Ngân hàng ‘ồ ạt’ tăng vốn để nâng sức cạnh tranh
Trong bối cảnh Việt Nam vừa kiểm soát dịch bệnh, vừa khôi phục mở cửa nền kinh tế, việc nhiều ngân hàng vừa công bố tăng vốn điều lệ thông qua chia cổ tức bằng cổ phiếu, phát hành cổ phiếu riêng lẻ cho nhà đầu tư sẽ là một trong những yếu tố giúp ngân hàng có thêm nguồn lực.
Tăng vốn sẽ giúp ngân hàng tăng khả năng cung cấp tín dụng cho nền kinh tế, tạo cơ hội vay vốn cho doanh nghiệp. Ảnh: TTXVN.
Vốn điều lệ cao sẽ là “bộ đệm” giúp cho các ngân hàng có thêm nguồn lực để chống chọi với những khó khăn, thách thức; đồng thời hỗ trợ doanh nghiệp nói riêng và nền kinh tế nói chung phục hồi hoạt động sản xuất – kinh doanh.
Theo báo cáo triển vọng ngành ngân hàng năm 2022 của Công ty CP Chứng khoán MBS, ước tính có khoảng 75% hoạt động tăng vốn đến từ chia tách cổ phiếu, 22% thông qua hoạt động phát hành riêng lẻ và phát hành quyền chọn mua cổ phiếu và khoảng 3% đến từ phát hành cổ phiếu cho người lao động.
Năm 2022, Vietcombank dự kiến phát hành gần 856,6 triệu cổ phiếu để trả cổ tức theo tỷ lệ 18,1% (cổ đông sở hữu 1.000 cổ phiếu được nhận thêm 181 cổ phiếu mới). Sau khi hoàn tất, vốn điều lệ của Vietcombank sẽ tăng thêm gần 8.566 tỷ đồng, lên 55.891 tỷ đồng. Tương tự, VietinBank muốn dùng toàn bộ lợi nhuận còn lại (9.624 tỷ đồng) chia cổ tức bằng cổ phiếu. Như vậy, vốn điều lệ ngân hàng sẽ tăng thêm khoảng 20%. Trước đó, vốn điều lệ của VietinBank đã được tăng từ 37.234 tỷ đồng lên 48.057 tỷ đồng trong năm 2021 nhờ chia cổ tức bằng cổ phiếu.
Chủ tịch Hội đồng quản trị MB Lê Hữu Đức thông tin: MB cũng triển khai phương án tăng vốn điều lệ năm 2022 thêm 7.556 tỷ đồng thông qua phát hành 755,6 triệu cổ phiếu để trả cổ tức, tương đương tỷ lệ 20%. Tới đây, MB dự kiến sẽ chào bán thêm 65 triệu cổ phiếu riêng lẻ mới.
Năm 2022, LienVietPostBank đặt mục tiêu lợi nhuận trước thuế đạt 4.800 tỷ đồng, tăng 32% so với năm trước; đồng thời, sẽ tăng vốn điều lệ thêm hơn 6.200 tỷ đồng. Về kế hoạch tăng vốn điều lệ năm nay, Đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) thường niên năm 2022 của LienVietPostBank đã nhất trí phương án tăng vốn thêm 6.213 tỷ đồng thông qua việc chi trả cổ tức năm 2021 với tỷ lệ 15% và phát hành cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu, nhà đầu tư nước ngoài.
Theo đó, vốn điều lệ của LienVietPostBank sẽ tăng lên thành hơn 21.249 tỷ đồng. Điều này nhằm tiếp tục nâng cao tiềm lực tài chính, gia tăng lợi ích cho cổ đông, đồng thời tạo nền tảng giúp ngân hàng phát triển an toàn, hiệu quả, bền vững. Quý I/2022, lợi nhuận trước thuế của LienVietPostBank tăng 62% so với cùng kỳ, đạt hơn 1.795 tỷ đồng.
Video đang HOT
Chủ tịch HĐQT ABBank ào Mạnh Kháng cho biết: “Nhằm chuẩn bị nền tảng tài chính cho việc thực hiện các mục tiêu trung hạn giai đoạn 2021 – 2025, ABbank đã hoàn thành tăng vốn điều lệ lên gần 10.000 tỷ đồng, bổ sung vốn cho hoạt động kinh doanh và đầu tư. Sắp tới, ABBank dự kiến triển khai thêm đợt tăng vốn điều lệ mới thông qua việc sử dụng nguồn lợi nhuận sau thuế chưa phân phối để trả cổ tức bằng cổ phiếu cho cổ đông và phát hành cổ phiếu theo chương trình lựa chọn dành cho cán bộ, nhân viên (ESOP). Dự kiến hết năm 2022, vốn điều lệ của ABBank sẽ đạt hơn 10.400 tỷ đồng”.
Được sự chấp thuận của Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Việt Nam, SeABank tăng vốn điều lệ lên 16.598 tỷ đồng thông qua việc chào bán cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu để nâng cao năng lực tài chính, bổ sung thêm nguồn vốn cho hoạt động kinh doanh nhằm thực hiện các mục tiêu tăng trưởng đã đề ra.
“Việc tăng vốn điều lệ là một dấu mốc quan trọng trong kế hoạch và định hướng, giúp ngân hàng có đủ tiềm lực để thực hiện các mục tiêu: Triển khai chiến lược hội tụ số, đầu tư mạnh mẽ cho công nghệ, số hóa toàn diện các quy trình vận hành trong hoạt động tín dụng, thanh toán, dịch vụ khách hàng, đa dạng hóa sản phẩm dịch vụ… qua đó mang lại hiệu quả hoạt động và giao dịch, gia tăng trải nghiệm và đáp ứng tốt hơn nữa nhu cầu của mọi khách hàng”, đại diện SeABank cho biết.
Ngân hàng cũng dự kiến phát hành 59.400.000 cổ phiếu cho cán bộ nhân viên theo phương án ESOP 2022; đồng thời, tùy theo điều kiện phù hợp với mục tiêu đề ra, SeABank dự kiến chào bán riêng lẻ cho nhà đầu tư nước ngoài hoặc chào bán cho cổ đông hiện hữu 228.700.000 cổ phiếu.
Techcombank cũng có kế hoạch phát hành hơn 6,3 triệu cổ phiếu theo chương trình lựa chọn cho ESOP. Sau phát hành, vốn điều lệ của Techcombank dự kiến đạt hơn 35.172 tỷ đồng. Tổng Giám đốc Techcombank, ông Jens Lottner cho biết: Tổng thu nhập hoạt động quý 1/2022 của Techcombank tăng 13,2% so với cùng kỳ năm trước, lên 10,1 nghìn tỷ đồng, dẫn dắt bởi sự tăng trưởng mạnh mẽ ở cả thu nhập lãi và thu nhập ngoài lãi.
“Chi phí dự phòng giảm đáng kể, 74,3% so với cùng kỳ năm trước, do nhiều khách hàng tiếp tục phục hồi khi đại dịch COVID-19 được kiểm soát, dẫn đến việc trích lập dự phòng thấp hơn, hoặc một số khoản trích lập dự phòng trước đây được hoàn nhập”, ông Jens Lottner cho biết.
Theo Techcombank, trong quý đầu tiên, sự bùng phát của biến thể Omicron của COVID-19 đã gây ra sự gián đoạn cho một số doanh nghiệp, bao gồm cả của ngân hàng. Gần đây, động thái đúng đắn của các cơ quan quản lý nhằm lành mạnh hóa hoạt động trên thị trường trái phiếu và bất động sản đã tạo ra một số lo lắng nhất định trên thị trường tài chính.
Tương tự, VPBank cũng có kế hoạch tăng vốn thêm hai đợt trong năm nay. Ở đợt 1, ngân hàng sẽ phát hành gần 2,24 tỷ cổ phiếu để tăng vốn từ nguồn vốn chủ sở hữu (tỷ lệ 50%). Sau phát hành, vốn điều lệ của VPBank sẽ tăng từ 45.057 tỷ lên 67.434 tỷ đồng. Ở đợt 2, ngân hàng sẽ phát hành riêng lẻ cho nhà đầu tư nước ngoài tối đa 15% vốn điều lệ, nâng vốn điều lệ lên mức 79.334 tỷ đồng, trở thành ngân hàng có mức vốn điều lệ cao nhất hệ thống nếu hoàn tất hai đợt phát hành nêu trên.
SHB cũng vừa thông qua việc phát hành cổ phiếu cho nhà đầu tư nước ngoài và nhà đầu tư chiến lược nước ngoài với tỷ lệ dự kiến tối đa 20% vốn tăng thêm và dự kiến chào bán cổ phiếu cho người lao động với tỷ lệ 1,69%, tương đương 45,12 triệu cổ phiếu mới. Sau các giao dịch này, cùng với chi trả cổ tức năm 2021 bằng cổ phiếu tỷ lệ 15%, vốn điều lệ của SHB sẽ tăng lên mức 36.459 tỷ đồng.
Trước đó, ông Phan Đức Tú, Chủ tịch Hội đồng quản trị BIDV cho biết: Tăng năng lực tài chính là điều kiện tiên quyết đối với các tổ chức tín dụng để đáp ứng được các chỉ số an toàn và phát triển tín dụng phục vụ đất nước. Áp lực tăng vốn diễn ra trong bối cảnh các ngân hàng đang thực hiện theo chuẩn Basel 2 nâng cao, Basel 3 và đặc biệt trong giai đoạn 2022 – 2023, khi Chính phủ thực hiện chương trình phục hồi kinh tế, đòi hỏi duy trì mức tăng trưởng tín dụng cao.
“Đề nghị Quốc hội, Chính phủ, các bộ, ngành có kế hoạch tạo điều kiện tăng vốn điều lệ cho các ngân hàng thương mại Nhà nước, trước mắt thông qua hình thức phát hành cổ phiếu, tăng vốn điều lệ từ cổ tức, từ lợi nhuận còn lại, phát hành cổ phiếu cho cán bộ, nhân viên”, ông Phan Đức Tú cho biết.
Lý do các ngân hàng dồn dập tăng vốn cũng được PGS TS inh Trọng Thịnh (Giảng viên Học viện Tài chính) nhìn nhận sẽ giúp củng cố sức khỏe tài chính của các ngân hàng, nhằm đáp ứng quy định các chỉ số an toàn. Bên cạnh đó, trong bối cảnh diễn biến phức tạp của dịch COVID-19, vốn điều lệ dày dặn sẽ là một trong những yếu tố giúp cho các ngân hàng có thêm nguồn lực để hỗ trợ doanh nghiệp nói riêng và nền kinh tế nói chung.
Theo một số chuyên gia kinh tế, mặc dù kinh tế còn nhiều khó khăn nhưng với sự chỉ đạo của Chính phủ, NHNN, hoạt động sản xuất hồi phục trở lại, hoạt động kinh doanh của hệ thống ngân hàng tiếp tục duy trì ổn định theo đúng định hướng, kế hoạch. Thị trường cũng đã chứng kiến dòng vốn đầu tư nước ngoài (FDI) vẫn tiếp tục đổ vào Việt Nam.
Các khu công nghiệp hiện nay có tốc độ lấp đầy rất cao. Việc các doanh nghiệp FDI lớn mạnh cũng sẽ thúc đẩy các doanh nghiệp vệ tinh hỗ trợ chuỗi cung ứng. Một số ngành nghề như ngành sản xuất kinh doanh sắt thép, dệt may, thủy sản… vẫn có sự tăng trưởng tốt. Ngân hàng được coi là huyết mạch nền kinh tế, khi nền kinh tế hồi phục ngành này sẽ được hưởng lợi. Do đó triển vọng kinh doanh ngân hàng vẫn tích cực.
Siết trái phiếu doanh nghiệp sẽ khiến áp lực vay vốn dồn sang hệ thống ngân hàng
Với động thái siết tín dụng vào các lĩnh vực rủi ro như chứng khoán, bất động sản và nắn lại việc phát hành trái phiếu doanh nghiệp, giới chuyên gia cho rằng, những điều này sẽ khiến áp lực vay vốn dồn sang hệ thống ngân hàng, đẩy tăng trưởng tín dụng cao hơn trong năm nay.
Trong một báo cáo mới phát hành gần đây, Công ty cổ phần Chứng khoán Rồng Việt (VDSC) dẫn thống kê của Ngân hàng Nhà nước cho biết, tăng trưởng tín dụng tính đến cuối tháng 2/2022 đạt xấp xỉ 2,7% so với đầu năm, chỉ tăng nhẹ so với mức tăng 2,5% của tháng 1/2022.
Như vậy, tăng trưởng tín dụng tháng 2 không thay đổi nhiều so với tháng trước, phù hợp với quy luật nhiều năm khi nhu cầu vay vốn chững lại trong giai đoạn Tết Nguyên Đán. Tuy nhiên, tín dụng đã tăng tốc đáng kể trong tháng 3 và tháng 4. Theo ước tính của Ngân hàng Nhà nước đến hết tháng 3/2022, tăng trưởng tín dụng đạt 5% và tính đến 19/4 ước đạt 6,4%.
Song song với diễn biến trên, dư nợ tín dụng của riêng TP Hồ Chí Minh tính đến cuối tháng 4/2022 đạt trên 3 triệu tỷ đồng (tương đương 27% dư nợ toàn hệ thống), ghi nhận mức tăng trưởng khá cao khoảng 7% so với đầu năm.
Chuyên gia của VDSC cho rằng, mặc dù hoạt động cho vay các lĩnh vực rủi ro như chứng khoán, bất động sản đang bị siết lại, song hiệu ứng từ việc siết phát hành trái phiếu doanh nghiệp gần đây sẽ khiến áp lực vay vốn dồn sang hệ thống ngân hàng, đẩy tăng trưởng tín dụng cao hơn trong năm nay.
Báo cáo thị trường tiền tệ mới phát hành của Công ty cổ phần Chứng khoán Bảo Việt (BVSC) cũng cho rằng, tăng trưởng tín dụng cũng cao hơn so với tăng trưởng tổng phương tiện thanh toán (1,81%). Thống kê cũng cho thấy, tiền gửi từ các tổ chức kinh tế tới cuối tháng 2 tiếp tục ghi nhận mức giảm 0,16% so với cuối năm 2021. Trong khi đó, tiền gửi dân cư tăng 3,01%, một phần nhờ vào việc một số ngân hàng thương mại thực hiện tăng lãi suất cũng như các chương trình khuyến mại đầu năm để thu hút tiền gửi.
Việc tín dụng tăng trưởng nhanh hơn trong khi tiền gửi từ các tổ chức kinh tế bị rút ra cho thấy nhu cầu về vốn của các doanh nghiệp cao hơn trong bối cảnh nền kinh tế được mở cửa hoàn toàn trở lại. Điều này cũng phần nào lý giải vì sao thanh khoản hệ thống ngân hàng căng thẳng hơn trong thời gian qua.
Thêm vào đó, với gói cấp bù lãi suất 2% cho 2 năm 2022-2023 đang được hoàn thiện để triển khai với tổng quy mô lên tới 40.000 tỷ đồng. Do đó, BVSC đánh giá tăng trưởng tín dụng trong thời gian tới cũng sẽ tiếp tục được đẩy mạnh và có thể đạt mức tăng 15% cho cả năm 2022.
Các chuyên gia của Công ty cổ phần Chứng khoán SSI cũng ước tính, trong năm 2022, tín dụng sẽ tăng trưởng mạnh từ 15-16% so với cùng kỳ. Hạn mức tín dụng ban đầu được cấp cho năm 2022 dao động trong khoảng 7-15% và cao hơn hạn mức năm 2021 ở hầu hết các ngân hàng.
Trong đó, các ngân hàng trong phạm vi nghiên cứu của SSI có mức tăng trưởng tín dụng cuối quý 1 đã tăng khoảng 2-10% so với đầu năm. Một số ngân hàng đạt tốc độ tăng trưởng tín dụng cao hơn cùng kỳ bao gồm CTG, BID, MBB, HDB và TPB.
Trước đó, Ngân hàng Nhà nước cũng cho biết, trong năm 2022, Ngân hàng Nhà nước định hướng tăng trưởng tín dụng ở mức 14%, tuy nhiên có thể điều chỉnh linh hoạt tùy vào nhu cầu thực tế của thị trường. Đồng thời sẽ tiếp tục duy trì chính sách tiền tệ nới lỏng trong năm 2022 để hỗ trợ nền kinh tế.
VPBank dự kiến đạt hơn 11.000 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế trong quý I/2022 Một nguồn tin đáng tin cậy từ ban lãnh đạo VPBank cho biết, lợi nhuận hợp nhất trước thuế trong ba tháng đầu năm nay của ngân hàng có thể ở mức hơn 11.000 tỷ đồng, mức tăng trưởng khá cao so với cùng kỳ năm trước. VPBank dự kiến đạt hơn 11.000 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế trong quý I/2022 Sự...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Kiểm tra an toàn thực phẩm tại Tiệm Phố Núi, phát hiện vi phạm nghiêm trọng

Lộ trình di chuyển các khối diễu hành và xe nghi trượng lễ 30.4 ở TP.HCM

Tai nạn liên hoàn 5 ô tô trên cao tốc Nội Bài - Lào Cai, 1 tài xế kẹt trong cabin

Người đàn ông tử vong khi đang chơi pickleball

Vụ tai nạn lật xe ô tô chở học sinh ở huyện Chư Prông: 16 bệnh nhân đã xuất viện

Vụ bãi biển bị rào chắn tại Nha Trang, chính quyền thành phố chỉ đạo khẩn

Thiếu niên tử vong sau va chạm giữa xe máy và xe tải ở Quảng Trị

Liên tiếp xảy ra bạo lực học đường, UBND tỉnh Bình Định chỉ đạo khẩn

Thêm một vụ thả diều đe dọa an toàn bay tại Nội Bài

Mẹo hay giúp mở hộp thoại Run trên Windows

Hoàn cảnh của nam thanh niên đập vỡ kính ô tô của người khác

Choáng: Hôm nay nhiệt độ ngoài trời ở TP.HCM có thể đến 53 độ C
Có thể bạn quan tâm

Quan hệ tình dục với 'bạn gái' 11 tuổi, lãnh án 9 năm tù
Pháp luật
06:50:22 25/04/2025
Pakistan đóng cửa biên giới, hủy thương mại với Ấn Độ
Thế giới
06:41:35 25/04/2025
Duy Mạnh lên tiếng nóng vụ kiện xe 5 tỷ bốc cháy: "Tôi từng gặp hoà giải nhưng không ổn thoả, có 1 khúc mắc chưa được giải đáp"
Sao việt
06:25:59 25/04/2025
Từ ngôi sao được săn đón, nam thần đình đám "bỏ phố về quê" làm nông dân nâng khối tài sản lên hàng trăm tỷ đồng
Sao châu á
06:16:44 25/04/2025
Cách làm trứng vịt muối dễ nhất cho người mới bắt đầu
Ẩm thực
06:07:24 25/04/2025
Tổng tài triệu đô bỏ cả gia sản để vào showbiz: Visual tuyệt đối điện ảnh, đóng phim nào cũng gây bão
Hậu trường phim
05:53:02 25/04/2025
Nửa đêm giật mình tỉnh giấc, thấy cổng nhà mở toang, tôi hốt hoảng chạy đi tìm mẹ chồng, tưởng kiệt quệ thì khi về lại thấy một cảnh động lòng
Góc tâm tình
05:27:35 25/04/2025
Thoát chết kỳ diệu sau khi uống 140 viên thuốc hạ huyết áp
Sức khỏe
05:27:34 25/04/2025
3 ca sĩ quê Hà Tĩnh không phải con nhà nòi nhưng cất giọng khán giả mê đắm
Nhạc việt
22:57:55 24/04/2025
Mẹ đơn thân từ chối hẹn hò với trai tân, nghẹn ngào nói lý do
Tv show
22:29:23 24/04/2025