Ngân hàng SCB đề nghị tiếp tục truy tìm, kê biên tài sản của bà Trương Mỹ Lan
Không đồng ý với cách tính thiệt hại của cơ quan tố tụng, đại diện Ngân hàng SCB còn đề nghị HĐXX tiếp tục truy tìm, phong tỏa, kê biên các tài sản của bị cáo Trương Mỹ Lan và đồng phạm.
Chiều 14/3, TAND TP.HCM tiếp tục ngày thứ 10 phiên xét xử đối với bà Trương Mỹ Lan (cựu chủ tịch Tập đoàn Vạn Thịnh Phát) cùng các bị cáo về những sai phạm tại Tập đoàn Vạn Thịnh Phát, Ngân hàng TMCP Sài Gòn (SCB).
HĐXX xét hỏi đối với những người có liên quan và bị hại. Ngân hàng SCB được xác định là bị hại và là người có quyền lợi liên quan tới vụ án.
Bị cáo Trương Mỹ Lan. Ảnh: Nguyễn Huế
Trình bày tại tòa, ông Hà Thế Định (Phó Tổng giám đốc Ngân hàng SCB) không đồng tình với xác định số tiền thiệt hại là 498.000 tỷ đồng của CQĐT.
Theo ông Định, thiệt hại mà bà Trương Mỹ Lan và đồng phạm gây ra cho SCB là 677.000 tỷ đồng tiền gốc và hơn 84.000 tỷ đồng tiền lãi phát sinh tính đến thời điểm mở phiên tòa (ngày 5/3).
Đại diện SCB đề nghị HĐXX giao cho SCB toàn quyền sử dụng, khai thác đối với 1.166 mã tài sản của bị cáo Trương Mỹ Lan dùng bảm bảo cho các khoản vay của hệ sinh thái Vạn Thịnh Phát, không phân biệt tài sản đó có đủ điều kiện pháp lý đảm bảo hay không.
Đồng thời, phía SCB cũng đề nghị HĐXX tiếp tục truy tìm, phong tỏa, kê biên các tài sản của bị cáo Trương Mỹ Lan và đồng phạm cùng các tổ chức có liên quan còn chưa được kê biên, phong tỏa giao cho SCB để khắc phục hậu quả.
Video đang HOT
Đại diện Ngân hàng SCB đề nghị tiếp tục truy tìm, kê biên tài sản của bị cáo Trương Mỹ Lan. Ảnh: Nguyễn Huế
Ngân hàng này còn đề nghị HĐXX giao cho SCB được quyền quản lý, sử dụng các tài sản, vật chứng đảm bảo xử lý nợ. Trong trường hợp không tự xử lý được thì yêu cầu cơ quan thi hành án hỗ trợ.
Ngoài ra, đại diện Ngân hàng SCB cũng đề nghị HĐXX xem xét buộc 5 công ty thẩm định giá gồm: Công ty cổ phần thẩm định giá Thiên Phú, Công ty TNHH thẩm định giá MHD, Công ty Tầm nhìn mới, Công ty cổ phần tư vấn dịch vụ bất động sản DATC, Công ty cổ phần thẩm định giá EXIM liên đới bồi thường cho SCB.
Theo cáo buộc, bà Trương Mỹ Lan và đồng phạm thực hiện nhiều hành vi sai phạm trong các quy định cho vay, gây thiệt hại cho SCB khoảng 498.000 tỷ đồng.
Trương Mỹ Lan khai từng thế chấp khách sạn của gia tộc vay ông Trần Bắc Hà 15.000 tỉ đồng
Quá trình hợp nhất ngân hàng SCB, bị cáo Trương Mỹ Lan khai từng thế chấp khách sạn Windsor của gia tộc để vay 15.000 tỉ đồng từ ông Trần Bắc Hà.
Ngày 12-3, TAND TP.HCM tiếp tục xét xử bị cáo Trương Mỹ Lan (cựu Chủ tịch Tập đoàn Vạn Thịnh Phát) cùng 85 bị cáo khác xảy ra tại Tập đoàn Vạn Thịnh Phát, Ngân hàng TMCP Sài Gòn (SCB) và các tổ chức có liên quan. Phiên toà tiếp tục với phần xét hỏi của các luật sư bào chữa cho các bị cáo.
Luật sư Phan Trung Hoài (một trong năm LS bảo vệ cho bị cáo Trương Mỹ Lan) xét hỏi đối với thân chủ.
Bị cáo Trương Mỹ Lan trình bày từ khi bắt tạm giam đến ngày hôm nay luôn được HĐXX, các điều tra viên, kiểm sát viên tạo điều kiện đảm bảo về sức khỏe, tinh thần. Bị cáo Lan tôn trọng tất cả các cơ quan điều tra, cáo trạng và lời khai của các bị cáo khác.
Bị cáo Trương Mỹ Lan. Ảnh: HOÀNG GIANG
Về gia thế và quá trình tạo lập các tài sản, bị cáo Lan trình bày, mẹ của bị cáo là tiểu thương buôn bán mỹ phẩm và các mặt hàng khác tại Cửa Tây - Chợ Bến Thành.
Đến năm 1992, nhà nước cho phép thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn. Lúc đó, mẹ của bà đã tích lũy được một số tài sản như tiền, vàng bạc, nhà cửa... từ đó bị cáo Lan có nền tảng kinh tế tốt.
Cũng trong năm 1992, chồng bà là bị cáo Chu Lập Cơ đến Việt Nam đầu tư. Cả hai được se duyên và chọn Việt Nam là nơi ở và đầu tư.
Về việc hợp nhất ba ngân hàng thành Ngân hàng SCB, bị cáo Lan khai, ngân hàng nhà nước mời nhiều người nhưng không ai muốn và bị cáo Lan cũng đã từ chối nhiều lần vì không biết và không thích ngân hàng.
Đối với việc hợp nhất ba ngân hàng, bị cáo Lan chỉ làm ba việc là vận động bạn bè, người thân mua đủ trên 65% cổ phần để hợp nhất thành công ba ngân hàng; cho mượn tài sản và kêu gọi đối tác nước ngoài.
Bị cáo Lan trình bày, khách sạn Windsor là khách sạn 5 sao đầu tiên ở Việt Nam, đây là tài sản có ý nghĩa của gia tộc của bị cáo.
Theo bị cáo Lan, khi bị cáo đã đồng ý hợp nhất ngân hàng, bị cáo đã mang khách sạn Windsor để vay của ông Trần Bắc Hà (cựu chủ tịch BIDV) 15.000 tỉ đồng, và ông Hà sẽ đi vay ngân hàng nhà nước cho SCB.
Sau đó, trước ba ngày hợp nhất thì ông Bắc Hà rút nên bị cáo Lan phải giải chấp lúc nửa đêm và trả cho ông Hà 15.000 tỉ đồng.
Lúc đó, ngân hàng nhà nước nói bị cáo Lan cố ở lại nên bị cáo đã về nhà mượn hết vàng bạc, nhà cửa đưa vào SCB. "Quá trình điều tra nói tôi thế chấp Windsor để lấy tiền sử dụng, tôi phải nói", bị cáo Lan trình bày.
Về cáo buộc thâu tóm cổ phần hơn 91% tại SCB, bị cáo Lan khẳng định cổ phần không phải của bà mà của bạn bè bà.
Đối với việc cáo trạng nêu bị cáo Lan là người có quyền lực, chi phối hội đồng quản trị SCB, bị cáo Lan cho rằng không có hứng thú và không có nghiệp vụ ngân hàng nhưng do có nhiều tài sản, mọi khó khăn bị cáo đều có thể giải quyết được nên các anh em SCB ngộ nhận.
"Anh em ở SCB đều rất khổ, nhưng tại sao họ không dám nói sự thật là tài sản của tôi đem vào SCB để cơ cấu", bị cáo Lan nói trước tòa.
Phiên tòa tiếp tục phần xét hỏi của các luật sư...
Bị cáo Trương Mỹ Lan bật khóc không nhận tội, phủ nhận lời khai của thuộc cấp Bị cáo Trương Mỹ Lan bật khóc phủ nhận lời khai của các thuộc cấp, khẳng định mình không chỉ đạo hoạt động của SCB, không chỉ đạo thành lập các công ty "ma" để rút tiền của SCB. Sáng nay (11/3), TAND TP.HCM tiếp tục ngày làm việc thứ 5, xét xử bị cáo Trương Mỹ Lan (cựu chủ tịch Tập đoàn...