Ngân hàng SHB: Nợ xấu tăng vọt, không trích dự phòng
Ngân hàng do ông “bầu” Đỗ Quang Hiển làm Chủ tịch Hội đồng quản trị không trích lập dự phòng rủi ro tín dụng dù nợ xấu tăng vọt.
Ngân hàng TMCP Sài Gòn – Hà Nội (mã chứng khoán SHB) vừa công bố báo cáo tài chính quý I/2020 với lợi nhuận trước và sau thuế đạt hơn 779,4 tỷ đồng và hơn 614 tỷ đồng, tăng lần lượt 5% và 3% so cùng kỳ 2019.
Nợ xấu SHB tăng mạnh nhưng ngân hàng không trích lập dự phòng. (Ảnh: SHB)
Thu nhập lãi thuần cũng tăng mạnh 24%, đạt hơn 1.684 tỷ đồng. Trong đó thu lãi tiền vay là hơn 6.902 tỷ đồng, tăng 37%.
Tuy vậy hầu hết các hoạt động kinh doanh chính đều lao dốc. Cụ thể, hoạt động dịch vụ ghi nhận lãi thuần 111,7 tỷ đồng, giảm 11%; hoạt động mua bán chứng khoán đầu tư lãi 1,95 tỷ đồng, giảm 94%; hoạt động khác ghi nhận lãi thuần 5,9 tỷ đồng, giảm 68%.
Điểm sáng hiếm hoi trong quý đến từ hoạt động kinh doanh ngoại hối với lãi thuần gần 45 tỷ đồng, tăng 220%.
Video đang HOT
Do chi phí hoạt động trong kỳ tăng mạnh 34% lên 1.071 tỷ đồng nên lãi thuần từ hoạt động kinh doanh của SHB chỉ tăng nhẹ 5%, ghi nhận 780 tỷ đồng.
Đáng chú ý, ngân hàng do ông “bầu” Đỗ Quang Hiển làm Chủ tịch Hội đồng quản trị không trích lập dự phòng rủi ro tín dụng dù nợ xấu tăng vọt. Theo báo cáo, cuối quý I, tổng nợ xấu của SHB chiếm hơn 6.136 tỷ đồng, tăng 21% so với đầu năm. Trong đó, nợ dưới chuẩn chiếm hơn 1.699 tỷ đồng, tăng 59%; nợ nghi ngờ hơn 753 tỷ đồng, tăng 63%; nợ có khả năng mất vốn là hơn 3.683 tỷ đồng, tăng 3,6%.
Tỷ lệ nợ xấu trên dư nợ cho vay khách hàng tăng lên mức 2,17% so với mức 1,91% của đầu năm.
Vẫn theo báo cáo, tổng tài sản của SHB tại 31/3 ở mức gần 368.982 tỷ đồng. Trong đó, cho vay khách hàng là 282.160 tỷ đồng tăng 6% và các khoản lãi, phí phải thu 9,641 tỷ đồng tăng 20% so với đầu năm.
Trên sàn, mã SHB chốt ngày 29/4 ở mức 15.900 đồng/cổ phiếu, giảm 0,6%.
Ông Đỗ Quang Hiển hay còn được gọi là “bầu” Hiển đang nắm giữ hơn 33 triệu cổ phiếu SHB, tương đương hơn 2,74% cổ phần. Bên cạnh đó, hai chị gái của ông Hiển là bà Đỗ Thị Thu Hà và Đỗ Thị Minh Nguyệt đang nắm giữ hơn 33 triệu cổ phiếu, tương ứng 2,75% cổ phần. Ông Đỗ Quang Vinh, con trai “bầu” Hiển gần đây cũng đã mua lượng lớn cổ phiếu SHB.
SHB sẽ bán vốn tại công ty tài chính
Hội đồng thành viên Công ty tài chính Ngân hàng Sài Gòn – Hà Nội (SHB Finance) mới đây đã ra nghị quyết trình Ngân hàng Sài Gòn – Hà Nội (SHB) xin ý kiến Đại hội đồng cổ đông việc thoái hoặc bán một phần vốn cho đối tác chiến lược nước ngoài.
Việc thoái vốn tại SHB Finance, theo đại diện SHB, là hướng đi phù hợp với xu thế thị trường và với hoạt động của công ty hiện nay. Tuy nhiên, tỷ lệ bán vốn hiện vẫn đang được đàm phán.
Trước đó, một số đối tác nước ngoài đã đặt vấn đề hợp tác với SHB để thúc đẩy hoạt động trong mảng tài chính tiêu dùng.
SHB Finance tiền thân là Công ty tài chính Vinaconex Vietel, có vốn điều lệ 1.000 tỷ đồng do SHB sở hữu 100% vốn. Năm 2019, tổng tài sản của SHB Finance đạt gần 3.300 tỷ đồng, với dư nợ cho vay hơn 2.700 tỷ, chiếm dưới 1% tổng tài sản hợp nhất của SHB. Lợi nhuận năm 2019 của công ty này gần 107 tỷ đồng.
Dư nợ cho vay tăng mạnh, ngân hàng SHB báo lãi trước thuế đạt gần 780 tỷ đồng trong quý 1/2020
Dư nợ cho vay khách hàng của SHB trong quý 1 tăng 6,4%, cao hơn nhiều so với mức bình quân toàn ngành.
Ngân hàng TMCP Sài Gòn - Hà Nội (SHB) vừa công bố BCTC Hợp nhất quý 1/2020, theo đó ghi nhận lợi nhuận trước thuế quý 1 đạt 779 tỷ đồng, tăng gần 5% so với cùng kỳ năm ngoái.
Cụ thể, quý 1/2020, thu nhập lãi thuần của SHB đạt 1.684 tỷ đồng, tăng 24,5% so với cùng kỳ. Thu nhập lãi thuần cũng là động lực tăng trưởng chính khi đóng góp trên 90% cho tổng thu nhập hoạt động.
Các mảng kinh doanh khác không mấy khả quan, trong đó lãi từ hoạt động dịch vụ giảm 11%, chỉ đạt 112 tỷ đồng. Hoạt động mua bán chứng khoán chỉ có lãi chưa đến 2 tỷ, hoạt động kinh doanh khác chưa đến 6 tỷ đồng; đều thấp hơn so với mức đạt được cùng kỳ. Chỉ riêng mảng kinh doanh ngoại hối có tăng trưởng 221%, đạt lãi 45 tỷ đồng.
Chi phí hoạt động của SHB tăng khá mạnh (tăng 34%) lên 1.071 tỷ đồng, chủ yếu do tăng chi cho nhân viên và tăng chi hoạt động quản lý công vụ.
Tương tự như quý 1/2019, quý 1 năm nay SHB cũng không trích lập dự phòng. Do đó, lợi nhuận trước thuế đạt 779 tỷ đồng, tăng 4,8% so với cùng kỳ.
Cuối tháng 3/2020, tổng tài sản của ngân hàng đạt 368.982 tỷ đồng, tăng 1% so với đầu năm. Trong đó, dư nợ cho vay khách hàng tăng tới 6,41% lên 282.160 tỷ đồng. Huy động tiền gửi tăng nhẹ hơn, chỉ ở mức 1,27%, đạt 262.540 tỷ đồng.
Tại ngày 31/3/2020, nợ xấu nội bảng của SHB là 6.136 tỷ đồng, tăng hơn 1.000 tỷ so với đầu năm (tương đương tăng 21%). Tỷ lệ nợ xấu (trên tổng dư nợ cho vay) tăng từ 1,91% lên 2,17%.
Soi 'sức khỏe' Saigonbank giữa đại dịch COVID-19 Lợi nhuận sau thuế của Saigonbank giảm 35% do lĩnh vực kinh doanh chính đi lùi và các khoản chi phí tăng mạnh. Ngân hàng TMCP Sài Gòn Công Thương (Saigonbank, mã SGB) vừa công bố báo cáo tài chính hợp nhất quý I/2020 với thu nhập lãi thuần đạt gần 152,5 tỷ đồng, giảm 5% so cùng kỳ 2019. Lợi nhuận sau...