Ngân hàng siết nợ, Beton 6 tiếp tục chìm trong thua lỗ
Beton 6 đang gặp khó khăn về nguồn tiền toàn bộ tài sản trong Công ty đều bị ngân hàng niêm phong để siết nợ.
Theo BCTC quý 3/2020 vừa được công bố, CTCP Beton 6 (BT6) ghi nhận doanh thu tăng 42% so cùng kỳ, lãi gộp ở mức hơn 7 tỷ đồng. Tuy vậy chi phí tài chính và chi phí quản lý doanh nghiệp đã ăn mòn hết lãi gộp theo đó BT6 báo lỗ gần 334 triệu đồng trong quý 3.
Luỹ kế 9 tháng đầu năm 2020, Công ty thu về 67 tỷ đồng doanh thu nhưng lại báo lỗ gần 1,7 tỷ đồng, cải thiện hơn so với con số lỗ hơn 8 tỷ đồng của cùng kỳ. Theo đó, lỗ luỹ kế tại ngày 30/9 của BT6 đã lên đến 30,6 tỷ đồng khiến vốn chủ sở hữu chỉ ghi nhận ở mức 35,8 tỷ đồng.
Beton 6 cho biết hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty đã có nhiều chuyển biến tích cực, công ty có trúng thầu một số dự án 7.000 tỷ đồng của Bộ Giao thông vận tải. Tuy vậy các công trình đã thi công xong nhưng chưa được chủ đầu tư thanh toán vốn.
Bên cạnh đó, công ty con – Công ty TNHH MTV Đá Phủ Lý làm ăn thua lỗ kéo dài, Công ty TNHH MTV Công trình 6 Myanmar cũng gặp khó do đại dịch COVID-19. Vì các nguyên nhân đó khiến cho BT6 đối mặt với những khoản lỗ.
Nộp đơn phá sản, Ngân hàng siết nợ
Beton 6 là công ty hoạt động trong lĩnh vực sản xuất cấu kiện bê tông đúc sẵn cung ứng cho các công trình cầu đường.
Video đang HOT
Trong Nghị quyết ĐHĐCĐ thường niên năm 2020 vừa qua, Công ty này đã nêu ra loạt khó khăn đang gặp phải như số lượng đơn hàng xây dựng giảm, thiếu hụt vốn trầm trọng, một số dự án lớn mà Beton 6 đã ký trước đó bị trì hoãn hoặc có khả năng bị hủy bỏ…
Đáng chú ý nhất trong số đó, Beton 6 cho hay ban lãnh đạo của Công ty đã có quyết định nộp đơn yêu cầu phá sản đến Tòa án và hiện Tòa đã có quyết định mở thủ tục phá sản đối với Công ty vào tháng 12/2019.
Công ty thừa nhận đang chịu áp lực rất lớn đến từ các chủ nợ cả nhỏ lẫn lớn. Hiện, toàn bộ tài sản trong Công ty đều bị ngân hàng niêm phong để siết nợ.
Tại ngày 30/9, các khoản vay nợ ngắn hạn của Công ty mẹ đến từ Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) chi nhánh Đông Anh giá trị hơn 33 tỷ đồng. Bên cạnh đó là vay từ 3 cá nhân gần 2,4 tỷ đồng.
Các khoản vay nợ của BT6. Nguồn: BCTC quý 3/2020.
Mới đây, Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam – Chi nhánh 1 TP. HCM ( VietinBank, CTG) thông báo lựa chọn tổ chức bán đấu giá công khai khoản nợ của Beton 6 để xử lý thu hồi nợ vay.
Theo đó, khoản nợ bán là các nợ được bên bán nợ cấp tín dụng cho bên nợ theo các điều khoản và điều kiện của HĐTD bao gồm các quyền của chủ nợ đối với bên nợ, quyền xử lý tài sản đảm bảo và các quyền khác có liên quan theo quy định của pháp luật.
Tổng giá trị khoản nợ tạm tính đến 31/7/2020 là 257 tỷ đồng. Trong đó, dư nợ gốc là 188 tỷ đồng, tiền lãi trong hạn là 47,6 tỷ, lãi quá hạn 21 tỷ đồng.
VietinBank bán khoản nợ trên với giá khởi điểm là 52 tỷ, chưa bao gồm thuế, phí, lệ phí… Thời gian bán là tháng 10/2020, bán nợ không truy đòi.
Trước đó, vào tháng 11/2019, Công ty TNHH Mua bán nợ Việt Nam (DATC) cũng đã rao bán khoản nợ của Beton 6.
VietinBank bán khoản nợ gần 260 tỷ của Beton 6 với giá chỉ 52 tỷ đồng
VietinBank bán khoản nợ 257 tỷ đồng của Beton 6 chỉ với giá khởi điểm là 52 tỷ.
Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam - Chi nhánh 1 TP. HCM (VietinBank, CTG) vừa có thông báo lựa chọn tổ chức bán đấu giá công khai khoản nợ của CTCP phần Beton 6 (BT6) để xử lý thu hồi nợ vay.
Theo đó, khoản nợ bán là các nợ được bên bán nợ cấp tín dụng cho bên nợ theo các điều khoản và điều kiện của HĐTD bao gồm các quyền của chủ nợ đối với bên nợ, quyền xử lý tài sản đảm bảo và các quyền khác có liên quan theo quy định của pháp luật.
Tổng giá trị khoản nợ tạm tính đến 31/7/2020 là 257 tỷ đồng. Trong đó, dư nợ gốc là 188 tỷ đồng, tiền lãi trong hạn là 47,6 tỷ, lãi quá hạn 21 tỷ đồng.
VietinBank bán khoản nợ trên với giá khởi điểm là 52 tỷ, chưa bao gồm thuế, phí, lệ phí... Thời gian bán là tháng 10/2020, bán nợ không truy đòi.
Trước đó, vào tháng 11/2019, Công ty TNHH Mua bán nợ Việt Nam (DATC) cũng đã rao bán khoản nợ của Beton 6.
Beton 6 là công ty hoạt động trong lĩnh vực sản xuất cấu kiện bê tông đúc sẵn cung ứng cho các công trình cầu đường.
Trong Nghị quyết ĐHĐCĐ thường niên năm 2020 vừa qua của Beton 6, Công ty này đã nêu ra loạt khó khăn đang gặp phải như số lượng đơn hàng xây dựng giảm, thiếu hụt vốn trầm trọng, một số dự án lớn mà Beton 6 đã ký trước đó bị trì hoãn hoặc có khả năng bị hủy bỏ...
Đáng chú ý nhất trong số đó, Beton 6 cho hay ban lãnh đạo của Công ty đã có quyết định nộp đơn yêu cầu phá sản đến Tòa Án và hiện Tòa đã có quyết định mở thủ tục phá sản đối với Công ty vào tháng 12/2019.
Năm 2019, Beton 6 lỗ ròng 82 tỷ đồng nhưng chưa công bố báo cáo tài chính kiểm toán năm 2019 do đơn vị kiểm toán từ chối đưa ra ý kiến kiểm toán.
Hiện nợ phải trả của Beton 6 tại thời điểm cuối năm 2019 tới 913 tỷ đồng, đã vượt hơn 2% so với tổng tài sản của Công ty. Công ty thừa nhận đang chịu áp lực rất lớn đến từ các chủ nợ cả nhỏ lẫn lớn. Hiện, toàn bộ tài sản trong Công ty đều bị ngân hàng niêm phong để siết nợ.
Theo BCTC mới nhất của Beton 6, các khoản vay vợ của Công ty đang đến từ các ngân hàng là VietinBank (189 tỷ đồng), Vietcombank (65 tỷ đồng), Eximbank (65 tỷ đồng), NCB (30 tỷ đồng). Đây đều là các khoản vay ngắn hạn và được đảm bảo bằng các khoản phải thu khách hàng cũng như quyền đòi nợ từ các hợp đồng thi công và các tài sản máy móc.
Đối với vay dài hạn, Beton 6 đang nợ hơn 2 tỷ đồng từ Công ty TNHH Cho thuê tài chính quốc tế Việt Nam và 326 triệu đồng từ Công ty TNHH MTV Cho thuê tài chính Ngân hàng Á Châu.
Trên thị trường chứng khoán, cổ phiếu BT6 hiện giao dịch tại mốc 1.200 đồng/cp chốt phiên 2/10, giảm tới 73% kể từ khi niêm yết.
Ngân hàng bán rẻ khoản nợ của Beton 6 Tổng nợ của Beton 6 hơn 257 tỷ đồng nhưng Vietinbank rao giá khởi điểm chỉ 52 tỷ đồng để nhanh chóng thu hồi nợ vay. Ngoài Vietinbank, các chủ nợ lớn của Beton 6 còn có Vietcombank, Eximbank và NCB. Vietinbank, Chi nhánh 1 TP HCM vừa thông báo lựa chọn tổ chức bán đấu giá khoản nợ của Công ty cổ...