Ngân hàng Standard Chartered dự báo GDP Việt Nam tăng trưởng 3% trong năm 2020
Ngân hàng Standard Chartered dự báo nền kinh tế Việt Nam sẽ tăng trưởng 3% trong năm nay, mức tăng thấp nhất trong nhiều năm trở lại đây do nhu cầu của thị trường thế giới suy yếu.
Dự báo trên được đưa ra trong Báo cáo Nghiên cứu toàn cầu quý II mang tựa đề “The aftershock” (tạm dịch: “Dư chấn”) mới được Ngân hàng Standard Chartered công bố.
Theo ngân hàng này, tăng trưởng kinh tế Việt Nam dự kiến sẽ phục hồi trong nửa cuối năm nay với động lực chính đến từ sức khỏe nội tại của nền kinh tế. Các thách thức từ nền kinh tế toàn cầu sẽ một phần nào đó làm suy giảm tốc độ tăng trưởng của kinh tế Việt Nam.
Việt Nam đứng thứ 2 trong ASEAN về sự phụ thuộc vào nền kinh tế toàn cầu, chỉ sau Singapore; tỷ lệ giao dịch thương mại so với GDP của Việt Nam ở mức 198%, nằm trong nhóm cao nhất châu Á, trong đó xuất khẩu hàng điện tử chiếm tỷ trọng lớn.
Video đang HOT
“Chúng tôi dự báo tăng trưởng kinh tế năm 2020 của Việt Nam sẽ đạt 3%. Các công cụ tiền tệ và tài khóa tiếp tục được thực hiện trong nửa cuối năm có thể sẽ giúp thúc đẩy tăng trưởng tiến gần hơn tới mục tiêu 4 – 5% do Chính phủ đặt ra”, ông Chidu Narayanan, Chuyên gia kinh tế khu vực châu Á, Ngân hàng Standard Chartered nhận định.
Theo báo cáo kinh tế vĩ mô mới nhất, lĩnh vực sản xuất và dịch vụ sẽ tiếp tục phục hồi và góp phần thúc đẩy tăng trưởng trong nửa cuối năm. Tăng trưởng của lĩnh vực sản xuất dự kiến sẽ đạt khoảng 1,5% trong năm nay và có mức đóng góp vào tốc độ tăng trưởng chung giảm 1,8 điểm phần trăm. Mức đóng góp vào tốc độ tăng GDP của lĩnh vực dịch vụ dự kiến giảm xuống 0,5 điểm phần trăm từ 2,8 điểm phần trăm của năm 2019.
Hoạt động xây dựng được dự báo sẽ chậm lại do yếu tố tâm lý thị trường và dòng vốn FDI giảm. Tuy nhiên, đầu tư vào cơ sở hạ tầng có thể sẽ trở nên mạnh mẽ hơn so với giai đoạn 18 tháng trước nhờ chương trình kích cầu của Chính phủ.
Ngành du lịch và các hoạt động liên quan bị chững lại sẽ ảnh hưởng đến hoạt động tiêu dùng – dự kiến sẽ tăng trong nửa cuối năm khi nền kinh tế đã mở cửa trở lại, nhưng sẽ thấp hơn so với mức tăng của năm 2019.
Các chuyên gia của Ngân hàng Standard Chartered dự đoán, hoạt động thương mại của Việt Nam sẽ cải thiện trong nửa cuối năm khi nhu cầu thế giới phục hồi, mặc dù khó có thể trở lại như thời điểm trước khi xảy ra đại dịch COVID-19.
Hoạt động xuất, nhập khẩu sẽ gia tăng trong ngắn hạn nhờ sức cầu từ thị trường Trung Quốc. Tuy nhiên, nhu cầu yếu ớt trên thế giới sẽ ảnh hưởng tới tăng trưởng thương mại. Tăng trưởng nhập khẩu có thể sẽ thấp hơn xuất khẩu, do đó, cán cân thương mại dự kiến sẽ tiếp tục thặng dư.
Nghiên cứu cũng dự đoán dòng vốn FDI sẽ sụt giảm trong năm nay, đạt 13 tỷ USD, trước tác động của tình trạng bất ổn gia tăng và tâm lý đầu tư ảm đạm trên toàn cầu. Các biện pháp của Chính phủ sẽ hỗ trợ dòng vốn FDI trong nửa cuối năm.
Bên cạnh đó, sự dịch chuyển các hoạt động sản xuất không yêu cầu công nghệ cao sang Việt Nam vẫn tiếp tục diễn ra trong bối cảnh căng thẳng địa chính trị sẽ phần nào bù đắp sự sụt giảm do yếu tố tâm lý đầu tư, từ đó, hỗ trợ dòng vốn FDI.
Tín dụng lấy lại đà tăng trưởng
Ngân hàng không thiếu vốn, tiếp tục thắt lưng buộc bụng để hỗ trợ khách hàng - đó là khẳng định của lãnh đạo ngành Ngân hàng tại tất cả các hội nghị kết nối ngân hàng - doanh nghiệp được tổ chức liên tục tại nhiều tỉnh, thành phố thời gian qua.
Phát biểu tại Hội nghị trực tuyến Chính phủ với địa phương, tổ chức ngày 2/7, Thống đốc NHNN Lê Minh Hưng cho biết đến ngày 29/6, tín dụng tăng 3,26%. Mức tăng này tuy thấp hơn hẳn so với con số 7,33% của cùng kỳ năm 2019, nhưng đà tăng của tín dụng đã cải thiện rõ rệt. Nhìn lại, tháng 3/2020 tín dụng chỉ tăng khoảng 1,13%; tháng 4 tăng 0,12%; nhưng đến tháng 5 đã tăng 0,53%; đến 29/6 mức tăng so với tháng 5 là 1,28%.
Tại hội nghị này, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã khẳng định, Việt Nam sẽ kiên trì thực hiện mục tiêu kép trong 6 tháng cuối năm: không để dịch Covid-19 quay trở lại, đồng thời quyết liệt thực hiện các biện pháp phục hồi tăng trưởng. Thủ tướng yêu cầu NHNN tiếp tục điều hành chính sách tiền tệ chủ động, linh hoạt hơn, hiệu quả, để kích thích tổng cầu, thúc đẩy tăng trưởng phù hợp, đồng thời duy trì ổn định kinh tế vĩ mô, ổn định lạm phát dưới 4%; Tín dụng phải tăng ít nhất 10% năm nay...
Không phải chỉ thời điểm này - khi nền kinh tế đang phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức mà từ lâu với vai trò xương sống của nền kinh tế, ngành Ngân hàng đã xác định hỗ trợ tăng trưởng là một trong những mục tiêu quan trọng. 10% cũng không phải là cao so với mức tăng trung bình của tín dụng trong nhiều năm trở lại đây. Song trước tác động tiêu cực của dịch Covid-19 đến kinh tế trong nước và toàn cầu thì đây là thách thức không nhỏ. Bởi, cùng với nhiệm vụ này ngành Ngân hàng còn phải kiểm soát được lạm phát, đảm bảo an toàn hệ thống...
Về tăng trưởng tín dụng, vốn chiếm trên 50% thị phần, nhóm bốn NHTM nhà nước Vietcombank, BIDV, VietinBank, và Agribank sẽ phải giữ vai trò đầu tàu trong thực thi mục tiêu này. Điểm lại, lãnh đạo Vietcombank cho biết, tăng trưởng tín dụng của ngân hàng hiện cao hơn mức tăng của toàn hệ thống. Năm nay Vietcombank đặt mục tiêu dư nợ tín dụng tăng 10%. Cập nhật đến 31/3/2020, dư nợ cho vay của BIDV là trên 1.106.000 tỷ đồng. Ngân hàng này đặt mục tiêu tín dụng tăng trưởng 9% trong năm nay. Đây cũng là năm đầu tiên BIDV có sự tham gia của nhà đầu tư chiến lược nước ngoài KEB Hana Bank. Do đó việc hoàn thành các mục tiêu kinh doanh năm 2020 rất quan trọng đối với BIDV để "nói chuyện" với đối tác về chiến lược phát triển trong tương lai. Tháng 6/2020 Quốc hội đã nhất trí bổ sung 3.500 tỷ đồng vốn điều lệ cho Agribank. Đây sẽ là động lực để Agribank tiếp tục đẩy mạnh tín dụng cho khu vực tam nông. Với VietinBank, tuy vẫn chật vật với vấn đề tăng vốn song theo ông Lê Đức Thọ, Chủ tịch HĐQT VietinBank, trong năm 2020 ngân hàng này dự kiến dư nợ tín dụng tăng trưởng 4% - 8,5%.
Ngoài những NHTM nhà nước lớn thì cũng không thể không tính đến khối các NHTMCP. Thậm chí, chúng ta có thể kỳ vọng các NHTM này có sự bứt phá mạnh. Bởi thực tế tại thời điểm này đã có một số NHTM xin được nới room tín dụng. Đơn cử, cuối tháng 5/2020, tăng trưởng tín dụng riêng lẻ của HDBank đã đạt 8%. Con số này ở VPBank là hơn 12%, trong khi ngân hàng này được NHNN cấp room 13% nên họ đang xin được cấp thêm chỉ tiêu tín dụng. Hay tại TPBank, thời điểm tháng 5/2020, ngân hàng này đã sử dụng hết hạn mức tín dụng mà NHNN giao đầu năm. Do đó TPBank muốn được tăng chỉ tiêu tín dụng lên 15%...
Nhiều năm gần đây, quan điểm của NHNN là kiểm soát tốt tăng trưởng, không ngừng nâng cao chất lượng tín dụng... Việc thực hiện định hướng này bước đầu đã mang lại những kết quả khả quan: tỷ lệ nợ xấu giảm nhanh, được kiểm soát quanh mức 3%; Dòng vốn tín dụng đi vào khu vực sản xuất kinh doanh, hỗ trợ tích cực cho tăng trưởng kinh tế. Từ đầu năm đến nay, mặc dù bản thân các TCTD cũng chịu ảnh hưởng nặng nề bởi Covid-19 nhưng họ vẫn nỗ lực tiết giảm chi phí, giảm lãi suất cho vay, hỗ trợ tối đa cho khách hàng.
Ngân hàng không thiếu vốn, tiếp tục thắt lưng buộc bụng để hỗ trợ khách hàng - đó là khẳng định của lãnh đạo ngành Ngân hàng tại tất cả các hội nghị kết nối ngân hàng - doanh nghiệp được tổ chức liên tục tại nhiều tỉnh, thành phố thời gian qua. Hôm 2/7, Thống đốc Lê Minh Hưng một lần nữa khẳng định: Hệ thống TCTD và NHNN sẽ bám sát mục tiêu điều hành chính sách tiền tệ để giữ được ổn định kinh tế vĩ mô, hỗ trợ tăng trưởng kinh tế. NHNN sẵn sàng tăng hạn mức tín dụng cho các TCTD để hỗ trợ tăng trưởng kinh tế...
HSC ước tính lãi 6 tháng đạt 245 tỷ đồng, tăng trưởng 27% Lũy kế 6 tháng đầu năm 2020, HSC ước đạt 655 tỷ đồng doanh thu, tăng 9,4% so với cùng kỳ năm 2019. Lợi nhuận sau thuế tạm ước đạt 245 tỷ đồng, tăng trưởng 27%. HSC ước tính lãi 6 tháng đạt 245 tỷ đồng, tăng trưởng 27% Ngày 23/6 tới, Công ty Cổ phần Chứng khoán TP. HCM (HSC, HoSE: HCM)...