Ngân hàng Nhà nước đã hút ròng hơn 121 nghìn tỷ đồng
Tính lũy kế từ đầu năm 2019 tới nay, NHNN đã hút ròng tổng cộng 121.307 tỷ đồng.
Qua tổng hợp từ 2 kênh Thị trường mở (OMO) và tín phiếu, Công ty Chứng khoản Bảo Việt (BVSC) cho biết, NHNN đã bơm ròng 5.651 tỷ đồng trong tuần qua. Tính đến thời điểm hiện tại, đang có lượng tín phiếu lưu hành là 64.799 tỷ đồng, không có lượng OMO đang lưu hành nào. Tính lũy kế từ đầu năm 2019 tới nay, NHNN đã hút ròng tổng cộng 121.307 tỷ đồng.
Lãi suất liên ngân hàng tuần qua tăng nhẹ ở đa số các kỳ hạn. Các kỳ hạn qua đêm, 1 tuần và 2 tuần lần lượt tăng 0,1-0,35%, lên mức 3,1%/năm và 3,3%/năm.
Tỷ giá tại ngân hàng thương mại tuần qua giảm 74 đồng, từ 23.398 VND/USD xuống 23.324 VND/USD. Tỷ giá trung tâm trong tuần qua tương đối ổn định khi tăng 1 đồng lên mức 23.059 VND/USD.
Trong tuần qua, Kho bạc Nhà nước (KBNN) tổ chức gọi thầu tại 3 loại kỳ hạn: 15 năm, 20 năm và 30 năm. Khối lượng gọi thầu cho 4 loại kỳ hạn trên lần lượt ở mức 1.000 tỷ, 1.500 tỷ và 1.500 tỷ đồng. Tỷ lệ trúng thầu đều ở mức 100%
Trên thị trường mở, tuần qua, NHNN bơm ròng 5.651 tỷ đồng qua kênh tín phiếu. Cụ thể, NHNN đã phát hành mới 64.799 tỷ đồng (kỳ hạn 7 ngày với mức lãi suất duy trì ở mức 3%) trong khi có 70.449 tỷ đồng đáo hạn trong tuần.
Video đang HOT
Tổng hợp 2 kênh OMO và tín phiếu, NHNN bơm ròng 5.651 tỷ đồng trong tuần qua. Tính đến thời điểm hiện tại, đang có lượng tín phiếu lưu hành là 64.799 tỷ đồng, không có lượng OMO đang lưu hành nào. Tính lũy kế từ đầu năm 2019 tới nay, NHNN đã hút ròng tổng cộng 121.307 tỷ đồng.
Trong khi đó, lãi suất liên ngân hàng tuần qua tăng nhẹ ở đa số các kỳ hạn. Các kỳ hạn qua đêm, 1 tuần và 2 tuần lần lượt tăng 0,1-0,35%, lên mức 3,1%/năm và 3,3%/năm. Theo quan sát của BVSC, mức lãi suất phát hành tín phiếu 3% đang có vai trò định hướng, khiến lãi suất liên ngân hàng khó có thể giảm sâu xuống dưới mức này trong ngắn hạn
Tỷ giá tại ngân hàng thương mại tuần qua giảm tương đối mạnh 74 đồng, từ 23.398 VND/USD xuống 23.324 VND/USD. Tỷ giá trung tâm trong tuần qua tương đối ổn định khi tăng 1 đồng lên mức 23.059 VND/USD. Theo số liệu cập nhật của tổng cục hải quan trong nửa cuối tháng 5, lượng xuất siêu trong giai đoạn này đạt 634 triệu USD. Xuất khẩu của đa số các mặt hàng đều tăng so với cùng kỳ giúp tổng kim ngạch xuất khẩu tăng hơn 7%, trong đó tăng mạnh nhất là nhóm ngành về hàng dệt may, giày dép các loại và điện thoại linh kiện. Với kỳ vọng xuất khẩu và vốn FDI vẫn duy trì được đà tăng, chúng tôi không thấy quá nhiều rủi ro đối.
Trên thị trường sơ cấp, trong tuần qua, KBNN tổ chức gọi thầu tại 3 loại kỳ hạn: 15 năm, 20 năm và 30 năm. Khối lượng gọi thầu cho 4 loại kỳ hạn trên lần lượt ở mức 1.000 tỷ, 1.500 tỷ và 1.500 tỷ đồng.
Kết quả: lượng đặt thầu cho kỳ hạn 15 năm gấp 3,47 lần giá trị gọi thầu thầu và tỷ lệ trúng thầu đạt 100% tại mức lãi suất 5,02% – giảm 0,01% so với lần trúng thầu gần nhất. Lượng đặt thầu cho kỳ hạn 20 năm gấp 7,9 lần giá trị gọi thầu và tỷ lệ trúng thầu đạt 100% tại mức lãi suất 5,58% – giảm 0,05% so với lần trúng thầu gần nhất. Lượng đặt thầu cho kỳ hạn 30 năm bằng 4,7 lần giá trị gọi thầu với tỷ lệ trúng thầu là 100% tại mức lãi suất 5,85%/năm – giảm 0,03% so với lần trúng thầu gần nhất.
Trong tuần này, dự kiến KBNN sẽ gọi thầu 3.000 tỷ đồng tại 3 kỳ hạn: 5 năm, 10 năm và 15 năm. Trong bối cảnh thanh khoản tương đối dồi dào như hiện tại nhờ lượng tín phiếu đang lưu hành với số lượng lớn liên tục đáo hạn, lượng trúng thầu có thể sẽ được duy trì ở mức cao với lãi suất trúng thầu ở quanh mức hiện tại hoặc giảm nhe
Cũng trong tuần qua, khối ngoại thực hiện mua ròng 634 tỷ đồng. Cụ thể, đã có 794 tỷ đồng được mua vào trong khi 160 tỷ đồng bị bán ra. Lượng mua ròng TPCP tuần này tăng tương đối mạnh, đặc biệt là lượng mua vào. Xu hướng mua ròng tiếp tục được duy trì trong 7 tháng liên tục gần đây. Như vậy tính lũy kế từ đầu năm 2018, lượng mua ròng của khối ngoại tăng đạt mức 7.243 tỷ đồng.
Lãi suất các kỳ hạn trên thị trường thứ cấp tại kỳ hạn 5 năm và 10 năm tăng nhẹ 0,05%/năm và 0,01%/năm. Đối với TPCP kỳ hạn 7 năm thì giảm nhẹ 0,01%. Với xu hướng lãi suất tại thị trường sơ cấp vẫn đang giảm nhẹ thì lãi suất TPCP tại thị trường thứ cấp trong các tuần tới được dự báo có khả năng sẽ giảm nhẹ trở lại.
Ngân Giang
Theo infonet.vn
Bất động sản lo đói vốn
Từ đầu năm đến nay, nhiều công ty bất động sản gia tăng phát hành trái phiếu để huy động vốn.
Nguồn vốn từ ngân hàng vào bất động sản sẽ được điều chỉnh từ từẢNH: SƠN SƠN
Vay mua nhà từ 3 tỉ đồng trở lên chịu hệ số rủi ro cao; giảm tỷ lệ sử dụng vốn ngắn hạn cho vay trung dài hạn trong dự thảo Thông tư về tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động của ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài vẫn đang ám ảnh cả người mua nhà lẫn các doanh nghiệp bất động sản.
Doanh nghiệp sốt vó tìm vốn
Từ đầu năm đến nay, nhiều công ty bất động sản (BĐS) gia tăng phát hành trái phiếu để huy động vốn. Có thể kể đến như Công ty cổ phần phát triển bất động sản Phát Đạt (PDR) đã công bố sẽ phát hành 3 đợt trái phiếu trị giá lên 850 tỉ đồng; Công ty cổ phần đầu tư Văn Phú - Invest vừa công bố đã phát hành thành công 800 tỉ đồng trái phiếu kỳ hạn hơn 3 năm với lãi suất 12%/năm hay Tập đoàn Đất Xanh mới công bố phát hành lượng trái phiếu trị giá 234 tỉ đồng với kỳ hạn 5 năm dự kiến để mở rộng quỹ đất sạch ở Đồng Nai...
Theo ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch Hiệp hội BĐS TP.HCM, đơn vị này đã nhiều lần khuyến nghị các công ty BĐS tìm kiếm nguồn vốn thông qua kênh phát hành trái phiếu để giảm bớt phụ thuộc vào vốn từ hệ thống ngân hàng. Đồng thời các doanh nghiệp (DN) cần tăng vốn chủ sở hữu, mở rộng liên doanh, liên kết trong nước và nước ngoài... Tuy nhiên, tỷ lệ các DN tham gia hoặc hội đủ điều kiện để thực hiện phát hành trái phiếu còn quá ít. Hiện cả nước có hơn 10.000 DN BĐS nhưng mới chỉ có khoảng 65 công ty niêm yết trên sàn chứng khoán. Do đó, thị trường chứng khoán chưa thực sự là kênh dẫn vốn cho thị trường BĐS. Bên cạnh đó, số lượng các quỹ đầu tư BĐS, quỹ đầu tư tín thác BĐS (REIT) còn quá ít. Ngoài một vài quỹ đầu tư BĐS nước ngoài, mới chỉ có một quỹ đầu tư tín thác BĐS (REIT) trong nước nên cũng chưa thực sự là kênh cung cấp vốn cho thị trường BĐS. Trong khi đó, nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào thị trường BĐS hiện chiếm khoảng 21% tổng nguồn vốn FDI, nhưng vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu vốn của các DN ngành này.
Thực tế, để triển khai dự án, từ lúc tìm kiếm mặt bằng đến khi bàn giao cho khách hàng có thể mất vài năm, thậm chí chục năm nên các DN luôn cần nguồn vốn lớn. Đặc biệt, để có thể phát triển trong lâu dài, nguồn vốn trung và dài hạn với DN BĐS sẽ là yếu tố sống còn. Vì vậy, ông Lê Hoàng Châu cho rằng việc thực hiện lộ trình hạn chế tín dụng với các lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro như chứng khoán, BĐS, tín dụng tiêu dùng của Ngân hàng Nhà nước trước mắt sẽ gây áp lực rất lớn đối với các DN. Do đó, Hiệp hội BĐS TP.HCM kiến nghị Ngân hàng Nhà nước tiếp tục giữ trần tỷ lệ 40% vốn ngắn hạn được sử dụng để cho vay trung dài hạn đến hết năm 2020 (kéo dài thêm 6 tháng so với dự thảo thông tư) và sau đó tỷ lệ này sẽ giảm xuống 37% đến hết ngày 30.6.2021...
Chi phí mua nhà trên 3 tỉ tăng cao
Việc giảm tỷ lệ tối đa nguồn vốn ngắn hạn được cho vay trung dài hạn không chỉ gây áp lực lên các DN BĐS mà ngay cả người mua nhà cũng sẽ gặp khó khăn vì đa phần gói vay mua nhà là trung, dài hạn. Đặc biệt, dự kiến tăng hệ số rủi ro đối với khoản cho vay cá nhân để khách hàng mua nhà trong đó, khoản vay từ 3 tỉ đồng trở lên sẽ được tính hệ số rủi ro 150% sẽ làm chi phí mua BĐS trên 3 tỉ cao hơn hiện nay. Trong khi đó, các khoản cho vay khách hàng mua nhà ở xã hội, nhà ở dưới 1,5 tỉ đồng vẫn được tính hệ số rủi ro là 50%. Điều này cho thấy Ngân hàng Nhà nước đang muốn siết lại nhu cầu mua nhà ở phân khúc cao cấp và các DN đang triển khai dự án BĐS cao cấp. Từ đó giảm thiểu rủi ro khi thị trường BĐS có biến động mạnh theo chiều hướng xấu.
Ông Huỳnh Phước Nghĩa, chuyên gia tư vấn cấp cao từ Công ty tư vấn GIBC, nhận định thị trường BĐS tại các thành phố lớn như TP.HCM trong 2 tháng qua hầu như không tăng trưởng. Nguồn cung BĐS ít hơn và giao dịch trên thị trường thứ cấp cũng chậm lại dù quy định nâng hệ số rủi ro lên cao với cá nhân vay tiền mua nhà đất chưa được ban hành. Nhưng có thể dự báo chính sách này sẽ ảnh hưởng đến tiến độ bán hàng của các chủ đầu tư và cả người mua nhà trong tương lai.
Theo thanhnien.vn
Tháng 5/2019: Huy động gần 12 nghìn tỷ đồng TPCP qua đấu thầu tại HNX Tháng 5/2019, Sở Giao dich chứng khoán Hà Nội (HNX) đã tổ chức 20 phiên đấu thầu trái phiếu chính phủ (TPCP) do Kho bạc Nhà nước phát hành, huy động được tổng cộng 11.936 tỷ đồng, giảm 5% so với tháng 4/2019. Tỷ lệ giá trị trúng thầu so với giá trị gọi thầu tháng 5/2019 đạt 70,2%. Khối lượng đặt thầu...