Ngân hàng Nhà nước yêu cầu giảm lãi suất trong tháng 7
Phó Thống đốc Thường trực Ngân hàng Nhà nước Đào Minh Tú vừa yêu cầu Hiệp hội Ngân hàng vận động sự đồng thuận của các tổ chức tín dụng để giảm lãi suất với những mức cụ thể ngay trong tháng 7/2021 này.
Giao dịch tại một chi nhánh Ngân hàng Vietcombank. Ảnh minh họa: TTXVN
Nhằm triển khai Nghị quyết số 63/NQ-CP của Chính phủ về các nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, giải ngân đầu tư công và xuất khẩu bền vững những tháng cuối năm 2021 và đầu năm 2022, Phó Thống đốc Thường trực Đào Minh Tú cho biết, dịch COVID-19 kể từ khi bùng phát tới nay gần 18 tháng đã tác động lớn đến nền kinh tế và hoạt động ngân hàng. Trong khi đó, đại dịch vẫn còn diễn biến rất phức tạp đặt ra yêu cầu vừa phòng, chống dịch nhưng vẫn bảo đảm khôi phục, đạt mục tiêu kinh tế.
Thực tế, theo số liệu của Tổng cục Thống kê, doanh nghiệp đã và đang gặp rất nhiều khó khăn, tỷ lệ doanh nghiệp rút khỏi thị trường không phải nhỏ do sức chống chịu không còn.
Theo Phó Thống đốc Đào Minh Tú, thời gian qua, ngành ngân hàng được xem là một kênh hỗ trợ doanh nghiệp rất tích cực như ban hành Thông tư 01/2020/TT-NHNN, sau đó là Thông tư 03/2021/TT-NHNN (sửa đổi, bổ sung Thông tư 01/2020/TT-NHNN), tái cơ cấu, giãn hoãn các khoản vay dư nợ và lãi vay đến hạn, giảm lãi suất, phí, cùng nhiều cơ chế chính sách khác, hệ thống ngân hàng đã triển khai hỗ trợ giúp doanh nghiệp tháo gỡ khó khăn cùng với những chính sách của Nhà nước về hỗ trợ về thuế, bảo hiểm, an sinh xã hội…
Video đang HOT
Tuy nhiên, Phó Thống đốc cũng cho rằng, cho tới thời điểm này, dịch vẫn tiếp tục phức tạp, doanh nghiệp ngày càng khó khăn hơn, khả năng chống chịu suy giảm. Vì thế, năm 2021 cần có những hỗ trợ mạnh mẽ, tích cực và trách nhiệm hơn nữa của tất cả các ngân hàng trong việc tiếp tục cơ cấu lại các khoản nợ, hỗ trợ lãi suất theo tinh thần chỉ đạo của Thống đốc ngay từ đầu năm và theo chỉ đạo quyết liệt của Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ.
Để thực hiện Nghị quyết 63/NQ-CP, lãnh đạo Ngân hàng Nhà nước cho biết, ngành đang xây dựng chương trình hành động; trong đó, đặt ra các nội dung theo đúng tinh thần nghị quyết để triển khai khẩn trương và nhanh chóng đi vào cuộc sống.
Phó Thống đốc Đào Minh Tú cho biết, mọi hoạt động của ngân hàng phải hài hoà song hành giữa 2 mục tiêu hỗ trợ doanh nghiệp, hỗ trợ nền kinh tế vượt qua khó khăn, song vẫn đảm bảo an toàn một cách cao nhất cho hệ thống ngân hàng nói chung và cho từng tổ chức tín dụng nói riêng, không chỉ trong ngắn hạn mà còn trong trung và dài hạn.
Theo Phó Thống đốc Đào Minh Tú, trên cơ sở mục tiêu của Quốc hội, Chính phủ về kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội năm 2021, Ngân hàng Nhà nước sẽ tiếp tục điều hành chính sách tiền tệ chủ động, linh hoạt; phối hợp chặt chẽ với chính sách tài khóa và các chính sách kinh tế vĩ mô khác nhằm kiểm soát lạm phát; duy trì ổn định vĩ mô, thị trường, hỗ trợ phục hồi nhanh kinh tế.
Phó Thống đốc cũng nhấn mạnh quan điểm, hệ thống ngân hàng sẽ tiếp tục hỗ trợ cho doanh nghiệp thông qua các giải pháp, biện pháp trên tinh thần hỗ trợ tích cực, thực chất. Đặc biệt, hỗ trợ doanh nghiệp nhưng phải đảm bảo an toàn, duy trì năng lực tài chính cho ngân hàng, cho cả hệ thống ngân hàng và cho toàn bộ nền tài chính quốc gia.
“Hệ thống ngân hàng tiếp tục thể hiện trách nhiệm đối với cộng đồng, doanh nghiệp, xã hội bằng những hành động, chương trình hành động cụ thể, sẽ được Thống đốc Ngân hàng Nhà nước ban hành trong thời gian tới với các yêu cầu, nhiệm vụ để toàn ngành triển khai thực hiện”, Phó thống đốc nói.
Kiều hối về TP HCM tăng 22,34% so với cùng kỳ năm ngoái
Chỉ tính riêng tại TP HCM, lượng kiều hối đổ về trong nửa đầu năm 2021, lượng kiều hối đổ về TP HCM đạt 3,2 tỉ USD, tăng 22,34% so với cùng kỳ năm ngoái
Ngày 8-7, ông Nguyễn Hoàng Minh, Phó giám đốc Ngân hàng Nhà nước phụ trách chi nhánh TP HCM, cho biết trong nửa đầu năm 2021, lượng kiều hối đổ về TP HCM đạt 3,2 tỉ USD, tăng 22,34% so với cùng kỳ năm ngoái. Đây được xem là mức tăng trưởng khả quan trong bối cảnh khó khăn do dịch Covid-19.
Trước đó, các chuyên gia dự báo cả năm nay lượng kiều hối về TP HCM sẽ đạt khoảng 6,5 tỉ USD, sau khi tăng 15% lên mức kỷ lục 6,1 tỉ USD vào năm ngoái. Như vậy, đến thời điểm này, lượng kiều hối đổ về TP HCM đã đạt khoảng 50% kế hoạch.
Kiều hối tiếp tục chảy mạnh về TP HCM
Về phía các ngân hàng thương mại, theo ghi nhận, lượng kiều hối chảy về qua kênh ngân hàng tiếp tục khả quan bất chấp dịch Covid-19.
Như tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín (Sacombank), trong nửa đầu năm, doanh số kiều hối tăng trưởng 50% so với cùng kỳ năm ngoái. Các thị trường châu Á, châu Mỹ vẫn chiếm tỉ trọng lớn nhất trong tổng lượng kiều hối chảy về Việt Nam qua ngân hàng này.
Ông Trần Minh Khoa, Tổng giám đốc Công ty Kiều hối Sacombank (công ty con của Sacombank), phân tích dù tình hình dịch bệnh khó khăn nhưng kiều hối về vẫn khả quan do nhiều nguyên nhân. Cụ thể, tình hình vắc-xin tại các nước phát triển có diễn biến tốt, do đó nhiều người Việt Nam ở nước ngoài có thể đi làm và kinh doanh trở lại để tăng thu nhập. Trong khi đó, họ không thể về Việt Nam hằng năm theo kế hoạch nên chuyển tiền về thay vì mang tiền mặt về như mọi năm.
"Một số thị trường như Hàn Quốc, cơ quan chức năng ngày càng cởi mở, cho phép các công ty chuyển tiền tham gia vào thị trường chuyển tiền kiều hối thay vì chỉ có ngân hàng thương mại như trước đây. Trong khi các ngân hàng như Sacombank đã ứng dụng nhiều giải pháp công nghệ trong chuyển tiền như chuyển tiền số, chuyển tiền bằng ứng dụng điện thoại, API 24/7, giúp thời gian chuyển tiền nhanh hơn trước đây, giống như chuyển tiền trong nước" - ông Trần Minh Khoa phân tích.
Vietnam Airlines và SeABank ký hợp đồng cho vay tái cấp vốn 2.000 tỉ đồng Vietnam Airlines và SeABank vừa ký hợp đồng cho vay tái cấp vốn gói vay ưu đãi có hạn mức tối đa 2.000 tỉ đồng, sẽ được giải ngân một phần vào đầu tháng 7-2021. Ngày 3-7, thông tin từ Tổng Công ty Hàng không Việt Nam ( Vietnam Airlines ) cho biết hãng và Ngân hàng TMCP Đông Nam Á (SeABank) ngày...