‘Ngân hàng Nhà nước cần nới lỏng room tín dụng hợp lý và minh bạch’
Lạm phát của Việt Nam đang ở mức rất thấp, ở mức chưa đầy 1% và khả năng hết năm 2015 sẽ là 2%. Mức lạm phát này so sánh với lãi suất cho vay ra của hệ thống ngân hàng là mức tương đối cao.
Theo xếp hạng của Ngân hàng Thế giới (WB), Việt Nam là 1 trong 30 nền kinh tế có khả năng tiếp cận tài chính tốt nhất. Tuy nhiên trên thực tế, nhiều doanh nghiệp Việt Nam vẫn luôn gặp nhiều khó khăn trong vấn đề tiếp cận vốn, đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa thì đây là vấn đề “đau đầu” thường trực
Vấn đề này đã được các chuyên gia thẳng thắng nêu ra tại Hội thảo “Cơ chế và giải pháp hỗ trợ vốn cho doanh nghiệp,” do Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam cùng Ngân hàng Nhà nước Việt Nam phối hợp tổ chức ngày 22/9.
Nhằm mục đích tăng cường hơn nữa mối quan hệ đồng hành giữa ngân hàng và doanh nghiệp trước thềm hội nhập sâu rộng, tại Hội thảo, Chủ tịch VCCI, Vũ Tiến Lộc thẳng thắn cho rằng, ở thời điểm này, Ngân hàng Nhà nước cần tính đến việc giảm thêm lãi suất để nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp.
“Ngân hàng Nhà nước cần đưa ra một chính sách nới lỏng room tín dụng một cách hợp lý, linh hoạt, công bằng, minh bạch.” (Ảnh: TTXVN)
“Hiện nay rất nhiều ngân hàng thương mại cổ phần đã hết room tín dụng, không có khả năng cho vay tiếp. Thay mặt cộng đồng doanh nghiệp, tôi cũng kiến nghị Ngân hàng Nhà nước cần đưa ra một chính sách nới lỏng room tín dụng một cách hợp lý, linh hoạt, công bằng, minh bạch. Đây là điều rất cần thiết để tạo điều kiện cho doanh nghiệp có thể tiếp cận được nguồn vốn,” ông Lộc nói.
Video đang HOT
Ngoài ra, ông Lộc cũng đưa ra khuyến nghị, Ngân hàng Nhà nước nên tiếp tục đẩy mạnh hoạt động tái cấu trúc hệ thống ngân hàng lành mạnh. Bên cạnh đó, các ngân hàng thương mại nên triển khai việc cho vay dựa trên cơ sở tín chấp của Ngân hàng Nhà nước, song muốn như vậy bản thân ngân hàng cũng phải minh bạch để có thể đồng hành cùng doanh nghiệp sử dụng hiệu quả nguồn tín dụng trong hoạt động sản xuất kinh doanh.
Ngoài ra, ông Lộc cũng nhấn mạnh, hiện tại khá nhiều doanh nghiệp đang sử dụng đến 90% vốn ngân hàng. Đây là vấn đề bất hợp lý về cơ cấu nguồn vốn, vì vậy thời gian tới, ngân hàng cần tính toán lại để đảm bảo sự cân đối giữa vốn tự có của doanh nghiệp và vốn cho vay của ngân hàng.
Tại Hội thảo, Cấn Văn Lực, Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam cho biết, tăng trưởng tín dụng 8 tháng của năm 2015 đạt 10,23%, đây là mức cao.
Song ông Lực thừa nhận, hiện tại nhu cầu vay và sức hấp thụ vốn còn yếu. Một số lý do, tốc độ tăng hàng tồn kho giảm chưa đáng kể, mức tiêu dùng khiêm tốn, sản xuất kinh doanh chưa thực sự mở rộng, nợ xấu tăng nhẹ do áp dụng quy định theo thông lệ và chưa thể xử lý dứt điểm. Thêm vào đó, các cơ chế-chính sách như bảo lãnh cho doanh nghiệp (nhất là nhỏ và vừa) vay vốn chưa được đẩy mạnh, hướng dẫn thực hiện chậm.
Năm 2015 là năm “đặc biệt” đánh dấu mức độ hội nhập sâu, rộng của Việt Nam (Cộng đồng kinh tế ASEAN dự kiến hình thành vào cuối năm, đàm phán Hiệp định thương mại tự do Việt Nam-EU, Hiệp định Thương mại Xuyên Thái Bình Dương-TPP…)
Theo tiến sỹ Võ Trí Thành, Phó Viện Trưởng Viện Nghiên Cứu và Quản lý Kinh tế Trung ương (CIEM) những cơ hội ngành nghề doanh nghiệp Việt Nam có thể tận dụng và phát triển lợi thế trong hội nhập, như phân phối, bán lẻ, giải trí, logictis, ngành về IT, công nghệ xanh và ngành công nghiệp sáng tạo, biểu tượng..
Ông Thành nhấn mạnh, “hội nhập không chỉ là lợi thế so sánh, hy vọng ngành tài chính sẽ tận dụng được điều này.”
Tham gia Hội thảo, đại diện Ngân hàng Nhà nước, bà Nguyễn Thị Hồng, Phó Thống đốc nhấn mạnh,”với việc phối hợp tổ chức Hội thảo ngày hôm này một lần nữa thể hiện cam kết và quyết tâm của ngành ngân hàng trong việc tháo gỡ khó khăn, vướng mắc về cơ chế, chính sách nhằm kịp thời đáp ứng nhu cầu vốn phục vụ sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp”./.
Theo Vietnam Plus
Kinh tế tăng quá nhanh lại không phải là tin tốt!
Nền kinh tế Đức đang tăng trưởng ở tốc độ nhanh nhất kể từ năm 2011và còn tăng cao hơn nữa, tuy nhiên, một trong những viện nghiên cứu hàng đầu tại đây cho rằng, đây không phải là tin tốt.
Viện nghiên cứu Kiel chuyên về nền kinh tế thế giới dự báo, GDP của Đức sẽ tăng 2,3% năm 2017, so với mức 1,8% được dự tính trong năm nay. Tuy nhiên, với việc thiếu đi các trợ lực và tiềm năng tăng trưởng đầu ra của hàng hóa chỉ ở mức 1,4%, nền kinh tế lớn nhất châu Âu đang tăng trưởng quá nóng.
Khoảng cách giữa dự báo tăng trưởng và tiềm năng tăng trưởng của Đức ngày càng mở rộng
"Nền kinh tế đang rời khỏi trạng thái ổn định. Chúng tôi nhấn mạnh đến việc Đức đang làm việc hết công suất, làm gia tăng nguy cơ lệch hướng và vượt quá giới hạn. Trong trường hợp này, tăng trưởng nhanh không hẳn là một tin tốt", Stefan Kooths, Giám đốc Viện nghiên cứu Kiel cho biết.
Hiện tại, động lực tăng trưởng của Đức phụ thuộc vào các khoản vay với lãi suất thấp và việc đồng tiền giảm khi Ngân hàng trung ương châu Âu (ECB) đang tích cực bơm tiền vào thị trường. Gói nới lỏng định lượng này có thể sẽ tiếp tục được mở rộng, khi nền kinh tế toàn cầu nói chung và Khu vực sử dụng đồng tiền riêng euro nói riêng bị đe dọa bởi tình trạng trì trệ của nền kinh tế Trung Quốc và một số nền kinh tế mới nổi khác.
Trong tuần trước, ECB đã hạ bớt dự báo tăng trưởng trong năm 2015 và cho biết, sẵn sàng nới rộng thêm gói nới lỏng trị giá 1,1 nghìn tỷ euro (1,2 nghìn tỷ USD) hiện tại.
Theo Kooths, chính sách tiền tệ chính là "vấn đề trung tâm" đối với nước Đức. Quan điểm này của Viện nghiên cứu Kiel dường như nhận được sự đồng tình từ Thống đốc ngân hàng trung ương Đức Jens Weimann, người có quan điểm phản đối các gói nới lỏng định lượng và Bộ trưởng Bộ Tài chính Đức Wolfgang Schaeuble.
Các vị lãnh đạo này đều từng lên tiếng cảnh báo việc sử dụng chính sách nới lỏng tiền tệ quá đà sẽ tạo áp lực lên chính phủ khi cắt giảm nợ và nên kích thích nền kinh tế thông qua các cải cách.
Theo_Tin Nhanh Chứng Khoán
Việt Nam có nền tảng cơ bản phát triển thị trường phái sinh' Các chuyên gia tham dự Hội thảo về Quản lý rủi ro do tạp chí Asia Risk tổ chức ngày 9/9 tại Singapore cho rằng thị trường tài chính Việt Nam đang có tiềm năng rất lớn cũng như có nền tảng cơ bản để phát triển các sản phẩm phái sinh. Ông Đỗ Ngọc Quỳnh (phải) nhận giải thưởng "Ngân hàng Việt...