Ngân hàng siết vốn: Nhà đất đổ dốc ngay?
Đối với phần lớn các dự án bất động sản thương mại, vốn phải trông cậy là nguồn tín dụng từ ngân hàng. Trong khi đó, nhiều kênh huy động khác như quỹ tín thác, chứng khoán hóa BĐS,… vẫn còn dang bỏ ngỏ.
Cho đến nay, luồng tiền từ hệ thống ngân hàng thương mại (NHTM) vẫn là quan trọng nhất đối với thị trường BĐS hiện tại. Thời điểm trước khi xảy ra khủng hoảng kinh tế thế giới, số dư tín dụng của hệ thống NHTM đối với thị trường BĐS khoảng 270 000 tỷ đồng. Đến năm 2012, với nhiều giải pháp hạn chế vốn vào BĐS, số dư tín dụng khoảng là 190 000 tỷ đồng.
Và theo báo cáo của NHNN vào thời điểm tháng 12/2013 số dư tín dụng của hệ thống NHTM đối với thị trường BĐS là 268 000 tỷ đồng. 6 tháng đầu năm 2014 là 350 000 tỷ đồng, tăng hơn 2,78% so với cuối năm ngoái.
Báo cáo của Cục quản lý nhà và thị trường BĐS (Bộ Xây dựng) cho thấy, tính đến hết năm 2015, dư nợ tín dụng trong lĩnh vực bất động sản, đạt 392.801 tỷ đồng, tăng 25,68% so với thời điểm 31/12/2014 và tăng 4,8% so với thời điểm 30/11/2015.
Tín dụng ngân hàng tác động lớn tới BĐS
Theo đánh giá của Bộ Xây dựng, số liệu của các ngân hàng cho thấy, tín dụng đối với BĐS đã bắt đầu tăng trở lại. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn các ngân hàng thương mại vẫn chỉ cho vay đối với khách hàng tiềm năng, có tài sản đảm bảo, nhiều doanh nghiệp vẫn khó tiếp cận vốn.
Đại diện doanh nghiệp, ông Lê Quốc Hiệp, GĐ BĐS Dầu khí toàn cầu chia sẻ, theo các quy định hiện hành của luật pháp, các chủ dự án phải có tối thiểu 20% vốn/Tổng mức đầu tư. Hiện nay phần vốn này thường sử dụng cho việc giải phóng mặt bằng hoặc nộp tiền đất và các công việc chuần bị đầu tư khác.
Số vốn này chỉ đóng vai trò khởi động ban đầu và thậm chí nếu một chủ đầu tư triển khai nhiều dự án cùng một lúc thì ngay cả những công việc nêu trên cũng không đủ để giải ngân. Vì vậy có thể nói, nguồn vốn này mang tính danh nghĩa nhiều hơn. Như vậy rõ ràng đối với phần lớn các dự án BĐS thương mại, nguồn vốn phải trông cậy là nguồn tín dụng từ ngân hàng.
TS Lê Xuân Nghĩa cho rằng, không chỉ ở Việt Nam mà ở các nước, thị trường bất động sản vẫn luôn phụ thuộc vào ngân hàng, cả người xây nhà lẫn người mua nhà. Ông Nghĩa dẫn chứng, tại Mỹ, những tập đoàn bất động sản lại chủ yếu đi vay vốn ngân hàng, vì kinh doanh bất động sản đòi hỏi số vốn rất lớn mà các tập đoàn bất động sản lại hầu như ít khi niêm yết lên sàn chứng khoán.
Video đang HOT
Còn với người mua nhà tại Mỹ thì gần như là mua nhà bằng tiền vay ngân hàng. Thói quen mà người dân Mỹ là không dùng toàn bộ số tiền mình có được để mua nhà, trái lại họ vay trả góp của Ngân hàng Mỹ để mua nhà và dùng tiền của mình đầu tư vào khu vực khác kiếm lời.
Ông Nghĩa cho rằng việc các ngân hàng thích cho vay bất động sản là dễ hiểu vì thứ nhất, có tài sản thế chấp. Thứ hai, thị trường bất động sản có thể suy giảm trong ngắn hạn nhưng về dài hạn vẫn là thị trường nền tảng. Thứ ba, các nhà đầu tư trong trường hợp cần tìm nơi trú ẩn vẫn sẽ tìm vào bất động sản.
Thêm nguồn vốn cho BĐS
Theo các chuyên gia, để thị trường BĐS phát triển lành mạnh cần có thêm các nguồn vốn khác, không thể trông chờ vào ngân hàng. Với những đòi hỏi về vốn của thị trường BĐS, nguồn vốn tín dụng ngân hàng với những ràng buộc của chính sách tiền tệ, trong thời gian tới cần có sự hỗ trợ của các tổ chức tài chính và đa dạng hóa các loại hình huy động vốn khác nguồn vốn từ quỹ tiết kiệm nhà ở, quỹ đầu tư, cơ quan tái cho vay thế chấp nhà ở, tạo kênh huy động vốn dài hạn cho thị trường BĐS.
Ông Đặng Hùng Võ cho biết, ở các nước, chứng khoán hóa vốn đầu tư vào BĐS là một giải pháp có sức sống khá mạnh. Chứng khoán hóa vốn đầu tư vào thị trường BĐS là một giải pháp đã có khung pháp luật nhưng vẫn chưa thu hút được sự quan tâm của các nhà đầu tư. Đây là giải pháp tốt trong hoàn cảnh thị trường BĐS đã phục hồi trở lại.
Thị trường ổn định cần có sự đa dạng các nguồn vốn
Ngoài việc các doanh nghiệp BĐS niêm yết trên thị trường chứng khoán như các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh khác, hình thức niêm yết dự án đầu tư cũng đã được áp dụng. Ở Việt Nam, cơ chế mua bán BĐS hình thành trong tương lai có thể chuyển sang niêm yết theo dự án và trả BĐS theo số lượng cổ phiếu.
Một hình thức cũng khá hiệu quả là thành lập các quỹ tín thác đầu tư BĐS để thu nhận vốn đầu tư trên thị trường chứng khoán, từ đó đầu tư vào kinh doanh BĐS. Khung pháp luật về quỹ đầu tư BĐS đã được hình thành ở mức độ Nghị định của Chính phủ và Thông tư hướng dẫn của Bộ Tài chính.
Một giải pháp vốn nữa cần quan tâm là tạo cơ chế thế chấp bằng BĐS ở Việt Nam tại các ngân hàng thương mại nước ngoài. Đây là cách thức tốt để tiếp cận nguồn vốn tín dụng trung và dài hạn tại những ngân hàng có tiềm lực tài chính lớn.
Theo D.Anh (Vietnamnet)
Dự án nhà đất "bung" hàng, tặng vàng ròng "dỗ" khách
Sau Tết, các dự án muốn đẩy hàng nhanh nhưng khách lại ngại xuống tiền đầu năm. Không ngần ngại, nhiều chủ đầu tư dự án đã mạnh tay thực hiện những khuyến mãi khủng, tặng tiền cộng nội thất, lì xì cả mấy chỉ vàng cho khách đặt nhà sớm.
Mặc dù vẫn đang tháng "ăn chơi", song nhiều dự án bất động sản đã rầm rộ mở bán trở lại (ảnh minh hoạ)
Đầu năm, toàn tung chiêu "khủng"
Khác với thông lệ của thị trường bất động sản mọi năm, sau Tết nguyên đán, phải hết tháng Giêng các dự án mới ồ ạt chào bán, cò nhà đất mới hoạt động mạnh. Tuy nhiên, sau tết Bính Thân 2016, thị trường bất động sản (BĐS) đã nhộn nhịp trở lại bởi hàng loạt chương trình khuyến mãi. Khá nhiều dự án đã chào bán đợt 2 - 3 và 4 ngay sau tết vài ngày nhằm tranh thủ khách mua.
Thậm chí, nhiều dự án, các cò hoạt động xuyên tết bởi tâm lý chung: muốn hút kiều hối vào nhà đất, các ngân hàng đang có lượng tiền nhàn rỗi, giá rẻ để cho khách vay. Chính vì vậy, các chủ dự án đẩy quân khá sớm.
Ngay trong ngày 16.2, một dự án BĐS phía tây Hà Nội đã mở bán đợt 3, do mở trước rằm tháng Giêng nên chủ đầu tư tuyên bố sẽ có ưu đãi lớn. Anh Trần A.M, nhân viên tư vấn BĐS của công ty trên cho biết: "Do đợt mở bán sớm nhất trong các dự án ở Hà Nội, vì thế công ty thực hiện chính sách ưu đãi lớn cho 10 khách hàng tuổi thân khi đăng ký mua nhà đầu tiên sẽ được tặng toàn bộ nội thất, trị giá 200 triệu đồng (bằng tiền mặt)".
Cùng chung khuyến mãi khủng, một dự án khác cũng được quảng cáo tặng vàng ròng nhằm kéo khách cho đợt mở bán thứ 2 của mình. chị Nguyễn Nhung, nhân viên môi giới dự án giới thiệu: "Dự án này bên mình đang mở bán đợt cuối, chỉ hơn 30% căn hộ còn trống, khách đặt mua sớm trong tháng 2 vẫn được lì xì của chủ đầu tư gồm 3 chỉ vàng (khoảng 10 triệu đồng). Ngoài ra, khách mua nhà trong đợt này còn được hưởng lãi suất 0% và ân hạn gốc 18 tháng.
Quảng cáo bán nhà, tặng vàng ròng sau tết ở Hà Nội (ảnh minh hoạ).
"Thị trường đang ổn định hơn, nên chúng tôi không muốn bỏ lỡ cơ hội này. Chính vì vậy, ngay sau Tết, các kế hoạch bán hàng được đề ra từ trước Tết phải được triển khai luôn", Giám đốc một sàn bất động sản chia sẻ.
Theo số liệu của Cục Quản lý nhà và Thị trường BĐS (Bộ Xây dựng), chỉ riêng trong tháng 1 năm 2016, Hà Nội có khoảng 1.600 căn hộ được giao dịch thành công, với khoảng 6 dự án chào bán đợt 1 và 12 dự án đã chào bán đợt 3 - 4.
Thống kê sơ bộ, trong nửa đầu tháng 2/2016, số dự án chào bán tại Hà Nội giảm, lượng giao dịch chững lại, nhưng giá vẫn không có nhiều thay đổi so với thời điểm tháng 1/2016 và tháng 12/2015. Tại Hà Nội, trong tháng 2 có 4 dự án chào bán, trong đó 3 dự án chào bán lần 3 - 4, và 1 dự án ở Hà Đông chào bán đợt 1 vào ngày 2.2.
Cẩn thận với khuyến mãi khủng
Mặc dù được quảng cáo lì xì tiền, vàng khi xuống tiền mua nhà, song theo một số chuyên gia bất động sản, người dân cần xem xét kỹ dự án và nhu cầu, không nên chỉ vì khuyến mãi của khách để mua nhà.
Vị chuyên gia này cho hay, các chủ đầu tư hoặc môi giới kinh doanh BĐS đều đã tính kỹ giá bán, việc tặng tiền lì xì "khủng" bằng 3 chỉ vàng ở đây, chủ đầu tư sẽ yêu cầu khách đóng hơn 50% giá trị căn hộ, thay vì chỉ đóng 20% - 30% như rất nhiều dự án khác đang triển khai.
Còn về tặng nội thất, người mua nhà cần tìm hiểu xem đó có phải là căn có diện tích lớn, khó bán hay không? Giá của các căn này ra sao? "Tôi được biết, ở nhiều dự án, khi các căn khác chỉ bán đợt 1 và 2 giá 23 - 24 triệu/m2, nhưng lần mở bán thứ 3 - 4 thì toàn những căn có diện tích lớn, rất khó bán nên chủ đầu tư mới tặng toàn bộ nội thất và tăng chênh giá trên 30 triệu - 32 triệu đồng/m2, nếu tính ra khách hàng đang mua đắt", vị chuyên gia cho hay.
Về mức lãi suất vay được áp dụng 0% cho 18 tháng như quảng cáo, một chuyên gia khác bình luận, đây là hình thức bán hàng mà rất nhiều chủ dự án đang áp dụng. Khách hàng cần tìm hiểu kỹ bởi 0% chỉ áp dụng cho 1 năm hoặc 1 năm rưỡi đầu tiên nên lãi suất này không có ý nghĩa.
Thông thường, khách mua nhà đóng tiền theo tiến độ, rất nhiều người sẽ dồn tiền tiết kiệm, vay gia đình, bạn bè để đóng đủ đợt đầu 20 - 30% giá căn hộ, họ chủ yếu vay ngân hàng đóng đợt 2 và các đợt tiếp theo.
"Lãi suất 0% trong 18 tháng cho lần đóng tiền đầu tiên, khách sẽ không được hưởng lợi gì, bởi ai mua nhà cũng sẽ dùng vốn của mình, người thân để đóng đợt 1. Đợt hai và các đợt tiếp theo, đáng lẽ họ muốn hưởng lãi suất 0%, thì đã hết thời hạn 1 năm hoặc 18 tháng. Như vậy, người dân không hề được lợi và tất nhiên, nếu đã mua dự án, chắc chắn họ phải vay và chịu trả tiền theo lãi suất và nợ gốc từ ngân hàng. Nhiều người vỡ mộng lãi suất rẻ để phải bán đi căn hộ đã mua, từ bỏ giấc mơ nhà ở của mình vì không kham nổi lãi cao", vị chuyên gia này khẳng định.
Theo_Dân việt
Năm 2016: Nhà giá rẻ, bình dân sẽ lên ngôi! Hiệp hội Bất động sản Việt Nam (VNREA) vừa đưa ra dự báo về thị trường bất động sản (BĐS) Việt Nam năm 2016, trong đó nhấn mạnh sự hồi phục của thị trường cũng như giá cả của các phân khúc sẽ tăng từ 5 - 10%. Hiệp hội này cũng khẳng định, theo xu hướng nửa cuối năm 2015, trong năm...