Ngân hàng quốc doanh sắp trở lại thời kỳ hoàng kim về lợi nhuận?
Agribank và BIDV đang trên đường trở lại thời kỳ hoàng kim về lợi nhuận. Cùng với “vua lợi nhuận” Vietcombank, bộ ba ngân hàng quốc doanh này có thể sớm tái lập khoảng cách lợi nhuận với các ngân hàng tư nhân, trong bối cảnh những ngân hàng tư hàng đầu như Techcombank hay VPBank đang có phần chững lại trong tăng trưởng.
Ngân hàng quốc doanh sắp trở lại thời hoàng kim về lợi nhuận?
65.141 tỷ đồng là tổng lượng trích lập dự phòng của Agribank trong 4 năm gần đây, cao nhất hệ thống ngân hàng. Mức độ trích lập dự phòng “khổng lồ” trên sẽ dễ hình dung hơn khi so với các ngân hàng trong nhóm “Big 4″ khi con số này gấp 1,34 lần BIDV, gấp 2,5 lần Vietcombank và gấp 2,52 lần VietinBank.
Sau nhiều năm miệt mài trích lập dự phòng, thành quả đã đến với Agribank. Tính đến hết ngày 31/12/2018, giá trị trái phiếu VAMC chưa trích lập dự phòng của ngân hàng này chỉ còn vỏn vẹn 2.355 tỷ đồng, trong khi tỷ lệ nợ xấu nội bảng chỉ ở mức 1,6%. Nếu tính gộp cả nợ xấu nội bảng và nợ xấu chưa trích lập dự phòng tại VAMC, tỷ lệ nợ xấu thực tế của Agribank chỉ ở mức 1,83%, thấp hơn nhiều ngưỡng quy định 3% của Ngân hàng Nhà nước.
Agribank xem như đã có thể “trút” được gánh nặng trích lập dự phòng và hệ quả nối tiếp sẽ là tăng trưởng lợi nhuận ở mức cao trong năm sau đó.
Năm 2018, trong số 21.718 tỷ đồng chi phí trích lập dự phòng của Agribank có tới 9.678 tỷ đồng là trích lập dự phòng trái phiếu VAMC, còn lại là trích lập dự phòng cho vay khách hàng.
Năm 2019, giả định Agribank trích lập nốt 2.355 tỷ đồng trái phiếu VAMC và không phát sinh nợ xấu VAMC mới (ngân hàng này đặt kế hoạch sạch nợ tại VAMC trong năm 2019), nghĩa là tổng lượng trích lập dự phòng cho trái phiếu VAMC năm 2019 là 2.355 tỷ đồng thì so với năm 2018 (9.678 tỷ đồng), con số này thấp hơn khoảng 7.300 tỷ đồng.
Video đang HOT
Điều này đồng nghĩa chỉ đơn thuần do giảm trích lập dự phòng trái phiếu VAMC, lợi nhuận trước thuế của Agribank năm 2019 đã có thể tăng đột biến thêm 7.300 tỷ đồng, kéo theo lợi nhuận trước thuế tăng lên mức trên 14.600 tỷ đồng (lợi nhuận trước thuế năm 2018 của Agribank là trên 7.300 tỷ đồng).
Nhìn từ giả định trên, có thể thấy kế hoạch lợi nhuận trước thuế 10.000 tỷ đồng trong năm 2019 của Agribank có phần “khiêm tốn”. Thực tế thì chỉ trong 4 tháng đầu năm nay, Agribank đã đạt tới 4.100 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế, hoàn thành 41% kế hoạch năm chỉ sau 1/3 năm.
Tương tự như Agribank, BIDV cũng là ngân hàng trích lập dự phòng mạnh tay trong những năm qua. Thống kê 4 năm gần đây cho thấy, tổng lượng trích lập dự phòng của BIDV là 48.617 tỷ đồng, xếp thứ 2 hệ thống ngân hàng chỉ sau Agribank. Lượng trích lập này gần gấp đôi Vietcombank cũng như VietinBank.
Tính đến hết ngày 31/12/2018, tỷ lệ nợ xấu nội bảng của BIDV ở mức 1,9%. Nếu cộng cả nợ xấu VAMC chưa trích lập dự phòng, tỷ lệ nợ xấu của BIDV vẫn dưới ngưỡng quy định 3%, ở mức 2,64%.
Năm 2019, BIDV cũng đặt mục tiêu sạch nợ tại VAMC. Để thực hiện mục tiêu này, BIDV sẽ phải tốn khá nhiều chi phí (ít nhất 6.461 tỷ đồng, bằng lượng nợ xấu chưa trích lập dự phòng tại VAMC). Mặc dù vậy, ngân hàng này vẫn đặt mục tiêu 10.500 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế trong năm nay, cho thấy tiềm năng tăng trưởng lợi nhuận là rất lớn.
Giả định tương tự như trường hợp Agribank, năm 2020, BIDV không còn phải trích lập dự phòng trái phiếu VAMC đồng nghĩa lợi nhuận trước thuế sẽ tăng thêm ít nhất 6.461 tỷ đồng chỉ đơn thuần nhờ việc giảm trích lập dự phòng trái phiếu VAMC.
Có thể thấy, Agribank và BIDV đang trên đường trở lại thời kỳ hoàng kim về lợi nhuận. Cùng với “vua lợi nhuận” Vietcombank, bộ ba ngân hàng quốc doanh này có thể tái lập khoảng cách lợi nhuận với các ngân hàng tư nhân, trong bối cảnh những ngân hàng tư hàng đầu như Techcombank hay VPBank đang có phần chững lại trong tăng trưởng.
Năm 2019, Techcombank đặt kế hoạch lợi nhuận trước thuế 11.750 tỷ đồng, chỉ đứng sau Vietcombank. Tuy nhiên đáng chú ý là quý I/2019, lợi nhuận trước thuế của Techcombank chỉ tăng vỏn vẹn 2% (hoàn thành 22% kế hoạch năm) chủ yếu do giảm lượng trích lập dự phòng, đưa tỷ lệ trích lập dự phòng trên lợi nhuận thuần xuống mức cực thấp, chỉ 6%, hàm ý rằng dư địa giảm tỷ lệ trích lập dự phòng ở các năm tiếp theo gần như không còn.
Trong khi đó, VPBank đặt mục tiêu lợi nhuận trước thuế năm 2019 ở mức 9.500 tỷ đồng, “thua” bộ ba Vietcombank – Agribank – BIDV. VPBank hiện đang “vật lộn” với những khó khăn trong mảng tài chính tiêu dùng. Quý I/2019, lợi nhuận trước thuế của ngân hàng này giảm tới 32% so với cùng kỳ năm ngoái, hoàn thành vỏn vẹn 19% kế hoạch lợi nhuận cả năm.
Minh Tâm
Theo vietnamfinance.vn
Tăng trưởng lợi nhuận và tỷ suất sinh lời của Techcombank đã đạt đỉnh?
Tăng trưởng lợi nhuận và tỷ suất sinh lời (ROA, ROE) có thể đã đạt đỉnh, khiến Techcombank khó có thể có định giá cao trong ngắn hạn.
Tăng trưởng lợi nhuận và tỷ suất sinh lời của Techcombank đã đạt đỉnh?
Theo báo cáo phân tích mới đây về Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam (Techcombank), Công ty Chứng khoán SSI đã chỉ ra 3 yếu tố khiến lợi nhuận trước thuế quý IV/2018 giảm 9,7% còn 2.886 tỷ đồng.
Đầu tiên, theo SSI, hệ số thu nhập lãi cận biên (NIM) của Techcombank đã giảm khoảng 0,23 điểm% so với cùng kỳ năm 2017 do nợ vay khách hàng không đổi, trong khi tiền gửi và chứng chỉ tiền gửi tăng 13,8%.
Thứ hai, Techcombank nhận được khoảng 1.446 tỷ đồng phí trả trước (upfront fee) trong quý IV/2017, tạo cơ sở so sánh cao. Thứ ba, chi phí hoạt động của ngân hàng này tăng tới 39% trong quý vừa qua.
Các yếu tố này được bù đắp bằng một khoản nhỏ chi phí dự phòng, chỉ ở mức 59 tỷ đồng trong quý IV/2018 so với 1 nghìn tỷ đồng trong quý IV/2017 chủ yếu do ngân hàng không ghi nhận chi phí dự phòng trái phiếu VAMC.
Kết thúc năm 2018, Techcombank đã trở thành ngân hàng tư nhân số 1 xét về lợi nhuận trước thuế với 10.661 tỷ đồng (tăng 32,7%) trong năm 2018. Tăng trưởng của lợi nhuận trước thuế chủ yếu nhờ tăng trưởng thu nhập lãi ròng (NII) ở mức 24,6% và chi phí dự phòng giảm 48% so với năm 2017.
Mặc dù tăng trưởng cho vay của khách hàng hầu như không đổi nhưng tăng trưởng tín dụng của Techcombank vẫn ở mức khoảng 20%. Ngân hàng đang xây dựng và dự trữ các sản phẩm trái phiếu doanh nghiệp dưới hình thức công cụ nợ "sẵn sàng để bán" (AFS - Available For Sales) cho khách hàng cá nhân. Giá trị trái phiếu AFS và công cụ nợ giữ đến ngày đáo hạn (HTM) cho doanh nghiệp ngang với khoảng 36% tổng nợ vay khách hàng.
Cho năm 2019, SSI ước tính Techcombank không còn khoản thu nhập bất thường nào từ thoái vốn, các động lực chính cho tăng trưởng lợi nhuận đến từ hoạt động cho vay và hoạt động tạo thu nhập ngoài lãi như phí phân phối trái phiếu doanh nghiệp và bancassurance.
SSI đánh giá, ngân hàng này có đầy đủ công cụ để hỗ trợ tăng trưởng thu nhập trong bối cảnh tăng trưởng tín dụng được quản lý chặt hơn. Điều này chủ yếu là nhờ nguồn vốn dồi dào, hoạt động cho vay thế chấp, phân phối trái phiếu và bancassurance mạnh mẽ.
"Tuy nhiên, tăng trưởng lợi nhuận và tỷ suất sinh lời (ROA, ROE) có thể đã đạt đỉnh, khiến Techcombank khó có thể có định giá cao trong ngắn hạn. Về dài hạn, mức định giá này cần đáp ứng được tăng trưởng bền vững nhờ mô hình kinh doanh mạnh", SSI nhận định.
Minh Tâm
Theo vietnamfinance.vn
CBCNV Agribank thu nhập bình quân tới 29 triệu đồng/tháng năm 2018 Kết quả kinh doanh năm 2018 lãi ròng của Agribank tăng tới 63% và đạt 5.769 tỷ đồng, do đó thu nhập của CBCNV cũng tăng 32% lên gần 29 triệu đồng/người/tháng. Ảnh minh họa. Theo báo cáo tài chính hợp nhất năm 2018 của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (Agribank) vừa công bố, tính đến hết ngày 31/12/2018,...