Ngân hàng ồ ạt rao bán nhà đất thế chấp
Các ngân hàng thương mại đang rao bán hàng loạt bất động sản trị giá ngàn tỉ để thu hồi nợ nhưng trong bối cảnh hiện nay “đẩy hàng” không dễ.
Ngân hàng (NH) TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam ( BIDV) vừa thông báo lựa chọn tổ chức đấu giá khoản nợ của Công ty TNHH Xây dựng Sản xuất Thương mại Tài Nguyên (viết tắt là Công ty Tài Nguyên). Tài sản đấu giá là toàn bộ nợ gốc, lãi phát sinh tại thời điểm bán đấu giá (nợ gốc, lãi tạm tính đến ngày 29-3 là hơn 4.063 tỉ đồng).
Nhiều lô đất, dự án chung cư hàng ngàn tỉ
Tài sản thế chấp cho khoản nợ này là quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất hình thành trong tương lai thuộc dự án Kenton ở huyện Nhà Bè, TP HCM; các quyền tài sản của mỏ đá ở huyện Quốc Oai, TP Hà Nội. Trong đó, riêng dự án Kenton được định giá lên tới 7.836 tỉ đồng và chủ đầu tư đã thế chấp tại các NH gồm BIDV, Hàng hải Việt Nam (MSB), Đại chúng Việt Nam (PVCombank). Riêng giá trị tài sản bảo đảm được phân chia, hạch toán tại BIDV là hơn 4.545 tỉ đồng.
Ngoài ra, BIDV cũng phát mại để thu hồi khoản nợ của Công ty Nhà Hưng Ngân. Tính đến hết ngày 5-2, toàn bộ dư nợ của khoản vay là 518,7 tỉ đồng (gồm dư nợ gốc và lãi vay). Tài sản bảo đảm của khoản nợ được đem bán đấu giá gồm các lô nhà đất ở TP HCM, Hà Nội và Kiên Giang, trong đó có tài sản hình thành từ vốn vay là một phần dự án “Khu nhà ở cao tầng và khu phức hợp thương mại dịch vụ” tại quận 12, TP HCM (không bao gồm 971 căn bộ của 3 block A1, A2, B1 đã nghiệm thu, bàn giao cho người mua)… Giá khởi điểm rao bán khoản nợ này là 466,9 tỉ đồng.
Dự án Kenton (huyện Nhà Bè, TP HCM). Ảnh: NGỌC ÁNH
Các NH thương mại khác cũng đẩy mạnh rao bán tài sản thế chấp là bất động sản (BĐS) để thu hồi, xử lý nợ theo Nghị quyết 42 của Quốc hội. NH TMCP Sài Gòn Thương Tín (Sacombank) đang rao bán đấu giá quyền tài sản phát sinh từ 27 hồ sơ đền bù diện tích hơn 20.803 m2 thuộc dự án khu dân cư Bảo Hưng và 2 quyền sử dụng đất khác đều ở quận 8 với tổng diện tích 12.669 m2. Tổng giá trị 2 tài sản này là 711 tỉ đồng. Hàng loạt lô BĐS khác trị giá từ vài chục tỉ đến vài trăm tỉ đồng cũng được NH này tích cực bán đấu giá để thu hồi nợ. Các NH thương mại khác cũng liên tục rao bán đấu giá tài sản để thu hồi nợ là các BĐS ở nhiều địa phương của khách hàng cá nhân và doanh nghiệp (DN).
Khó bán
Do dịch Covid-19, số lượng DN giải thể, ngừng hoạt động những tháng đầu năm tăng cao so với cùng kỳ khiến nguy cơ nợ tiềm ẩn, nợ xấu ở các NH thương mại gia tăng. Xu hướng đẩy mạnh rao bán tài sản thế chấp là BĐS để xử lý, thu hồi nợ đã được các NH thương mại xúc tiến thời gian qua và tiếp tục đẩy mạnh trong bối cảnh hiện nay.
Video đang HOT
Tổng giám đốc một công ty BĐS đã triển khai khá nhiều dự án tại TP HCM cho biết rất quan tâm đến dự án BĐS phát mại. Bởi các dự án này đã qua một vòng kiểm tra pháp lý, định giá từ các NH thương mại, nhất là những dự án có vị trí tốt, giá chấp nhận được. Tuy nhiên, khi mua các dự án phát mại, chủ đầu tư sẽ quan tâm thiết kế có sẵn có phù hợp với thực tế không, vì đa số dự án trước đây thiết kế căn hộ lớn hoặc tỉ lệ căn hộ không nhiều… Mua BĐS phát mại xong, DN muốn điều chỉnh sẽ tốn thời gian hoặc không thể điều chỉnh được thì khó gia tăng lợi nhuận.
Một chuyên gia BĐS khác nhìn nhận thực trạng phát mại dự án nhà đất trong giai đoạn này rất sôi động, DN có nhiều sự lựa chọn. Ngoài giá thanh lý, các DN nên quan tâm đến chủ đầu tư cũ có uy tín không hoặc tên tuổi dự án từng dính lùm xùm gì. Nếu dự án căn hộ thì phải có vị trí, giá tốt và phù hợp với thị trường.
Chuyên gia tài chính – TS Đinh Thế Hiển phân tích thị trường BĐS gặp khó trong thời gian qua và hiện tại là tác động từ dịch Covid-19 càng khiến việc rao bán nhà đất thế chấp thêm khó, thị trường không dễ hấp thụ. Các dự án BĐS lớn giá trị từ vài trăm tỉ đồng đến hàng ngàn tỉ đồng sẽ rất khó tìm được nhà đầu tư. Ngay nhà đầu tư nước ngoài cũng chưa mặn mà vì họ cũng đang bị ảnh hưởng từ dịch bệnh.
“Dù vậy, cả DN BĐS và NH TMCP đã có kinh nghiệm từ những giai đoạn khó khăn trong quá khứ. Trong khoảng 5 năm nay, vốn tín dụng đổ vào BĐS đã được ngành NH kiểm soát chặt hơn, các dự án được rót vốn NH đã qua thẩm định nên không quá khó khăn trong việc xử lý thu hồi nợ như giai đoạn trước. Các DN trụ lại trên thị trường đến thời điểm này cũng đã được thị trường tự sàng lọc” – TS Đinh Thế Hiển nhận xét.
Phát hành trái phiếu để mua lại khoản nợ
TS Lê Đạt Chí (Trường ĐH Kinh tế TP HCM) cho biết nhiều DN sản xuất – kinh doanh đang gặp khó khăn do dịch bệnh, có tài sản thế chấp là BĐS tại các NH thương mại. Trong điều kiện khó khăn chung này, nếu không được hỗ trợ kịp thời, DN sẽ không có khả năng trả nợ vay và dễ bị phát mại tài sản thế chấp là BĐS để thu hồi nợ. Do đó, các NH thương mại có thể tính đến phương án thay vì phát mại tài sản thế chấp thì phát hành trái phiếu để mua lại khoản nợ của DN trong khoản thời gian nhất định, tạo cơ hội cho DN tiếp tục hoạt động, trả nợ. Trái phiếu này sau đó NH thương mại có thể đem thế chấp như giấy tờ có giá để vay vốn lãi suất thấp từ NH Nhà nước.
Linh Anh – Sơn Nhung
Rủi ro nhận thế chấp khi khoản vay quá hạn
Quyết định tuyên một hợp đồng thế chấp vô hiệu của tòa án mới đây cho thấy rủi ro khi ngân hàng chấp nhận bổ sung thêm tài sản đảm bảo, cho dù khoản vay đã trở thành nợ xấu.
Gần đây, Tòa án Nhân dân TP. Hà Nội có quyết định không chấp nhận cho Ngân hàng V. phát mại một bất động sản do được thế chấp khi khoản vay đã quá hạn.
Cụ thể, vào năm 2010, Ngân hàng V. ký hợp đồng tín dụng cho Công ty TNHH Q. (huyện an Phượng, Hà Nội) vay số tiền 8 tỷ đồng nhằm bổ sung vốn lưu động, thanh toán tiền mua nguyên vật liệu sản xuất, kinh doanh...
Ngân hàng đã giải ngân đủ số tiền trên theo 3 khế ước nhận nợ. Mỗi khế ước không quá 6 tháng.
Doanh nghiệp thế chấp tài sản là 3 bất động sản của bên thứ ba để đảm bảo cho khoản vay, bao gồm quyền sử dụng khu đất diện tích 1.009 m2 tại xã Liên Trung, huyện an Phượng, Hà Nội; khu đất 57,8 m2 ở huyện Từ Liêm (nay là quận Nam Từ Liêm, Hà Nội) và khu đất 48.000 m2 ở huyện Lập Thạch, Vĩnh Phúc.
Tính đến ngày 25/1/2012, doanh nghiệp chỉ thanh toán được 521 triệu đồng, từ đó đến nay không trả được gốc và lãi. Kể từ ngày 26/3/2012, Ngân hàng V. đã chuyển khoản vay trên sang nợ quá hạn.
Năm 2019, ngân hàng khởi kiện yêu cầu doanh nghiệp phải thanh toán nợ gốc và lãi là 24,9 tỷ đồng.
Trong trường hợp không thanh toán được, ngân hàng có quyền phát mại 3 khối nhà đất trên. Tòa sơ thẩm đã chấp nhận các yêu cầu khởi kiện của ngân hàng.
Vụ việc kéo dài đến nay vì doanh nghiệp và chủ tài sản không đồng ý phát mại khu đất 48.000 m2 ở huyện Lập Thạch, Vĩnh Phúc.
Chủ tài sản cho biết, ngày 24/7/2012 - thời điểm thế chấp tài sản, cũng là ngày ngân hàng hứa sẽ giải ngân cho doanh nghiệp vay tiền để đầu tư phát triển trang trại, song lại bội tín.
Hợp đồng thế chấp tài sản này thể hiện 2 nội dung là tài sản đảm bảo cho khoản vay của hợp đồng tín dụng (bảo lãnh) và ngân hàng sẽ cho doanh nghiệp vay thêm 960 triệu đồng.
Tòa án phúc thẩm cho rằng, trên thực tế, ngân hàng không thực hiện cam kết là cho doanh nghiệp vay thêm 960 triệu đồng.
Mặt khác, khoản nợ của doanh nghiệp đã quá hạn từ ngày 26/3/2012 - thuộc nợ xấu nhóm 3, nên theo quy định, ngân hàng không được cho vay tiếp.
Theo tòa án, khi khách hàng mất thanh khoản, mất khả năng trả nợ, ngân hàng tiếp tục ký hợp đồng thế chấp để mang tài sản của bên thứ ba vào xử lý là vi phạm iều 132, Bộ luật Dân sự năm 2005.
Hơn nữa, bên nhận tài sản là bên soạn thảo hợp đồng, tức là bên có thế mạnh, nên tòa giải quyết theo iều 404 - Bộ luật Dân sự 2015 (tương ứng với iều 409 - Bộ luật Dân sự 2005) có lợi cho bên yếu thế. Trong khi đó, ngân hàng cho rằng, chủ tài sản đồng ý, tự nguyện ký hợp đồng thế chấp, nên vẫn có quyền xử lý tài sản.
Do hợp đồng thế chấp vi phạm các iều 124, 132 và 361 của Bộ luật Dân sự 2015 nên không phát sinh hiệu lực.
Tòa án tuyên ngân hàng phải trả lại giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và giải chấp cho chủ tài sản, đồng nghĩa với việc ngân hàng không được phát mại tài sản trên.
Tuy nhiên, tòa phúc thẩm cũng xác định lại lãi suất quá hạn và tuyên buộc doanh nghiệp phải thanh toán cho ngân hàng tổng số tiền là 15,4 tỷ đồng.
Theo chuyên gia xử lý nợ xấu của một ngân hàng thương mại, với một khoản vay quá hạn, về lý thuyết thì ngân hàng nhận lại tài sản với điều kiện bên vay đồng ý và chủ động tự nguyện bàn giao tài sản. Ngân hàng sẽ làm theo quy trình để bán đấu giá, thu hồi nợ.
Tuy nhiên, trên thực tế, chủ tài sản vẫn có thể gây khó dễ, không bàn giao tài sản, hoặc ngân hàng không bán được tài sản vì nhà đất ở vị trí xấu, lúc cho vay giá cao, đến khi xử lý thì giá giảm... dẫn đến có nhiều khoản vay kéo dài nhiều năm mà không thể giải quyết dứt điểm.
"Trong quá trình vay vốn, việc bổ sung tài sản đảm bảo là bình thường. Tuy nhiên, nếu khoản vay thuộc nợ xấu từ nhóm 3 thì theo quy định, nhà băng sẽ không được cho vay thêm. Giả sử, cán bộ tín dụng có hứa hẹn sẽ cho vay tiếp thì nên hiểu rằng, đó chỉ là một "thủ thuật" để thu hồi nợ", vị chuyên gia này chia sẻ thêm.
Hà Linh
Các ngân hàng rầm rộ rao bán bất động sản để thu hồi nợ Các tài sản rao bán có giá đa dạng, từ một vài tỷ đồng đến hàng chục, hàng trăm thậm chí hàng nghìn tỷ đồng. BIDV đang rao bán hàng trăm lô đất thuộc dự án Khu đô thị mới Thành phố Lễ hội ở Châu Đốc (Nguồn Viettimes) Giai đoạn cuối tháng 3 - đầu tháng 4/2020, BIDV liên tục thông báo...