Ngân hàng phát hành trăm triệu thẻ ATM chỉ để… thu phí rút tiền
Ngân hàng đã phát hành gần 100 triệu thẻ (năm 2015) nhưng thực tế, số lượng thẻ hoạt động chỉ gần 70 triệu thẻ, có tài khoản cá nhân có tới 4-5 thẻ. Doanh thu thanh toán thẻ chủ yếu vẫn là rút tiền từ các cây ATM, chiếm 85%…
Thanh toán không dùng tiền mặt đã trở thành phương thức thanh toán chủ đạo của người dân tại các nước phát triển. Nó được xem là một trong những vấn đề quan trọng trong việc thúc đẩy minh bạch hóa các hoạt động kinh tế tài chính, là một trong những giải pháp thúc đẩy phòng chống tham nhũng. Như Bỉ, Pháp và Canada có tỷ lệ thanh toán không dùng tiền mặt lên đến trên 90% tổng khối lượng thanh toán trong tiêu dùng, với các mức: Canada 90%; Pháp 92%; Bỉ 93%. Pháp và Bỉ còn đưa ra quy định chỉ cho phép tối đa là 3.000 EUR cho giao dịch không dùng tiền mặt.
Người dân vẫn có thói quen chi tiêu tiền mặt
Đánh giá về thị trường thanh toán thẻ và tiền điện tử ở Việt Nam, TS. Lê Huy Khôi, Viện nghiên cứu thương mại (Bộ Công Thương) cho biết, thị trường còn khiêm tốn, chưa xứng với tiềm năng. Việc phát triển thẻ tín dụng những năm vừa qua chủ yếu thiên về số lượng chưa đi kèm với sự thay đổi căn bản về chất lượng cũng như tăng cường giao dịch của chủ thẻ sau khi thẻ được phát hành.
Điều này thể hiện ở chỗ, mặc dù số lượng thẻ đã tăng khoảng trên 30 lần từ năm 2010 đến 2015 (31 triệu thẻ năm 2010 tăng lên đạt khoảng gần 100 triệu thẻ năm 2015), tuy nhiên, số lượng thẻ hoạt động thực tế chỉ vào khoảng gần 70 triệu thẻ. Khoảng cách thị trường là rất lớn khi chỉ có khoảng trên 20 triệu người có Tài khoản ngân hàng (chỉ chiếm khoảng trên 20% dân số Việt Nam), tương đương khoảng 30% số người trưởng thành của Việt Nam có tài khoản ngân hàng – mức này thấp hơn rất nhiều so với bình quân thế giới là 62%. Như vậy, có thể thấy vấn đề hạn chế là mỗi một tài khoản cá nhân có tới 4 – 5 thẻ.
Bên cạnh đó, chi phí phát hành thẻ ở Việt Nam quá cao. Theo báo cáo của Ngân hàng Nhà nước thì chi phí bình quân phát hành 01 thẻ vào khoảng 5 USD, (Tuy nhiên, theo đánh giá thực tế thì con số này là vào khoảng gần 10 USD) trong khi đó chi phí phát hành thẻ bình quân trên thế giới khoảng 1 USD/01 thẻ.
Tỷ lệ thẻ nội địa chiếm hơn 91% trong cơ cấu các loại thẻ. Điều này chứng tỏ, khoảng thời gian qua, các ngân hàng chỉ chạy theo số lượng thẻ nội địa.
Video đang HOT
Doanh thu thanh toán thẻ chủ yếu vẫn là rút tiền từ các cây ATM, chiếm 85%, chỉ có 15% là doanh thu từ giao dịch thanh toán và các giao dịch phát sinh từ các điểm chấp nhận thanh toán thẻ. Đây là một nghịch lý, bởi phát hành thẻ phải song hành phát triển hạ tầng thanh toán rộng khắp, chứ không phải là cuộc đua gia tăng thị phần thẻ và thực hiện mục đích rút tiền mặt.
Theo TS. Lê Huy Khôi cho biết, tỷ lệ thẻ hoạt động của các ngân hàng chỉ rơi vào khoảng từ 60 – 70%, tùy từng ngân hàng và từng loại thẻ. Mặt khác, việc phát hành “ồ ạt” thẻ tín dụng của các ngân hàng trong thời gian vừa qua cũng tiềm ẩn nguy cơ nợ xấu tăng cao khi mà các điều kiện đảm bảo an toàn đã bị nới lỏng quá mức.
Mặt khác, tổng mức dư nợ cho vay qua thẻ mới chỉ chiếm một tỷ trọng rất nhỏ trong tổng dư nợ cho vay tiêu dùng của các ngân hàng. Ngoài ra, sử dụng thanh toán qua thẻ ở các đối tượng là doanh nghiệp còn hạn chế.
Ngoài nguyên nhân thói quen dùng tiền mặt của người dân thì chi phí sử dụng thẻ tín dụng của chủ thẻ là rất lớn; cơ sở hạ tầng phân bố chưa đồng đều…là những yếu tố khiến việc thanh toán thẻ còn hạn chế.
Do đó, các chuyên gia cũng khuyến nghị, cần tăng cường an ninh mạng, bảo mật, an toàn thông tin thanh toán điện tử. Thanh toán điện tử được thực hiện qua các phương tiện điện tử, trong đó mọi dữ liệu (kể cả chữ ký) đều ở dạng số hóa, đặt ra yêu cầu nghiêm ngặt về tính bảo mật, an toàn, tránh mất tiền, lừa gạt, thay đổi thông tin, xâm nhập dữ liệu,… là các rủi ro ngày một lớn. Kinh nghiệm của Hàn Quốc và Singapore cho thấy, an toàn thanh toán và bảo mật thông tin là yếu tố quan trọng khiến cho người dân và doanh nghiệp tin dùng và trở nên ưa thích các phương thức thanh toán thẻ và ví điện tử.
Đặc biệt là trong năm 2015, tại Việt Nam, nhiều vụ liên quan đến mất tiền trong thẻ ngân hàng đang được báo chí phản ánh, đây là một lo ngại đối với vấn đề an ninh, bảo mật thanh toán.
Như vậy, thói quen sử dụng tiền mặt của người dân và sự hạn chế về hạ tầng kỹ thuật thanh toán điện tử, mức độ an toàn trong thanh toán điện tử đang là những rào cản lớn nhất (gần đây, liên tiếp các vụ chủ thẻ, chủ tài khoản bị mất tiền càng làm cho người sử dụng lo lắng khi thanh toán hàng hóa qua mạng). Dịch vụ thẻ ngân hàng mới có sự gia tăng về số lượng, nhưng chưa có sự chuyển biến thực sự về chất lượng.
Để khuyến khích người dân dùng thẻ và các phương thức thanh toán không dùng bằng tiền mặt, thời gian tới, các ngân hàng thương mại cần đưa ra một chính sách phí hợp lý; tiếp tục đẩy mạnh số lượng POS phục vụ cho nhu cầu thanh toán hàng ngày của người dân…
Theo D.Thùy (Người lao động)
Quý III/2016, Công ty bầu Đức tiếp tục lỗ nặng 125 tỷ
Quý III/2016, Hoàng Anh Gia Lai Agrico lỗ 125 tỷ đồng. Doanh thu bán bò đạt 2.632 tỷ đồng - tăng 22%, nhưng doanh thu bán đường, cao su và bắp đều giảm mạnh.
Công ty cổ phần Nông nghiệp Quốc tế Hoàng Anh Gia Lai (HAGL Agrico - HNG) vừa công bố báo cáo tài chính quý III/2016. Theo đó, quý III/2016, công ty đạt doanh thu 981 tỷ đồng từ bán hàng và cung cấp dịch vụ, giảm gần 50% so với cùng kỳ. Doanh thu bán bò vẫn chiếm chủ đạo với 767 tỷ đồng, nhưng giảm 44% so với quý III/2015, doanh thu bán đường cũng giảm 63%, chỉ còn 92 tỷ đồng.
Ảnh: Báo Lao Động.
Báo cáo của HNG đã không còn ghi nhận doanh thu từ bán bắp và các hợp đồng xây dựng.
Riêng doanh thu từ bán mủ cao su của HNG đạt 35,5 tỷ đồng, tăng 18% so với quý III/2015. Song, mảng này vẫn ghi nhận khoản lỗ gộp gần 26 tỷ đồng.
Sau khi trừ đi giá vốn, lợi nhuận gộp từ bán hàng và cung cấp dịch vụ chỉ còn 68 tỷ đồng, con số này rất nhỏ so với 513 tỷ đồng của quý III/2015.
Đối với hoạt động tài chính, HNG ghi nhận mức tăng đáng kể với gần 95 tỷ đồng. Tuy nhiên, chi phí tài chính cũng tăng vọt lên 278 tỷ đồng, trong đó có 180 tỷ đồng chi phí lãi vay ngân hàng.
Việc thanh lý tài sản cũng giúp cho HNG có thêm khoản lợi nhuận khác là 48,5 tỷ đồng, trong khi cùng kỳ lỗ hơn 800 triệu đồng.
Kết thúc quý III, HNG lỗ ròng 125 tỷ đồng, nâng lỗ lũy kế đến hết tháng 9/2016 lên 643 tỷ đồng. Dòng tiền của HNG trong quý này bị âm 221 tỷ đồng, trong khi cùng kỳ năm trước dương 368 tỷ đồng.
Như vậy chỉ sau 9 tháng, mức lỗ của HNG vượt kế hoạch được Đại hội cổ đông thường niên 2016 thông qua, là 559 tỷ đồng. Chỉ còn 3 tháng kết thúc chu kỳ kinh doanh của năm 2016, tuy nhiên phân tích cơ cấu doanh thu của HAGL Agrico thì mức lỗ ròng này rất khó có thể đảo ngược.
Đáng chú ý, dòng tiền thuần trong 9 tháng đầu năm của HNG bị âm 221 tỷ đồng, nguyên nhân chính là do dòng tiền thuần từ hoạt động đầu tư âm tới hơn 2.800 tỷ đồng. Trong kỳ, doanh nghiệp đã chi 2.235 tỷ đồng để mua sắm tài sản cố định cùng gần 1.200 tỷ đồng để chi đầu tư góp vốn vào đơn vị khác. Vào ngày 3/3/2016, HAGL Agrico đã mua toàn bộ vốn của Công ty TNHH Đầu tư và phát triển cao su Đông Dương với giá 1.650 tỷ đồng.
Tính đến ngày 30/9, HNG có tổng tài sản là 30.455 tỷ đồng, tăng 2.500 tỷ đồng so với thời điểm đầu năm. Nợ phải trả cũng tăng từ 17.221 tỷ đồng lên 19.836 tỷ đồng, trong đó nợ vay ngắn hạn là 4.600 tỷ đồng (tăng đáng kể so với mức 3.127 tỷ đồng vào đầu năm 2016), nợ vay dài hạn là gần 8.700 tỷ đồng.
Kết thúc phiên giao dịch hôm nay (31/10), cổ phiếu HNG giảm 3,8% so với phiên cuối tuần trước, xuống 6.010 đồng/cổ phiếu.
Đông Nhiên
Theo_Kiến Thức
PVN "kêu" khó khăn do giá dầu giảm sâu Tổng doanh thu toàn Tập đoàn PVN 9 tháng ước đạt 318 nghìn tỷ đồng, bằng 85% kế hoạch 9 tháng và 62% kế hoạch năm. Nộp ngân sách Nhà nước bằng 81% kế hoạch, trong khi giá dầu 9 tháng chỉ bằng 70% so với mức giá kế hoạch. (Ảnh minh hoạ). Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) vừa có báo...