Ngân hàng Nhà nước bất ngờ thay đổi cách công bố thông tin
Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã bất ngờ thay đổi cách công bố kết quả thống kê một số chỉ tiêu cơ bản về hoạt động của hệ thống các TCTD đến 31/10. Theo đó, thay vì công bố hệ số ROA, ROE theo tháng thì NHNN chuyển thành công bố theo quý. Ngoài ra, cơ quan này cũng đã tách Ngân hàng chính sách xã hội ra khỏi nhóm NHTM Nhà nước.
Ảnh minh họa.
Bởi theo bảng thống kê một số chỉ tiêu cơ bản về hoạt động của hệ thống các TCTD, có 3 chỉ số quan trọng đó là vốn tự có, tỷ lệ an toàn vốn (CAR) và tỷ lệ sử dụng vốn ngắn hạn cho vay trung và dài hạn đã không được tính đối với Ngân hàngchính sách xã hội.
Với sự thay đổi này, nhóm NHTM Nhà nước gồm 7 ngân hàng là Agribank, Vietcombank, Vietinbank, BIDV, Ngân hàng Xây dựng, OceanBank, GPBank.
Sự thay đổi này đã cho kết quả khác, đó là, tổng tài sản và tỷ lệ an toàn vốn (CAR) của hệ thống ngân hàng bất ngờ sụt giảm.
Theo đó, CAR của hệ thống các TCTD từ 13,32% trong tháng 9 xuống còn 13,14%, trong đó, cả NHTM Nhà nước và NHTM cổ phần đều sụt giảm. Cụ thể, với NHTM quốc doanh giảm từ 9,28% cuối tháng 9 xuống còn 9,25% vào cuối tháng 10, còn NHTM cổ phần giảm từ 13,31% xuống còn 12,99%.
Một chỉ tiêu nữa cũng cho thấy sự sụt giảm, đó là tổng tài sản của các TCTD giảm từ 6.868.539 tỷ đồng cuối tháng 9 xuống còn 6.865.068 tỷ đồng vào cuối tháng 10. Trong đó, cả NHTM Nhà nước và cổ phần đều sụt giảm.
Video đang HOT
Cụ thể, NHTM Nhà nước giảm từ 3.212.623 tỷ đồng từ cuối tháng 9 xuống còn 3.086.720 tỷ đồng đến cuối tháng 10, còn NHTM cổ phần giảm từ 2.734.381 tỷ đồng xuống còn 2.719.631 tỷ đồng.
Kết quả tổng tài sản sụt giảm với NHTM Nhà nước là do đã tách Ngân hàng chính sách xã hội đã tách ra khỏi nhóm. Nếu cộng cả tổng tài sản của Ngân hàng chính sách xã hội là 146.391 tỷ đồng thì tổng tài sản của nhóm ngân hàng này là 3.233.111 tỷ đồng, tăng nhẹ so với tháng 9.
Mặc dù vốn điều lệ của hệ thống ngân hàng có tăng lên từ 456,734 tỷ đồng cuối tháng 9 lên 457,410 tỷ đồng vào cuối tháng 10. Tuy nhiên, vốn điều lệ của NHTM Nhà nước đã giảm từ 147.754 tỷ đồng cuối tháng 9 xuống còn 137.059 tỷ đồng vào cuối tháng 10.
Nếu cộng cả vốn điều lệ của Ngân hàng chính sách xã hội là 10.696 tỷ đồng, thì tổng vốn điều lệ của NHTM Nhà nước là 147.755 tỷ đồng.
Một chỉ tiêu được thị trường quan tâm, đó là sử dụng vốn ngắn hạn cho vay trung và dài hạn. Theo đó, tỷ lệ này đã tăng nhẹ từ 28,48% từ cuối tháng 9 lên tỷ lệ 29,39%; trong đó, NHTM Nhà nước tăng từ 29,7% lên 31,75%, tuy nhiên, NHTM cổ phần lại giảm từ 35,84% xuống còn 34,93%.
Một sự thay đổi nữa trong việc công bố chỉ tiêu hoạt động của các TCTD, đó là thay vì công bố hệ số ROA, ROE theo tháng như những tháng trước thì cuối tháng 10 này, NHNN lại công bố chỉ số theo quý.
Theo đó, trong quý III/2015, hệ số ROA của hệ thống các TCTD là 0,44%, tăng nhẹ so với cuối tháng 9 là 0,32%. Trong đó, NHTM Nhà nước là 0,46%, NHTM cổ phần 0,32%.
Hệ số ROE quý III/2015 là 4,95%, tăng so với 3,54%; trong đó NHTM Nhà nước là 7,27%, NHTM cổ phần là 3,74%.
Theo Bizlive
Khi doanh nghiệp FDI được 'chăm sóc'
DN FDI là đối tượng khách hàng có vốn đầu tư lớn, công nghệ sản xuất hiện đại, năng lực cạnh tranh cao... nên việc nắm giữ thị phần của phân khúc khách hàng này là mục tiêu mà các NHTM Việt Nam đều đặt ra.
Theo thống kê của Tổng cục Hải quan, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của cả nước từ đầu năm đến hết tháng 10/2015 đạt 272,4 tỷ USD, tăng 11% tương ứng tăng 26,9 tỷ USD so với 10 tháng năm 2014.
Trong đó, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của DN có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) tính đến hết tháng 10/2015 đạt 173,31 tỷ USD, tăng 18,9% tương ứng tăng 27,6 tỷ USD so với 10 tháng năm 2014 và chiếm 63,6% tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của cả nước. DN FDI tiếp tục góp phần không nhỏ vào việc thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tạo việc làm cho người lao động...
Theo thói quen và cũng là để ủng hộ DN nước mình nên mối quan hệ trong kinh doanh giữa các DN từ cùng một quốc gia, vùng lãnh thổ thường rất khăng khít. Và việc sử dụng các dịch vụ tài chính- NH cũng không ngoại lệ. Thế nhưng hiện số các NH nước ngoài hiện diện ở Việt Nam chưa nhiều và mạng lưới hoạt động còn hạn chế. Vì thế đây chính là phân khúc khách hàng rất tiềm năng cho các NH nội. Trong bối cảnh Việt Nam đã và đang hội nhập với các nền kinh tế phát triển trên thế giới thông qua việc ký kết các hiệp định thương mại...
Sự "đổ bộ" của các DN FDI và cả các NH nước ngoài sắp tới sẽ càng khiến sự cạnh tranh tăng lên giữa các NH ở phân khúc khách hàng này. Chính vì thế, ngay lúc này NH Việt đã và đang có nhiều biện pháp tiến gần, tiến nhanh hơn đến đối tượng khách hàng tiềm năng này.
Trước đây, một số DN FDI còn e dè khi tiếp cận vốn của NH tại Việt Nam, vì cho rằng cơ chế, thủ tục còn rườm rà, chưa mang tính hỗ trợ. Nhưng đến nay, Chính phủ Việt Nam cũng như NHNN đã "cởi mở" hơn rất nhiều. Chính sách hỗ trợ về cơ chế, hành lang pháp lý, lãi suất... được các DN FDI đánh giá khá cao.
DN FDI phần lớn là các tập đoàn đa quốc gia, với nền tảng tài chính vững mạnh nên bản thân từ phía họ cũng có đòi hỏi cao ở dịch vụ, sản phẩm từ phía NH Việt Nam. Nắm bắt được xu hướng thị trường đó, nhiều NHTM tại Việt Nam đã có những bước đi tiên phong trong việc xúc tiến hợp tác, đưa ra các mô hình, sản phẩm, dịch vụ cũng như ưu đãi về lãi suất cho đối tượng DN này. Có thể kể tới như VietinBank, Vietcombank, BIDV, HDBank...
Theo ông Lê Đức Thọ, Tổng giám đốc VietinBank, để đáp ứng được xu thế hội nhập, thu hút các DN FDI, NH này đã tập trung nâng cao chuyên môn, nghiệp vụ của nhân viên trong toàn hệ thống, thay đổi tư duy trong cách phục vụ đối với khách hàng DN FDI. Tính tới 30/9/2015, phân khúc DN FDI của VietinBank đạt tỷ lệ tăng trưởng dư nợ 33%; tỷ lệ tăng trưởng tiền gửi 16,5%; doanh số dịch vụ mua bán ngoại tệ tăng hơn 300% so với cuối năm 2014.
VietinBank cũng là NH đầu tiên tại Việt Nam triển khai Chương trình cho vay với bảo lãnh bằng Thư tín dụng dự phòng (Stand-by LC) do Japan Finance Corporation phát hành, giúp cho nhiều DNNVV Nhật Bản tiếp cận được với nguồn vốn VND.
Bên cạnh các sản phẩm truyền thống, các NHTM tại Việt Nam đều đang có xu hướng tiệm cận hơn với DN FDI bằng việc cung cấp các sản phẩm, giải pháp tài chính tổng thể, không ngừng xây dựng các gói tín dụng ưu đãi lãi suất dành riêng cho đối tượng khách hàng DN FDI như: VietinBank với gói tín dụng lên tới 20.000 tỷ đồng.
Vietcombank thì thành lập Bộ phận Phát triển khách hàng Nhật Bản (Japan - Desk) với chức năng cung cấp các sản phẩm, dịch vụ NH; tư vấn, hỗ trợ dành riêng cho các khách hàng DN Nhật Bản đang hoặc sẽ hoạt động tại Việt Nam. Vietcombank cũng đã ký kết thoả thuận hợp tác (MOU) với gần 60 NH địa phương Nhật Bản (JRBs), trở thành đối tác NH ưu tiên tại Việt Nam phục vụ các DN Nhật Bản là khách hàng của các JRBs này khi sang đầu tư tại Việt Nam.
Hay HDBank dành 500 tỷ đồng vốn ưu đãi cho vay trung hạn tín chấp đối với các DN FDI có nhu cầu vốn để sửa chữa, xây dựng mới nhà xưởng, máy móc, thiết bị, mua nguyên vật liệu... với mức vay 70% chi phí theo phương án khôi phục hoạt động sản xuất kinh doanh trong vòng 8 tháng. Lãnh đạo HDBank nhấn mạnh, riêng đối với các DN FDI, nhiều năm qua HDBank luôn có sự đồng hành, hỗ trợ với nhiều chính sách ưu đãi về vốn vay với lãi suất hấp dẫn...
DN FDI là đối tượng khách hàng có vốn đầu tư lớn, công nghệ sản xuất hiện đại, năng lực cạnh tranh cao... nên việc nắm giữ thị phần của phân khúc khách hàng này là mục tiêu mà các NHTM Việt Nam đều đặt ra.
Ông Nguyễn An, Tổng giám đốc điều hành DongA Bank cho rằng, DN FDI càng mở rộng trên thị trường Việt Nam, thì cuộc cạnh tranh giữa các TCTD trong nước cũng như các chi nhánh NH nước ngoài tại Việt Nam để thu hút đối tượng khách hàng này chắc chắn sẽ ngày càng "sôi động" hơn. Và mỗi NHTM Việt Nam phải tự nâng cao năng lực của mình, thiết kế các giải pháp tài chính linh hoạt với mức phí thấp, hỗ trợ lãi suất... để tập trung phát triển cả về chiều rộng và chiều sâu.
Theo Thời Báo Ngân Hàng
Dự án Luật đấu giá tài sản: VAMC và các TCTD bị lãng quên? Để tạo thuận lợi cho TCTD trong quá trình xử lý tài sản đảm bảo cần có quy định riêng cho TCTD về việc xử lý đấu giá tài sản không thành. Dự án Luật Đấu giá tài sản gồm 8 chương, 77 điều, vừa được Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) cho ý kiến với sự đồng thuận của đa số...