 9.2009, công suất thiết kế 100 triệu lít/năm, tổng mức đầu tư hơn 80 triệu USD (gần 1.900 tỉ đồng). Tháng 3.2012, nhà máy cho ra đời dòng sản phẩm đầu tiên. Tuy nhiên, kể từ tháng 4 năm 2015, nhà máy tạm dừng hoạt động do sản phẩm làm ra bán quá chậm, chi phí sản xuất lại tăng dẫn đến thua lỗ.
Dự án này cũng nằm trong danh sách 12 đại dự án thua lỗ của ngành công thương. Theo báo cáo tài tài chính năm 2021 của BSR, hiện BSR nắm giữ 65,54% vốn của BSR-BF, công ty này thực hiện dự án Bio-Ethanol Dung Quất nhưng hiện đã tạm dừng hoạt động sản xuất.
Tại ngày lập báo cáo tài chính hợp nhất, BSR-BF đang trong quá trình thực hiện các thủ tục quyết toán chi phí đầu tư xây dựng. Giá trị quyết toán nhà máy sẽ được điều chỉnh khi có phê duyệt của cơ quan có thẩm quyền. Tại ngày 31.12.2021, nợ ngắn hạn của BSR-BF vượt quá tài sản ngắn hạn là 1.330 tỉ đồng, lỗ lũy kế của BSR-BF là 1.243 tỉ đồng và nợ quá hạn thanh toán là 926 tỉ đồng. Khả năng tiếp tục hoạt động của BSR-BF phụ thuộc vào việc tái hoạt động sản xuất của nhà máy, các hỗ trợ tài chính từ các cổ đông cũng như lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh trong tương lai.
Trong khi đó, báo cáo kiểm toán của Deloitte đặc biệt nhấn mạnh khoản vay của nhà máy này liên quan tới 3 ngân hàng. Cụ thể, trong năm 2021, 3 ngân hàng cấp tín dụng cho BSR-BF gồm: Ngân hàng TNHH MTV Đại Dương (Oceanbank), Ngân hàng TMCP Đại chúng Việt Nam (PVComBank) và Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) đã gửi đơn kiện lên TAND TP.Quảng Ngãi. Vụ việc có liên quan đến khoản vay quá hạn thanh toán và biện pháp thu hồi nợ, lãi vay hợp đồng tín dụng xây dựng Nhà máy Ethanol Dung Quất với tổng giá trị nợ gốc và lãi vay là khoảng 1.371 tỉ đồng. Tại ngày 31.12.2021, giá trị ghi sổ còn lại của toàn bộ tài sản cố định hữu hình dùng làm thế chấp cho các khoản vay trên là khoảng 1.217 tỉ đồng.
Đến ngày lập báo cáo này, TAND TP.Quảng Ngãi đang trong quá trình thực hiện các thủ tục chuẩn bị xét xử khởi kiện trên.
Trước đó, ngày 30.3.2010, OceanBank ký hợp đồng làm đầu mối thu xếp vốn cho dự án Ethanol Dung Quất. Tổng trị giá hợp đồng hơn 45,5 triệu USD và 70,5 tỉ đồng. PVCombank Đà Nẵng và Vietcombank Dung Quất là các đơn vị đồng tài trợ.
Về PVcomBank, ngân hàng này được thành lập ngày 16.9.2013 trên cơ sở hợp nhất giữa Tổng công ty Tài chính cổ phần Dầu khí Việt Nam (PVFC) và Ngân hàng TMCP Phương Tây (WesternBank). Đối với OceanBank, năm 2015, sau vụ việc liên quan tới ông Hà Văn Thắm, Ngân hàng Nhà nước đã công bố các quyết định mua lại với giá 0 đồng và chuyển đổi mô hình hoạt động của OceanBank thành Ngân hàng thương mại TNHH Một thành viên Đại Dương.
Về BSR, báo cáo kết quả kinh doanh cho thấy, đà tăng phi mã của giá dầu giúp công ty đạt doanh thu 101.114 tỉ đồng, tăng gần 75% (năm ngoái doanh thu đạt 57.959 tỉ đồng), lợi nhuận trước thuế năm ngoái lỗ 2.858 tỉ đồng, năm nay lãi 6.683 tỉ đồng.
Trước thềm đại hội cổ đông, ngân hàng rộn ràng tin chia cổ tức Thông tin về việc chia cổ tức ngân hàng đang được cổ đông đặc biệt quan tâm, nhất là trong bối cảnh hầu hết các ngân hàng vẫn ăn nên làm ra trong suốt năm qua, bất chấp đại dịch COVID-19. Tài liệu dự thảo cuộc họp Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2022 của Ngân hàng TMCP Á Châu (ACB)...