‘Ngân hàng sinh học sống’ giúp bảo tồn động vật bên bờ vực tuyệt chủng
Theo phóng viên TTXVN tại Sydney, Australia hiện là nước đứng đầu thế giới về sự tuyệt chủng của động vật có vú.
Tuy nhiên, ngân hàng sinh học đầu tiên ở Australia đã được ra mắt tại thành phố Melbourne, nơi sẽ thu thập các tế bào sống từ động vật hoang dã độc đáo của quốc gia để trữ đông và bảo quản bằng phương pháp đông lạnh. Các nhà khoa học cho biết đây có thể là chìa khóa để bảo tồn các loài động vật và thực vật đang trên bờ vực tuyệt chủng.
Ngân hàng sinh học đầu tiên ở Australia đã được ra mắt tại thành phố Melbourne. Ảnh: Đại học Melbourne
Các nhà nghiên cứu từ Bảo tàng Victoria và Đại học Melbourne đã bắt đầu thu thập các mẫu mô từ 100 giống loài bị đe dọa ở quốc gia châu Đại Dương này. Giáo sư Andrew Pask – một trong những người đứng đầu dự án – cho biết các nhà khoa học lấy mẫu mô từ các động vật đang tồn tại trong tự nhiên, nuôi cấy tế bào từ những động vật này và sau đó đông lạnh chúng, giữ những tế bào đó ở trạng sống vô thời hạn để nếu loài động vật đó mất đi, các tế bào đó có thể được sử dụng để tái tạo chúng”.
Chuột Khói có nguy cơ tuyệt chủng và Rồng Không Tai Đồng Cỏ đang trong tình trạng nguy cấp là 2 loài có tế bào đã được trữ đông. Tiến sĩ Joanna Sumner, làm việc tại Viện Nghiên cứu Bảo tàng Victoria, mô tả dự án kéo dài 3 năm này như một “ ngân hàng sinh học sống” ở nhiệt độ âm 196 độ, có tác dụng bảo tồn sự đa dạng di truyền hiện có trong loài.
Video đang HOT
Bà Peta Bulling, làm việc tại Tổ chức Bảo tồn Australia, cho biết quốc gia châu Đại Dương này đang trải qua một cuộc khủng hoảng tuyệt chủng, với hơn 2.000 loài thực vật, động vật và hệ sinh thái nằm trong danh sách các loài bị đe dọa quốc gia. Theo bà, chừng nào biến đổi khí hậu và sự hủy hoại môi trường sống là những mối đe dọa chính đối với hệ động vật và thực vật độc đáo của Australia, chừng đó cần phải tập trung vào việc ngăn chặn sự tuyệt chủng.
Các nhà quản lý dự án đang tìm cách chia sẻ kỹ thuật ngân hàng sinh học với các viện nghiên cứu khác trên toàn Australia.
Mục đích cuối cùng là hướng đến bảo vệ đời sống hoang dã đa dạng của Australia, làm nguy cơ tuyệt chủng của các loài động vật trở thành “chuyện của quá khứ”.
Công viên động vật hoang dã Pairi Daiza bảo vệ đa dạng sinh học
Pairi Daiza là công viên động vật hoang dã rộng 75 ha, nằm cách thủ đô Brussels hơn 50 km.
Đây là nơi nuôi dưỡng và bảo vệ hơn 7.000 loài bò sát, động vật có vú, các loài chim và cá. Kể từ khi thành lập vào năm 1994, Pairi Daiza cam kết bảo vệ đa dạng sinh học và tái sinh các loài có nguy cơ tuyệt chủng.
Du khách ngắm nhìn hải mã qua cửa sổ chìm dưới nước của một căn phòng trong vườn thú Pairi Daiza ở Brugelette, Bỉ ngày 30/7/2020. Ảnh tư liệu: AFP/TTXVN
Theo phóng viên TTXVN tại Bỉ, trong số các loài động vật được nuôi dưỡng và chăm sóc tại Pairi Daiza có 5 con gấu trúc khổng lồ, 23 con voi và nhiều loài quý hiếm như hải mã, vẹt đuôi dài Spix hoặc linh dương sừng kiếm. Ngoài ra, còn có hơn 100 loài thuộc Chương trình chăn nuôi châu Âu do Hiệp hội các Vườn thú và Thủy cung châu Âu điều phối nhằm tái sinh các loài có nguy cơ tuyệt chủng trong tự nhiên và bảo tồn di sản di truyền (EEP).
Trong hơn một năm qua, công viên Pairi Daiza đã chứng kiến sự ra đời của 2 con đười ươi Sumatra, 2 con gấu trúc đỏ, 1 con voi châu Á, 1 con hươu cao cổ, 1 con sư tử biển Steller và hàng chục con chim cánh cụt Cape. Hồi tháng 6 vừa qua, báo sư tử, một loài động vật ăn thịt sống ở vùng núi của Bắc và Nam Mỹ, đã sinh hạ 3 báo con tại Công viên. Pairi Daiza cũng là công viên động vật đầu tiên trên thế giới ấp nở thành công vào năm 2008 hai quả trứng của cò mỏ giày sông Nil. Thêm vào đó, 3 con gấu trúc khổng lồ cũng được sinh ra tại đây, khiến Pairi Daiza trở thành công viên động vật có gia đình gấu trúc khổng lồ lớn nhất bên ngoài Trung Quốc.
Ngoài ra, thông qua Quỹ Pairi Daiza được thành lập vào năm 2015, Công viên tham gia vào khoảng 15 dự án ở Bỉ và trên toàn thế giới, tất cả đều nhằm mục đích bảo vệ, khôi phục và tăng cường đa dạng sinh học.
Trao đổi với phóng viên TTXVN, bà Claire Gilissen, người phát ngôn Công viên Pairi Daiza cho biết Quỹ Pairi Daiza hợp tác với Vườn quốc gia Kon Ka Kinh, thuộc tỉnh Gia Lai nhằm bảo tồn loài vượn má hung phía Bắc ở Việt Nam. Đây là loài linh trưởng được Liên minh bảo tồn thiên nhiên quốc tế (IUCN) xác định vào năm 2010, có tên trong Sách Đỏ và được xếp vào hàng bị đe dọa, có nguy cơ tuyệt chủng. Hiện nay tại Việt Nam chỉ còn khoảng 800 cá thể linh trưởng này.
Dự án của Quỹ Pairi Daiza được thực hiện tại Vườn quốc gia Kon Ka Kinh, góp phần bảo vệ sự đa dạng sinh học của khu rừng là môi trường sống duy nhất của loài vượn má hung; đào tạo và cung cấp trang thiết bị cho các đội tuần tra để chống việc săn bắn trái phép động vật hoang dã; nâng cao nhận thức cho học sinh trong các trường học về việc bảo vệ vượn má hung hiện đang có nguy cơ tuyệt chủng.
Cũng tại châu Á, Quỹ Pairi Daiza hỗ trợ một dự án trồng rừng ở đảo Borneo, vùng đất của đười ươi. Hơn 11.000 cây xanh đã được trồng để phục hồi môi trường sống của những loài linh trưởng đang bị đe dọa nghiêm trọng này. Đặc biệt, với sự tài trợ của Quỹ Pairi Daiza, Spix macaw Brazil, loài vẹt đã tuyệt chủng ở thiên nhiên vào năm 2001, đã được nuôi sinh sản thành công ở môi trường nhân tạo lần đầu tiên ở Đức. Gần 100 cá thể đã được đưa về quê hương của chúng và lần đầu tiên sau 30 năm, một con Spix Macaw non đã nở ở Caatinga, Brazil. Chú chim con này tượng trưng cho một bước quan trọng trong dự án bảo tồn để dần dần tái hòa nhập những chú vẹt xanh tuyệt đẹp về môi trường sống gốc của nó ở rừng Amazon.
Trong bối cảnh các hoạt động của con người đang đe dọa đa dạng sinh học trên trái đất, Công viên động vật hoang dã Pairi Daiza thúc đẩy phong trào "Chung sức vì đa dạng sinh học" nhằm mục đích tạo ra một cộng đồng hành động rộng lớn bảo vệ đa dạng sinh học.
Không chỉ cam kết bảo vệ các loài thú hoang dã có nguy cơ tuyệt chủng, Công viên Pairi Daiza còn đi đầu trong bảo vệ môi trường với mục tiêu trở nên xanh 100% từ nay đến năm 2032. Công viên lắp đặt 62.750 tấm pin mặt trời sản xuất 20.000 MW/h mỗi năm. Điều này cho phép Công viên hoàn toàn tự cung cấp điện đồng thời tránh phát thải 6.860 tấn CO2. Việc phân loại và xử lý chất thải cũng rất triệt để.
Công viên động vật hoang dã Pairi Daiza là điểm du lịch có thu phí hấp dẫn nhất của Bỉ. Mở cửa tất cả các ngày trong tuần từ 25/2-8/1 hàng năm, công viên thu hút khoảng hơn 2 triệu lượt khách mỗi mùa. 2022 là năm thứ 3 liên tiếp Pairi Daiza được bình chọn là Vườn thú tốt nhất châu Âu.
Indonesia chào đón 2 tê giác con Java có nguy cơ tuyệt chủng Bộ Môi trường và Lâm nghiệp Indonesia ngày 19/12 cho biết nước này vừa đón 2 tê giác con Java - một trong những loài có nguy cơ tuyệt chủng cao nhất thế giới. Hình ảnh được Bộ Môi trường và Lâm nghiệp Indonesia công bô cho thây hai cá thê tê giác Java tại Công viên quốc gia Ujung Kulon, phía Tây...