Ngân hàng siết chặt các khoản vay kinh doanh bất động sản, chứng khoán, tiêu dùng
Các TCTD đã cắt giảm lãi suất biên và các phí phi lãi suất để tăng khả năng tiếp cận tín dụng của khách hàng, nhưng siết chặt các khoản vay kinh doanh bất động sản, chứng khoán, tiêu dùng.
Tín dụng ngân hàng nên hướng vào nhu cầu thực là người vay mua nhà, thay vì tín dụng bất động sản đầu tư, kinh doanh hay đẩy mạnh vốn cho chủ đầu tư dự án.
Kiểm soát chặt rủi ro trong cho vay đầu tư, kinh doanh bất động sản
NHNN vừa công bố kết quả cuộc khảo sát điều tra xu hướng tín dụng các tổ chức tín dụng (TCTD) của Vụ Dự báo Thống kê.
Theo đó, các TCTD “thắt chặt” hơn các yêu cầu về tài sản đảm bảo và xếp hạng tín nhiệm của khách hàng nhằm đảm bảo chất lượng tín dụng do rủi ro tín dụng, đặc biệt kiểm soát chặt hơn hơn điều kiện và điều khoản vay vốn đối với các khoản vay đầu tư kinh doanh bất động sản, chứng khoán và vay tiêu dùng.
Ngược lại, các điều kiện và điều khoản vay vốn được dự kiến “nới lỏng” hơn với các khoản vay cho sản xuất, kinh doanh và vay qua thẻ tín dụng trong 6 tháng cuối năm 2020.
Kết quả điều tra cũng cho thấy, trong 6 tháng đầu năm 2020, các TCTD đã đáp ứng nhu cầu vay vốn tổng thể của khách hàng ở mức độ cao hơn so với 6 tháng cuối năm 2019. Theo đó, 88,7% TCTD cho biết đã đáp ứng từ 75%-100% nhu cầu vay vốn, cao hơn tỷ lệ 84,3% của 6 tháng cuối năm 2019.
Chỉ có 11,3% TCTD cho biết đáp ứng dưới 75% nhu cầu tín dụng của khách hàng trong 6 tháng đầu năm 2020, nguyên nhân chính là do sự thay đổi khẩu vị rủi ro của đơn vị và diễn biến kinh tế.
Các ngành nghề được cho là động lực tăng trưởng tín dụng của hệ thống trong 6 tháng đầu năm 2020 là lĩnh vực bán buôn, bán lẻ; xuất, nhập khẩu, xây dựng và dệt may.
Dự kiến trong 6 tháng cuối năm 2020, 49% TCTD kỳ vọng xuất nhập khẩu sẽ là động lực trưởng tín dụng của hệ thống, tiếp đến là bán buôn, bán lẻ (47%); dệt may (41%) và xây dựng (40%).
Siết ngân hàng mua vào trái phiếu của doanh nghiệp bất động sản
Chính vì vốn tín dụng vào lĩnh vực kinh doanh bất động sản bị kiểm soát chặt thời gian qua đã buộc các doanh nghiệp phải tìm nguồn vốn khác, trong đó có phát hành trái phiếu, lãi suất cao gấp đôi, gấp ba so với tiết kiệm ngân hàng, lên 10-13%/năm.
Báo cáo tình hình phát hành trái phiếu doanh nghiệp 7 tháng của Sở Giao dịch chứng khoán Hà Nội ( HNX) cho thấy, giá trị phát hành trái phiếu doanh nghiệp lên đến 179.500 tỷ đồng, với kỳ hạn phát hành bình quân 3,97 năm.
Video đang HOT
Trong đó, chỉ riêng tháng 7, giá trị phát hành của tổ chức tín dụng là 8.134,9 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 40,79%; các doanh nghiệp bất động sản là 6.993,9 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 35,07%.
Với việc phát hành trái phiếu lãi suất cao và được cho là nhiều ngân hàng mua vào trái phiếu của doanh nghiệp bất động sản như một hình thức “đảo nợ” khoản vay.
Trước lo ngại trên, NHNN đang lấy ý kiến Dự thảo Thông tư quy định về việc đầu tư trái phiếu doanh nghiệp của các nhà băng.
Cơ quan điều hành thị trường cho hay, thời gian qua, một số ngân hàng mua trái phiếu doanh nghiệp nhằm cơ cấu lại nợ.
Điều này tiềm ẩn nhiều rủi ro nếu doanh nghiệp tiếp tục gặp khó, không có khả năng trả nợ gốc, lãi trái phiếu đến hạn, dẫn đến việc phát hành thêm trái phiếu để tiếp tục cơ cấu lại nợ.
Vì vậy, Dự thảo quy định, nhà băng không được mua trái phiếu doanh nghiệp phát hành với mục đích cơ cấu lại các khoản nợ. Khi một đợt phát hành trái phiếu doanh nghiệp với nhiều mục đích khác nhau, trong đó có mục đích cơ cấu lại khoản nợ thì ngân hàng cũng không được mua.
Đồng thời, TCTD chỉ được mua trái phiếu doanh nghiệp khi có tỷ lệ nợ xấu dưới 3%, trừ khi mua theo phương án cơ cấu lại đã được phê duyệt. Các nhà băng không được mua trái phiếu của doanh nghiệp có nợ xấu phát sinh trong một năm.
Theo lý giải của NHNN, điều này nhằm tránh tình trạng ngân hàng có nợ xấu cao nhưng vẫn mua bán trái phiếu doanh nghiệp.
Hạn chế rủi ro nợ xấu gia tăng trong bối cảnh dịch Covid-19
NHNN vừa ban hành Thông tư 08/2020/TT-NHNN sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 22/2019/TT-NHNN quy định các giới hạn, tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động của ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài theo hướng gia hạn thêm thời gian cho lộ trình “siết” vốn ngắn hạn cho vay trung, dài hạn, không ít người liên tưởng vốn tín dụng vào bất động sản “dễ thở” hơn, song điều đó khó xảy ra.
Ngược lại, các TCTD càng phải kiểm soát chặt rủi tín dụng bất động sản trong bối cảnh đại dịch Covid-19 đang diễn biến phức tạp hiện nay.
Theo đó, lộ trình giảm tỷ lệ tối đa sử dụng nguồn vốn ngắn hạn để cho vay trung hạn và dài hạn của các ngân hàng được lùi thêm một năm so với quy định của Thông tư 22 đưa ra năm 2019. Cụ thể, từ ngày 1/1/2020 đến hết ngày 30/9/2021, tỷ lệ này được áp dụng 40%. Từ ngày 1/1/2021-30/9/2022 giảm còn 37%. Từ ngày 1/10/2022 đến 30/9/2023 giảm còn 34% và từ ngày 1/10/2023 là 30%.
Trong khi, tại dự thảo trước đó, NHNN đề xuất 2 phương án lùi tỷ lệ này, phương án 1 là lùi 6 tháng và phương án 2 là lùi 1 năm so với quy định tại Thông tư 22.
Theo Thống đốc NHNN Lê Minh Hưng, đến cuối tháng 3/2020, tín dụng đối với lĩnh vực bất động sản tăng 1,23% so với cuối năm ngoái và chiếm 19,31% tổng dư nợ tín dụng.
Trong đó, dư nợ phục vụ nhu cầu về nhà ở chiếm khoảng 62,43% tổng dư nợ cho vay bất động sản.
iều này cho thấy, tín dụng vẫn chảy vào bất động sản, cho dù ngành ngân hàng đang thực hiện lộ trình “siết” tỷ lệ sử dụng vốn ngắn hạn cho vay trung, dài hạn trong thời gian qua và hiện đang kiểm soát ở tỷ lệ 40%.
Thống đốc NHNN Lê Minh Hưng cho biết, để hỗ trợ thúc đẩy thị trường bất động sản phát triển lành mạnh, trong điều hành tín dụng, NHNN đã thực hiện nhiều giải pháp kiểm soát tín dụng để hạn chế rủi ro đối với lĩnh vực này, nhất là kiểm soát tín dụng đối với các dự án phân khúc cao cấp, bất động sản du lịch nghỉ dưỡng, hướng dòng vốn vào nhu cầu thực.
Chỉ xem xét cấp tín dụng đối với các dự án, phương án vay vốn khả thi, bảo đảm tính pháp lý, khách hàng có khả năng trả nợ đầy đủ, đúng hạn.
Hiện nay, do ảnh hưởng dịch Covid-19, các ngân hàng khó xử lý nợ xấu cũ thì nợ xấu mới có xu hướng tăng.
Báo cáo tài chính bán niên 2020 của các ngân hàng cho thấy, nợ xấu của ngân hàng có xấu hiệu tăng đòi hỏi phải trích dự phòng mức cao bao phủ nợ xấu. NHNN cũng cho rằng, trong bối cảnh dịch Covid-19 và thị trường bất động sản trầm lắng, ngân hàng đang đứng trước không ít khó khăn, rủi ro nợ xấu gia tăng.
Theo đánh giá sơ bộ của NHNN, dư nợ dự kiến bị ảnh hưởng Covid-19 khoảng 2 triệu tỷ đồng, chiếm khoảng 23% dư nợ toàn hệ thống, tiềm ẩn rủi ro đối với hoạt động ngân hàng. Trường hợp dịch diễn biến phức tạp, tỷ lệ này sẽ ở mức 3,7% vào cuối năm 2020, có thể cao hơn tùy thuộc vào sự phục hồi của nền kinh tế.
Do đó, tín dụng bất động sản phải được sàng lọc và đầu tư vào những dự án có hiệu quả.
TS Trần Du Lịch, Thành viên Hội đồng tư vấn chính sách tài chính, tiền tệ Quốc gia cũng cho rằng, để tránh bài học tín dụng bất động sản tăng cao như thời kỳ 2008-2009 để lại bài học nợ xấu mà ngành ngân hàng vẫn đang xử lý thì việc kiểm soát chặt tín dụng bất động sản là cần thiết.
Theo TS Trần Du Lịch, tín dụng ngân hàng nên hướng vào nhu cầu thực là người vay mua nhà, thay vì tín dụng bất động sản đầu tư, kinh doanh hay đẩy mạnh vốn cho chủ đầu tư dự án.
Tuy nhiên, ông Lịch cũng đánh giá, so với trước hiện các ngân hàng đã thận trọng hơn nhiều trong việc đẩy vốn cho vay ở lĩnh vực bất động sản để hạn chế rủi ro nợ xấu gia tăng, nhất là trước bối cảnh dịch Covid-19 hiện nay.
Cơn sốt nóng trái phiếu doanh nghiệp và hệ lụy cần lường
Nếu doanh nghiệp được huy động vốn trái phiếu gấp 5 lần vốn chủ sở hữu tại thời điểm phát hành, liệu có thực sự an toàn?
Khi lãi suất tiền gửi tại các ngân hàng thương mại đang có xu hướng giảm dần, kênh đầu tư trái phiếu doanh nghiệp được coi là một lựa chọn tốt. Theo báo cáo của Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội, khối lượng phát hành trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ trong 5 tháng đầu năm nay là 91.616 tỷ đồng, tăng 15% so với cùng kỳ năm 2019. Đương nhiên, khi dòng tiền đổ vào nhiều, mức độ rủi ro cũng sẽ gia tăng.
Trong cơn sốt nóng của việc phát hành trái phiếu doanh nghiệp, ràng buộc pháp lý về số lượng phát hành được cho là điều vô cùng cần thiết. Nghị định 81 vừa được ký ban hành đã đáp ứng được yêu cầu này khi quy định "mức dư nợ trái phiếu doanh nghiệp phát hành riêng lẻ tại thời điểm phát hành (bao gồm cả khối lượng dự kiến phát hành) không được vượt quá 5 lần vốn chủ sở hữu, theo báo cáo tài chính quý gần nhất tại thời điểm phát hành được cấp có thẩm quyền phê duyệt". Thế nhưng, con số 5 lần vốn chủ sở hữu hiện đang gây nên nhiều băn khoăn.
Ngân hàng thương mại mua lượng lớn trái phiếu doanh nghiệp bất động sản. Ảnh minh họa
Căn nguyên có lẽ nằm ở dự thảo mà Bộ Tài chính đưa ra trước đó. Còn nhớ, Hiệp hội Bất động sản TP.HCM đã đưa ra văn bản góp ý, trong đó nêu quan điểm không cần thiết phải quy định dư nợ trái phiếu doanh nghiệp phát hành riêng lẻ không vượt quá 3 lần vốn chủ sở hữu tại thời điểm phát hành, như dự thảo của Bộ Tài chính, do tổng giá trị phát hành trái phiếu phụ thuộc vào nhu cầu vốn của từng loại hình doanh nghiệp. Đã không ghi nhận thêm tranh luận nào liên quan tới mức trần dư nợ trái phiếu nói trên và khi ban hành Nghị định, con số đưa ra vượt quá mọi kỳ vọng.
Sự lấn cấn sẽ chẳng nhiều như hiện tại nếu người đứng ra kêu đòi quyền lợi phát hành trái phiếu không phải 'người nhà' của giới bất động sản. Nên nhớ, trong 4 tháng đầu năm 2020, khối doanh nghiệp bất động sản trở thành nhóm doanh nghiệp huy động lượng vốn lớn nhất trên thị trường trái phiếu, khi chiếm tới 49,1% trong số 58.000 tỷ đồng tổng dư nợ trái phiếu doanh nghiệp giai đoạn này.
Nhóm doanh nghiệp này cũng đang dẫn đầu về lãi suất, với mức huy động kỳ hạn 2-3 năm lên tới 13%/năm. Cánh cửa đang rất rộng mở với doanh nghiệp bất động sản, lĩnh vực vẫn cầm cự được trong tình trạng trì trệ chung do dịch bệnh Covid-19. Thế nhưng, đây cũng là một lĩnh vực đầu tư tiềm ẩn nhiều hệ lụy khó lường. Xin lưu ý thêm, một số doanh nghiệp bất động sản có dư nợ trái phiếu doanh nghiệp lên tới 30 - 47 lần vốn chủ sở hữu.
Mặt khác, căn cứ nào để đưa ra mức trần huy động gấp 5 lần vốn chủ sở hữu cũng là câu hỏi lớn. Nền kinh tế chứng kiến số lượng không hề nhỏ những doanh nghiệp vay vốn ngân hàng gấp 10 lần vốn chủ sở hữu, thậm chí còn nhiều hơn thế nữa. Kênh huy động trái phiếu có thể là con đường làm trầm trọng hóa việc vay nợ nói trên, và khi nguồn tiền đổ vào những dự án kém hiệu quả, ngân hàng gánh nợ xấu, người dân sẽ cầm trong tay những tờ trái phiếu vô giá trị.
Đã vậy, nguy cơ nâng khống số vốn chủ sở hữu để quả bóng trái phiếu doanh nghiệp được thổi ra hết cỡ luôn hiện hữu, đặc biệt khi trình độ giám sát, thẩm định của các cơ quan hữu quan còn tương đối hạn chế.
Ai cũng biết, quy luật lạnh lùng của thị trường là lãi suất càng cao, rủi ro càng lớn, đồng nghĩa, bản thân những nhà đầu tư trái phiếu phải ý thức cuộc chơi luôn có được có mất. Thế nhưng, không vì thế mà giảm bớt mối lo...
Nhìn vào lĩnh vực bất động sản, nỗi thấp thỏm còn nhân lên gấp bội. Dữ liệu của Ngân hàng Nhà nước cho thấy, tính đến cuối tháng 3/2020, tín dụng đối với lĩnh vực bất động sản tăng 1,23% so với cuối năm 2019, chiếm 19,31% tổng dư nợ tín dụng, tương đương 1,6 triệu tỷ đồng. Cộng với dự nợ trái phiếu doanh nghiệp bất động sản, cùng với những kênh đầu tư không chính danh khác, nếu tính đúng tính đủ, ngành kinh doanh này đang chiếm dụng tỷ lệ vốn tương đối lớn.
Đáng lưu ý, theo số liệu đưa ra tháng 9/2019, các ngân hàng thương mại mua tới hơn 20% tổng lượng trái phiếu do doanh nghiệp bất động sản phát hành. Mối liên kết chéo doanh nghiệp bất động sản - ngân hàng có thể hình thành mối quan hệ ràng buộc mang tính sinh tồn. Ngân hàng Nhà nước đã cảnh báo, bản thân ngân hàng thương mại cũng thừa đủ năng lực để nhận diện những mối nguy, nhưng thực trạng vẫn khó có thể khác khi bất động sản đang là nguồn hút tín dụng khả quan nhất.
May thay, những lo ngại nói trên có thể được hóa giải theo một cách hoàn toàn bất ngờ. Những đám mây u ám khiến người ta quên đi thực tế là, con số gấp 5 lần vốn chủ sở hữu kể trên chỉ là... mức trần theo đúng nghĩa đen của từ này. Sẽ có những hướng dẫn chi tiết về mức trần dư nợ trái phiếu cho từng ngành, từng lĩnh vực, trong đó bất động sản chắc chắn sẽ nằm trong khu vực cần cẩn trọng.
Có thể kỳ vọng về những viễn cảnh tích cực hơn. Trái phiếu doanh nghiệp bất động sản rõ ràng đang tạo nên nguy cơ không hề nhỏ cho sự ổn định của dòng tín dụng. Mối liên quan giữa ngân hàng thương mại và doanh nghiệp bất động sản rất cần được làm rõ, để phòng trừ mọi nguy cơ cho người gửi tiền nói riêng và cho sự an toàn của hệ thống ngân hàng thương mại nói chung. Không nên chần chừ nữa, đừng để mọi chuyện trở nên quá muộn màng.
Đối với từng doanh nghiệp, không quá khó giám sát hoạt động phát hành trái phiếu, căn cứ trên các tiêu chuẩn về mức độ an toàn vốn, dư nợ tín dụng, khả năng trả nợ... Cân nhắc cho huy động trái phiếu dựa trên các dự án kinh doanh có thể nên được đặt ra, để nhà đầu tư cá nhân có thêm thông tin để quyết định và chịu trách nhiệm với lựa chọn của mình.
Mức trần lãi suất huy động trái phiếu doanh nghiệp là một chỉ tiêu cần được kiểm soát. Tùy vào sự phát triển của nền kinh tế theo từng năm, mức lãi suất trái phiếu doanh nghiệp sẽ được điều chỉnh tương ứng. Ngoại trừ bất động sản, trong bối cảnh hiện tại, khó ngành nghề kinh doanh nào có thể kinh doanh có lãi khi phải huy động vốn với mức lãi suất lên tới 13 %/năm. Nhưng nếu bất động sản hút quá nhiều tín dụng của nền kinh tế, cơ hội tồn tại của những doanh nghiệp vốn đã lao đao bởi đại dịch Covid-19 sẽ càng... nhỏ nhoi.
Trong trường hợp xấu nhất, khi doanh nghiệp khát vốn buộc phải huy động tín dụng với lãi suất quá cao, sẽ xảy ra tình trạng tương tự người khát buộc phải uống nước biển. Cơn khát không được giải tỏa mà chỉ ngày càng giày vò hơn. Các nhà quản lý hoàn toàn có thể tháo gỡ vướng mắc này.
Lãi suất gần 20%, chục ngàn tỷ đổ vào cuộc đua nóng Không ít DN kinh doanh thua lỗ trong quý I/2020 vẫn đẩy mạnh huy động vốn thông qua phát hành trái phiếu. Lãi suất trái phiếu đang tăng, có DN phát hành trái phiếu riêng lẻ lãi suất lên tới 15% - 19,5%/năm. Nóng trái phiếu doanh nghiệp Thống kê của Sở Giao dịch chứng khoán Hà Nội cho thấy, lượng trái phiếu...