Ngân hàng Nhà nước quyết tâm “vét sạch” nợ xấu
Ngân hàng Nhà nước vừa ban hành Chỉ thị số 05/CT-NHNN về việc tiếp tục đẩy mạnh cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng (TCTD) gắn với xử lý nợ xấu.
Thống đốc yêu cầu các TCTD đẩy mạnh xử lý nợ xấu thời gian tới. Ảnh: NLĐ
Theo Ngân hàng Nhà nước, sau 1 năm thực hiện Nghị quyết số 42, Quyết định số 1058, các văn bản có liên quan đến việc xử lý nợ xấu, ngành ngân hàng đã đạt được một số kết quả ban đầu quan trọng, tạo tiền đề cho giai đoạn tiếp theo.
Trong thời gian tới, Thống đốc yêu cầu cơ quan thanh tra, giám sát NH phối hợp với Vụ pháp chế rà soát, đề xuất hoàn thiện khuôn khổ pháp lý về cơ cấu lại đối với các TCTD yếu kém, xử lý nợ xấu và tài sản bảo đảm của khoản nợ xấu.
Đối với Công ty Quản lý tài sản của các TCTD Việt Nam (VAMC), Thống đốc yêu cầu đẩy nhanh tiến độ xử lý nợ xấu, tài sản bảo đảm của các khoản nợ xấu đã mua. Đẩy mạnh hoạt động mua bán, xử lý nợ xấu theo cơ chế thị trường theo quy định và phương án được duyệt, đồng thời có biện pháp giảm thiểu rủi ro trong việc mua bán nợ theo giá trị thị trường;
VAMC tăng cường phối hợp với TCTD để rà soát, phân loại, đánh giá lại tài sản bảo đảm và các khoản nợ xấu đã mua để xác định khả năng thu hồi nợ và có giải pháp xử lý phù hợp…
Các TCTD được yêu cầu khẩn trương trình phê duyệt, triển khai phương án cơ cấu lại gắn với xử nợ xấu. Chấp hành nghiêm các quy định của pháp luật về lãi suất, huy động vốn, cũng như tiếp tục phối hợp chặt chẽ với VAMC triển khai quyết liệt các giải pháp xử lý nợ xấu trên toàn hệ thống.
Video đang HOT
Theo kế hoạch, trong năm nay, VAMC sẽ mua nợ bằng trái phiếu đặc biệt phát hành tối đa 32.000 tỉ đồng, mua nợ theo giá thị trường là 3.500 tỉ đồng. Tổng số tiền xử lý các khoản nợ xấu đã được phê duyệt khoảng 34.504 tỉ đồng (dư nợ gốc).
Thống kê của Ngân hàng Nhà nước, đến giữa năm 2018, tỉ lệ nợ xấu của toàn hệ thống là 2,09%, giảm so với thời điểm cuối năm 2016 là 2,46%.
Mới đây, các ngân hàng thương mại đã rao bán hàng loạt bất động sản là tài sản bảo đảm cho các khoản nợ xấu với giá từ vài tỉ đồng đến cả chục ngàn tỉ đồng, để xử lý và thu hồi nợ xấu.
T.Phương
Theo nld.com.vn
La liệt dự án chậm bàn giao dù có quy định bảo lãnh nhà trên giấy
Từ sau khi có quy định dự án nhà ở hình thành trong tương lai phải được ngân hàng thương mại bảo lãnh trước khi mở bán, thị trường vẫn liên tiếp diễn ra các cuộc biểu tình, phản đối của người dân vì chủ dự án chậm giao nhà.
Quy định chủ đầu tư dự án bất động sản trước khi bán, cho thuê mua nhà ở tương lai phải được ngân hàng thương mại thực hiện bảo lãnh nghĩa vụ tài chính được nêu tại Điều 56, Luật Kinh doanh Bất động sản và chính thức có hiệu lực từ ngày 1/7/2015. Quy định cũng nêu rõ, với những chủ đầu tư không thực hiện đúng tiến độ cam kết thì ngân hàng bảo lãnh sẽ đứng ra bồi thường cho người mua theo cam kết trong hợp đồng.
Sau đó, Ngân hàng Nhà nước cũng ban hành Thông tư 13 quy định về việc bảo lãnh ngân hàng. Theo đó, các ngân hàng thương mại phải phát hành cam kết bảo lãnh nhà ở hình thành trong tương lai cho từng bên mua trong vòng 10 ngày làm việc, tính từ ngày ký hợp đồng mua nhà. Thông tư này chính thức có hiệu lực từ ngày 15/11/2017.
Doanh nghiệp chỉ thực hiện đối phó?
Mặc dù đã có các quy định cụ thể như vậy nhưng thực tế cho thấy, thị trường vẫn xuất hiện nhiều dự án rao bán rầm rộ dù chủ đầu tư chưa có chứng thư bảo lãnh của ngân hàng.
Theo đánh giá của TGĐ một công ty bất động sản thì xét về mặt lý thuyết, quy định bảo lãnh của ngân hàng với nhà ở hình thành trong tương lai rất tích cực. Quy định này vừa là công cụ bảo vệ người mua nhà vừa giúp thanh lọc các chủ đầu tư yếu kém trên thị trường. Tuy vậy, có thể thấy vẫn còn nhiều "điểm nghẽn" trong quy định này khiến các doanh nghiệp gặp khó khi thực hiện bảo lãnh.
Nếu không có tài sản bảo đảm có giá trị tương đương 1,3-1,4 lần giá trị được bảo lãnh thì chủ đầu
tư phải ký quỹ bằng tiền mặt nếu muốn được ngân hàng bảo lãnh. Ảnh: Đăng Nguyên
Theo đó, các chủ đầu tư muốn được ngân hàng bảo lãnh thì phải ký quỹ bằng tiền mặt hoặc phải có tài sản bảo đảm có giá trị tương đương 1,3-1,4 lần giá trị được bảo lãnh. Với nhiều doanh nghiệp, đây là điều kiện khó, nếu không muốn nói là bất khả thi. Cụ thể, không phải doanh nghiệp nào cũng có sẵn nguồn tiền mặt để thực hiện ký quỹ. Các chủ dự án đã dùng tài sản thế chấp để thực hiện dự án thế nên cũng không còn đủ tài sản bảo đảm để thực hiện bảo lãnh ngân hàng.
Hơn nữa, nếu ký quỹ thì đương nhiên số tiền này sẽ bị "găm" trong ngân hàng, khi đó chủ đầu tư không có dòng tiền lưu động nên rất khó đảm bảo tiến độ dự án.
Do bị dồn vào thế khó như vậy nên hiện đa số các chủ đầu tư đều cố tình "né" quy định bảo lãnh. Một số chủ đầu tư có thực hiện bảo lãnh thì cũng chỉ làm theo hình thức nhằm đối phó với quy định của Luật chứ chưa thực sự tự nguyện.
Chủ đầu tư có dùng tiền của khách đúng mục đích?
Tiến sĩ Nguyễn Trí Hiếu, chuyên gia Tài chính Ngân hàng cho rằng nên bỏ quy định bảo lãnh nhà trên giấy.
Lý giải về đề xuất này, ông Hiếu phân tích, sau khi quy định bảo lãnh có hiệu lực, đến nay đã 2 năm nhưng tình trạng chủ đầu tư không giao nhà đúng hẹn, đem dự án thế chấp nhưng không tiến hành giải chấp khi bán cho khách hàng, người mua đóng đủ tiền nhưng không nhận được nhà... vẫn liên tục diễn ra.
"Tôi là người trong ngành ngân hàng, hiện có bao nhiêu tỉ đồng được bảo lãnh dự án nhà hình thành trong tương lai, có bao nhiêu chứng thư bảo lãnh được phát hành... tôi cũng không biết được. Đến nay cũng không thấy một thống kê báo cáo nào dù quy định đã có hiệu lực 2 năm", ông Hiếu cho biết thêm.
Cũng theo ông Hiếu, ở Mỹ, các chủ đầu tư không được phép huy động vốn từ người mua nhà. Trường hợp khách hàng muốn đóng tiền trước thì khoản tiền này sẽ được phong tỏa trong một tài khoản ngân hàng và không cho chủ đầu tư đụng đến.
Vậy nhưng tại Việt Nam, chủ đầu tư được trao quyền năng rất lớn khi cùng một lúc được làm hai việc là vay tiền ngân hàng và huy động vốn của khách hàng. Do không có cơ chế giám sát rõ ràng, minh bạch nên những dòng tiền được huy động kiểu này tiềm ẩn rất nhiều rủi ro cho người mua.
Theo Tuổi trẻ Online
Ngân hàng Hợp tác Chi nhánh Hưng Yên thu phí trái quy định Trong một thời gian dài, Ngân hàng Hợp tác Chi nhánh Hưng Yên thực hiện thu phí ngoài các khoản vay của khách hàng trái quy định nhưng không hề được cơ quan chức năng phát hiện, xử lý nghiêm. Theo phản ánh, từ năm 2011, khi tiến hành các hoạt động cho vay, Ngân hàng hợp tác (thời điểm đó còn là...