Ngân hàng Nhà nước sẵn sàng bổ sung nguồn cung ngoại tệ cho thị trường
Phó Vụ trưởng phụ trách Vụ Chính sách tiền tệ – Ngân hàng Nhà nước, ông Phạm Chí Quang cho biết, Ngân hàng Nhà nước sẽ tăng tần suất bán can thiệp ngoại tệ để sẵn sàng bổ sung nguồn cung ngoại tệ cho thị trường thường xuyên hơn nữa, qua đó tạo điều kiện cho hệ thống tổ chức tín dụng đáp ứng đầy đủ, kịp thời các nhu cầu ngoại tệ hợp pháp của tổ chức và cá nhân.
Ngân hàng Nhà nước sẵn sàng bổ sung nguồn cung ngoại tệ cho thị trường. Ảnh minh họa: TTXVN phát
Theo ông Phạm Chí Quang, từ đầu năm 2022, thị trường quốc tế diễn biến phức tạp với nhiều biến động khó lường, căng thẳng Nga – Ukraine ảnh hưởng tiêu cực đến hệ thống kinh tế – tài chính toàn cầu, tác động mạnh lên giá năng lượng và các hàng hóa cơ bản, làm trầm trọng thêm hệ lụy của sự đứt gãy chuỗi cung ứng toàn cầu; các ngân hàng trung ương đẩy nhanh quá trình thắt chặt chính sách tiền tệ tăng lãi suất điều hành nhằm kiểm soát áp lực lạm phát tăng cao kỷ lục trên toàn cầu; thị trường tài chính tiền tệ biến động mạnh.
Trong bối cảnh đó, Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) đã liên tiếp tăng lãi suất điều hành 3 lần chỉ trong 6 tháng đầu năm 2022; mức tăng lãi suất ngày 15/06 (0,75 điểm %) lớn nhất trong vòng 28 năm qua và dự kiến tiếp tục thắt chặt chính sách tiền tệ trong thời gian tới. Đồng USD quốc tế tăng giá mạnh, chỉ số DXY tăng khoảng 10% từ đầu năm 2022, khiến đồng tiền của nhiều nền kinh tế lớn và đang phát triển mất giá mạnh. Những diễn biến trên tác động bất lợi tới cân đối cung cầu ngoại tệ và tâm lý thị trường trong nước, gây áp lực đối với sự ổn định của tỷ giá và thị trường ngoại tệ.
Trước bối cảnh đó, tỷ giá USD/VND không có xu hướng giảm như năm 2021 mà từ đầu năm 2022 đến nay tăng khoảng 2% so với cuối năm 2021. Mặc dù thị trường quốc tế biến động mạnh nhưng thị trường ngoại tệ trong nước vẫn hoạt động ổn định, thanh khoản thị trường thông suốt, các nhu cầu ngoại tệ hợp pháp của nền kinh tế đều được đáp ứng đầy đủ, kịp thời, đặc biệt là nhu cầu ngoại tệ để nhập khẩu các mặt hàng thiết yếu phục vụ sản xuất kinh doanh trong bối cảnh giá năng lượng và giá hàng hóa cơ bản tăng mạnh trước diễn biến quốc tế phức tạp như đề cập ở trên.
Trong bối cảnh khó khăn, phức tạp trên, Ngân hàng Nhà nước cho biết đã điều hành tỷ giá theo hướng vừa tạo dư địa để tỷ giá diễn biến linh hoạt, hấp thụ các cú sốc bên ngoài, vừa can thiệp thị trường ngoại tệ để hạn chế biến động quá mức của tỷ giá, góp phần bình ổn thị trường ngoại tệ, ổn định kinh tế vĩ mô và kiểm soát lạm phát.
Từ đầu năm 2022, Ngân hàng Nhà nước đã bán ngoại tệ can thiệp với các hình thức phù hợp để bổ sung nguồn cung ngoại tệ cho thị trường, qua đó đáp ứng các nhu cầu ngoại tệ hợp pháp của nền kinh tế, đồng thời duy trì thanh khoản VND dồi dào trên thị trường để hỗ trợ bình ổn mặt bằng lãi suất VND, qua đó hỗ trợ quá trình phục hồi và phát triển kinh tế- xã hội theo Nghị quyết 43 về chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế – xã hội do Quốc hội ban hành và Nghị quyết 11/NQ-CP năm 2022 về Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế – xã hội và triển khai Nghị quyết 43/2022/QH15 về chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ Chương trình do Chính phủ ban hành.
Theo Ngân hàng Nhà nước, tỷ giá USD/VND hiện nay tăng khoảng 2% so với cuối năm 2021 là phù hợp với điều kiện, diễn biến thị trường trong, ngoài nước, phù hợp với mục tiêu xuyên suốt của điều hành chính sách tiền tệ là góp phần ổn định thị trường tiền tệ, kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát.
Video đang HOT
Ông Phạm Chí Quang cho biết, thời gian tới Ngân hàng Nhà nước sẽ phối hợp điều hành đồng bộ thanh khoản VND để hỗ trợ sự ổn định của tỷ giá, thị trường ngoại tệ và mặt bằng lãi suất. Những năm gần đây, khi điều kiện thị trường thuận lợi, Ngân hàng Nhà nước đã mua được lượng lớn ngoại tệ để tăng dự trữ ngoại hối. Trong bối cảnh thị trường diễn biến bất lợi, nhiều áp lực như hiện nay, với quy mô dự trữ ngoại hối đã được Ngân hàng Nhà nước mua vào và củng cố mạnh mẽ trong các giai đoạn trước đây, Ngân hàng Nhà nước đã, đang và sẽ tiếp tục bán ngoại tệ để bình ổn thị trường.
Theo ông Phạm Chí Quang, Ngân hàng Nhà nước sẽ tăng tần suất bán can thiệp ngoại tệ để sẵn sàng bổ sung nguồn cung ngoại tệ cho thị trường thường xuyên hơn nữa, qua đó tạo điều kiện cho hệ thống tổ chức tín dụng đáp ứng đầy đủ, kịp thời các nhu cầu ngoại tệ hợp pháp của tổ chức và cá nhân; trong đó có nhu cầu ngoại tệ để nhập khẩu các mặt hàng thiết yếu phục vụ sản xuất kinh doanh trong nước và xuất khẩu, qua đó góp phần bình ổn thị trường và hỗ trợ phục hồi kinh tế.
Lãi vay khó giảm sâu cuối năm
Để đáp ứng cầu vốn tăng trong dịp kinh doanh cao điểm cuối năm, các ngân hàng đang đẩy mạnh vốn ưu đãi ra thị trường.
Tuy nhiên, dư địa còn lại để giảm lãi suất không nhiều.
Các ngân hàng đang đẩy mạnh vốn ưu đãi ra thị trường, song dư địa còn lại để giảm lãi suất không nhiều.
Lãi suất đã giảm mạnh
Mặt bằng lãi suất (cả huy động và cho vay) đã giảm mạnh trong thời gian qua. Đáng chú ý là, tổng số tiền lãi giảm lũy kế từ ngày 15/7/2021 đến 31/10/2021 của 16 ngân hàng đồng thuận giảm lãi suất đạt 15.559 tỷ đồng, bằng 75,48% so với cam kết. Điều này cũng cho thấy nỗ lực của ngân hàng trong việc giảm lãi vay cho khách hàng, dù áp lực nợ xấu tăng, trích dự phòng cao, nhất là với khoản nợ tái cơ cấu vì dịch bệnh.
TS. Huỳnh Trung Minh, chuyên gia tài chính nhận định, để giảm được lãi suất cho vay, trước hết, nhà băng phải cắt giảm chi phí đầu vào cũng như tiết giảm chi phí hoạt động, vận hành. Tuy nhiên, theo ông Minh, mặt bằng lãi suất tiền gửi đã giảm mạnh trong thời gian qua, khiến huy động tiền gửi tiết kiệm ngân hàng giảm, nên lãi vay khó giảm sâu.
Số liệu của Ngân hàng Nhà nước cho thấy, tổng tiền gửi tại các tổ chức tín dụng đến cuối tháng 9/2021 đạt hơn 10,5 triệu tỷ đồng, tăng gần 5,3% so với hồi đầu năm. Trong đó, tiền gửi của các tổ chức kinh tế đạt hơn 5,2 triệu tỷ đồng, tăng 380.291 tỷ đồng, tương đương tăng 7,8% so với đầu năm; tiền gửi dân cư chỉ tăng 2,92%, đạt gần 5,3 triệu tỷ đồng, tương đương mức tăng hơn 150.000 tỷ đồng so với đầu năm nay. Đặc biệt, trong tháng 8 và tháng 9/2021, tiền gửi dân cư liên tục sụt giảm so với các tháng trước đó. Cụ thể, tháng 8/2021 giảm 986 tỷ đồng, tháng 9/2021 giảm 1.473 tỷ đồng.
Dư địa còn lại không nhiều
Trước áp lực lạm phát, lãi tiết kiệm giảm, sức hấp dẫn của các kênh đầu tư khác, trong đó có chứng khoán, tăng trưởng tiền gửi của ngân hàng đang sụt giảm. Trong khi đó, cầu vốn khách hàng dần hồi phục trong mùa kinh doanh cao điểm cuối năm, nên ngân hàng tái tăng lãi suất để huy động vốn.
Theo TS. Huỳnh Trung Minh, nếu lạm phát năm 2021 được kiểm soát ở mức 3- 4%, thì với mặt bằng lãi suất hiện nay, người gửi tiền vẫn có thể được được hưởng lãi suất thực dương. Nhưng áp lực lạm phát năm tới đang gia tăng, trong khi thị trường cổ phiếu, bất động sản vẫn hấp dẫn để hút tiền nhàn rỗi, nên gửi tiền tiết kiệm được cho là kém hấp dẫn hơn.
"Các ngân hàng gần như đã thực hiện mọi giải pháp có thể để hỗ trợ người dân, doanh nghiệp và khó tiếp tục giảm lãi suất. Vì thế, cấp bù lãi suất có lẽ là giải pháp phù hợp nhất ở thời điểm hiện tại. Vấn đề là cần phương pháp triển khai phù hợp", TS. Huỳnh Trung Minh chia sẻ.
Để có thêm dư địa giảm lãi suất cho vay trong thời gian còn lại của năm 2021, đồng thời mở rộng hoạt động cho vay trong mùa cao điểm cuối năm, nhiều ngân hàng đã đề nghị Ngân hàng Nhà nước nới room và được cấp thêm hạn mức tín dụng trên cơ sở năng lực của từng nhà băng.
Theo báo cáo Triển vọng ngành ngân hàng năm 2021 mới công bố của Công ty Chứng khoán BIDV (BSC), với kỳ vọng phục hồi nền kinh tế bắt đầu từ quý IV/2021, sau một thời gian kiểm soát tốt dịch bệnh, cầu tín dụng sẽ hồi phục.
Cơ sở để BSC đưa ra nhận định trên là việc nhiều ngân hàng được cấp thêm chỉ tiêu tín dụng trong quý IV/2021. Cụ thể, TPBank là nhà băng được nới room tín dụng cao nhất, lên 23,4%; Techcombank (22,1%), MSB (22%) và MB (21%). VIB và VPBank đứng ở nhóm tiếp theo với hạn mức tín dụng lần lượt là 19,1% và 17,1%. Riêng trong nhóm ngân hàng có vốn nhà nước, Vietcombank được nới room tín dụng lên 15%, BIDV được nới lên 12% và VietinBank được hưởng hạn mức 12,5%.
Tính chung, hạn mức tín dụng trong năm 2021 của các ngân hàng đã được nới lên 13,8%. Theo đánh giá của BSC, việc nới room tín dụng giúp ngân hàng có thêm dư địa tăng tín dụng trong mùa cao điểm, trong điều kiện nhiều nhà băng đã chạm trần tín dụng trong 9 tháng đầu năm. Tín dụng Vietcombank sau 3 quý tăng trưởng 11,5%, TPBank tăng 15%...
BSC kỳ vọng, việc mở cửa trở lại trên toàn quốc từ đầu quý IV/2021 sẽ giúp nhóm khách hàng doanh nghiệp trở lại hoạt động, kéo theo nhu cầu tín dụng cuối năm tăng cao.
Phát biểu tại buổi tọa đàm "Dẫn mạch phục hồi kinh tế" do Báo Đầu tư tổ chức ngày 30/11, bà Bùi Thuý Hằng, Phó vụ trưởng Vụ Chính sách tiền tệ (Ngân hàng Nhà nước) cho biết, tính đến ngày 25/11, dư nợ tín dụng toàn nền kinh tế đã tăng 10,1% so với cuối năm 2020. Con số này tại thời điểm chưa đầy một tháng trước (29/10) mới chỉ đạt 8,72%.
Thế nhưng, giới phân tích tài chính cho rằng, tín dụng chỉ tăng mức hợp lý. TS. Cấn Văn Lực, chuyên gia ngân hàng cho rằng, tín dụng năm nay tăng 10 - 13% là phù hợp. Kết quả điều tra xu hướng tín dụng quý IV/2021 do Ngân hàng Nhà nước thực hiện cũng cho thấy, các nhà băng dự báo dư nợ tín dụng sẽ tăng thêm 4% trong quý IV và tăng 12,3% trong cả năm 2021 - thấp hơn mức kỳ vọng 13,1% tại kỳ khảo sát quý III/2021.
Theo số liệu của Ngân hàng Nhà nước, tính đến ngày 29/10, tín dụng toàn nền kinh tế tăng 8,72% so với cuối năm 2020. Cơ cấu tín dụng tiếp tục tập trung vốn cho sản xuất, kinh doanh, nhất là các lĩnh vực ưu tiên.
Trao Quyết định bổ nhiệm 2 Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Ngày 12/11, tại Hà Nội, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Thị Hồng đã trao Quyết định bổ nhiệm chức vụ Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước cho ông Phạm Tiến Dũng, Vụ trưởng Vụ Thanh toán và ông Phạm Thanh Hà, Vụ trưởng Vụ Chính sách tiền tệ. Ông Phạm Tiến Dũng nhận Quyết định bổ nhiệm chức Phó Thống...