Ngân hàng ngóng “khoán 10″ sandbox
Ngân hàng Nhà nước sẽ sớm trình Chính phủ Dự thảo Nghị định quy định về cơ chế thử nghiệm có kiểm soát ( sandbox) hoạt động công nghệ tài chính trong lĩnh vực ngân hàng.
Sau buổi làm việc với Bộ Tư pháp vào giữa tuần này, Ngân hàng Nhà nước sẽ sớm trình Chính phủ Dự thảo Nghị định quy định về cơ chế thử nghiệm có kiểm soát (sandbox) hoạt động công nghệ tài chính trong lĩnh vực ngân hàng.
Làn sóng chuyển đổi số đang diễn ra ồ ạt với tốc độ ánh sáng, mà sự chuyển đổi số ở hệ thống ngân hàng Việt Nam mới ở giai đoạn đầu.
Liên tiếp tại các diễn đàn, hội thảo về ngân hàng số, chuyển đổi số thời gian gần đây, các fintech lại tha thiết, mong mỏi cơ quan quản lý sớm ban hành khung pháp lý thử nghiệm. Song sớm nhất, phải giữa năm sau, cơ chế thử nghiệm chính thức cho sandbox mới có thể xuất hiện.
Sự phát triển với tốc độ tên lửa của công nghệ đã cho ra đời nhiều mô hình kinh doanh mới chưa từng có tiền lệ, chưa có quy định pháp lý để điều chỉnh (ví dụ mô hình P2P lending, chuyển tiền xuyên biên giới, quản lý tài chính cá nhân, chia sẻ dữ liệu người dùng…). Tất cả doanh nghiệp kinh doanh những lĩnh vực này đều hoạt động cầm chừng giữa hai lằn ranh sáng tối. Khoảng trống pháp lý này đang gây ra nhiều hệ lụy cho thị trường, cho người dùng và dĩ nhiên là cho cả doanh nghiệp.
Thứ nhất, khung pháp lý chậm ban hành đã làm phát sinh nhiều doanh nghiệp trá hình, biến tướng, điển hình là mô hình P2P lending. Lợi dụng bối cảnh tranh tối tranh sáng, nhiều mô hình tín dụng đen trá hình P2P lending đã cho vay cắt cổ, dồn nhiều người vào cảnh khó khăn. Trong khi đó, các doanh nghiệp P2P lending bài bản, đúng nghĩa lại khó phát triển vì cái nhìn méo mó của thị trường.
Thứ hai, thiếu hàng lang pháp lý, tràn lan cho vay “lậu”, thanh toán “lậu”, chuyển tiền ra biên giới “lậu”… qua các app khiến ngân sách thất thu, cơ quan quản lý không giám sát được dòng tiền.
Video đang HOT
Thứ ba, chưa có khung pháp lý rõ ràng cũng khiến fintech mất cơ hội, đồng nghĩa với mất tiền và phần nào hạn chế việc thu hút vốn đầu tư chảy vào lĩnh vực nóng nêu trên. Đơn cử, thời gian qua, mô hình ngân hàng ảo (hoàn toàn không có chi nhánh nào) đang bắt đầu bùng nổ trên thế giới và đang ngấp nghé “đổ bộ” vào Việt Nam. Sự chậm trễ trong ban hành sandbox sẽ khiến doanh nghiệp trong nước đi chậm so với nước ngoài.
Thứ tư, thiếu hụt khung pháp lý thử nghiệm sandbox cũng khiến vấn đề an ninh, an toàn bảo mật và bảo vệ người tiêu dùng còn nhiều kẽ hở.
Chính vì những hệ lụy này, viêc thiết lập cơ chế thử nghiệm có kiểm soát hoạt động Fintech trong lĩnh vực ngân hàng tại Việt Nam ngày càng trở nên cấp bách.
Cũng phải ghi nhận, thời gian qua, Ngân hàng Nhà nước là một trong những đơn vị tích cực nhất trong xây dựng hành lang pháp lý về chuyển đổi số ngân hàng, fintech. Các quy định về eKYC (định danh điện tử mới ban hành), về tiền điện tử ( mobile money), về chuyển tiền xuyên biên giới, đại lý ngân hàng… đã và đang được Ngân hàng Nhà nước gấp rút thúc đẩy. Ngoài ra, Dự thảo Nghị định quy định về cơ chế thử nghiệm có kiểm soát (sandbox) hoạt động công nghệ tài chính trong lĩnh vực ngân hàng cũng được nhiều lần đưa xin ý kiến các bộ, ngành. Sự thận trọng của các bên khiến Dự thảo Nghị định đến nay chưa thể hoàn tất.
Sự thận trọng của các bộ, ngành trong việc đưa ra khung pháp lý thử nghiệm cho fintech là rất cần thiết, bởi lĩnh vực ngân hàng vô cùng nhạy cảm, liên quan đến an ninh tài chính quốc gia, tài sản người dân. Trong khi đó, fintech – dù tiềm ẩn không ít rủi ro – song cũng chính là động lực lớn nhất để lĩnh vực tài chính, ngân hàng tăng trưởng đột phá nhờ các mô hình, cách thức kinh doanh mới. Thể chế, chính sách đúng có thể trở thành một “khoán 10″, khiến fintech bùng nổ, làm nên một cuộc cách mạng trong lĩnh vực ngân hàng liên quan tới hoạt động thanh toán, cho vay, chia sẻ dữ liệu…
Trong một số trường hợp, cơ chế chính sách đi sau thực tế là điều dễ hiểu, nhưng với tốc độ đổi mới của công nghệ như hiện nay, người làm chính sách không thể đi theo quy trình cũ, mà phải đẩy nhanh tốc độ để song hành cùng đời sống. Người làm chính sách cũng phải bước ra khỏi vùng an toàn, mạnh dạn chấp nhận cho phép thử nghiệm để dần xây dựng một hành lang pháp lý phù hợp.
Dự báo, tới năm 2025, hơn 30% doanh thu của ngân hàng sẽ đến từ các mô hình mới bắt tay cùng fintech, số vụ giao dịch qua ví điện tử có khả năng vượt số vụ giao dịch qua tài khoản ngân hàng, các khoản vay tiêu dùng cũng sẽ được giải ngân chủ yếu qua mạng…
Làn sóng chuyển đổi số đang diễn ra ồ ạt với tốc độ ánh sáng, mà sự chuyển đổi số ở hệ thống ngân hàng Việt Nam mới ở giai đoạn đầu. Nếu không sớm xây dựng hành lang pháp lý thử nghiệm phù hợp, để vừa khu biệt rủi ro, vừa tạo điều kiện thuận lợi cho các mô hình kinh doanh mới phát triển, thì chúng ta sẽ có nguy cơ tụt hậu so với thế giới và không giải quyết được các vấn đề phát sinh trong thực tế. Câu chuyện giữa Grab và Tổng cục Thuế thời gian qua chính là ví dụ điển hình.
Cảnh báo đỏ về P2P Lending biến tướng
Việc các công ty cho vay ngang hàng (P2P Lending) nước ngoài biến tướng đang hoành hành tại Việt Nam đặt ra yêu cầu bức thiết về kiểm soát, quản lý mô hình mới này.
.
Bộ, ngành liên tục cảnh báo đỏ
Theo Dự thảo Báo cáo đánh giá tác động của một số loại hình kinh tế chia sẻ tới nền kinh tế của Bộ Kế hoạch và Đầu tư đang được lấy ý kiến trước khi trình Chính phủ, trong bối cảnh một số quốc gia trong khu vực tăng cường quản lý hoạt động P2P Lending, thì các công ty P2P Lending nước ngoài, đặc biệt là các công ty của Trung Quốc, đang tìm cách chuyển hướng hoạt động sang thị trường Việt Nam.
Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho rằng, do khung khổ pháp lý hiện hành ở Việt Nam chưa có quy định cụ thể đối với hoạt động P2P Lending, nên các công ty đăng ký ngành nghề kinh doanh là dịch vụ cầm đồ, tư vấn tài chính, tư vấn đầu tư, môi giới tài chính... cung cấp các dịch vụ kết nối nhà đầu tư và người đi vay trên nền tảng giao dịch trực tuyến.
Hoạt động của mô hình P2P Lending mang lại ảnh hưởng tích cực, nhưng nếu không được quản lý, giám sát chặt chẽ, thì có thể phát sinh các loại hình biến tướng, gây ảnh hưởng xấu tới xã hội, đặc biệt là có thể gia tăng rủi ro nợ xấu.
"Một số đối tượng có thể lợi dụng sự biến dạng của mô hình kinh doanh chia sẻ P2P Lending kiểu như vậy để thực hiện hành vi tội phạm, bất hợp pháp (như rửa tiền, hoạt động tín dụng đen, cho vay nặng lãi, cho vay cầm đồ biến tướng, hoạt động tài chính theo kiểu kinh doanh đa cấp...), đưa ra quảng cáo sai sự thật, hứa hẹn lợi nhuận cao, lãi suất cạnh tranh để lừa đảo, chiếm dụng vốn của người dân", báo cáo này nhận định.
Mới đây, Bộ Công an cũng đưa ra cảnh báo đối với hoạt động của các công ty P2P Lending "ngoại" hoạt động tại Việt Nam. Theo đó, hiện chưa có quy định pháp luật về hoạt động này, nhưng cả nước đang có khoảng 100 công ty P2P Lending. Các công ty hoạt động biến tướng, không đúng bản chất của loại hình này là kết nối người cho vay với người vay. Một số công ty lách luật thu thêm phí dịch vụ, nâng lãi suất lên tới 700%/năm.
Các công ty P2P Lending đang cấu kết với các cơ sở cầm đồ, kinh doanh tài chính, bán dữ liệu, thông tin cá nhân người vay để quảng cáo, môi giới, tiếp thị theo hình thức cho vay nặng lãi truyền thống. Trong đó, có công ty cho vay ngang hàng sau 3 năm hoạt động có tới 14.000 tổ chức, cá nhân tham gia với vai trò bên cho vay, 1,5 triệu cá nhân tham gia với vai trò người vay. Công ty có hoạt động P2P Lending đăng ký nhiều ngành nghề kinh doanh như dịch vụ cầm đồ, tư vấn tài chính, môi giới tài chính nên khó kiểm soát.
Ngân hàng Nhà nước cũng đã lập Đoàn công tác liên ngành khảo sát, kiểm tra, đánh giá thực trạng hoạt động P2P Lending của một số công ty tại TP.HCM và Hà Nội. Kết quả cho thấy, một số công ty đăng ký ngành nghề kinh doanh là tư vấn tài chính, môi giới tài chính, kinh doanh dịch vụ cầm đồ và tự nhận là công ty P2P Lending cung cấp các dịch vụ kết nối nhà đầu tư và người đi vay, vận hành trên nền tảng giao dịch trực tuyến. Sản phẩm vay vốn trên các nền tảng trực tuyến được các công ty này vận hành khá đa dạng, chủ yếu dưới hình thức vay vốn không có tài sản đảm bảo; thời gian vay ngắn; khách hàng phải trả phí và lãi suất đối với các khoản vay.
Đề xuất sớm cho phép thí điểm P2P Lending
Đánh giá về hoạt động P2P Lending của các doanh nghiệp nước ngoài, đặc biệt là các doanh nghiệp đến từ Trung Quốc, ông Trần Việt Vĩnh, CEO Fiin cho biết, trên thực tế, thị trường đã xuất hiện hàng loạt công ty P2P Lending nước ngoài dưới vỏ bọc là công ty đăng ký trong nước hoạt động kiểu tranh thủ trục lợi với phương thức cho vay online cùng thủ tục quá dễ dãi, sau đó thu lãi, phí khủng, tạo tâm lý và thói quen tiêu cực cho người dân. Khi khách hàng chậm trả nợ và lãi, thì doanh nghiệp P2P Lending ngoại áp dụng các biện pháp đòi nợ kiểu khủng bố người vay và người thân của họ...
ngân hàng Nhà nước đã trình Thủ tướng Chính phủ Đề án cơ chế Sandbox và đang xây dựng, hoàn thiện hồ sơ đề nghị xây dựng Nghị định về thể chế thử nghiệm Fintech trong lĩnh vực ngân hàng. Trong đó, lĩnh vực P2P Lending đã được đưa vào Đề án cơ chế quản lý thử nghiệm.
"Điều này tạo tâm lý tiêu cực cho xã hội, dễ dẫn tới hệ luỵ là các doanh nghiệp khởi nghiệp đổi mới sáng tạo của Việt Nam trong lĩnh vực Fintech có thể bị ảnh hưởng trong việc phát triển dịch vụ hoặc được xét tham gia chương trình pháp lý thí điểm trong tương lai", ông Vĩnh bức xúc cho biết và đề xuất Chính phủ sớm ban hành khung pháp lý cho phép các doanh nghiệp P2P Lending đúng nghĩa, hoạt động nghiêm túc được tham gia thí điểm, tạo thị trường lành mạnh, đúng pháp luật, tăng sức cạnh tranh cho doanh nghiệp Việt.
Theo ông Đào Minh Phú, Tổng giám đốc NextTech Group, việc chưa có hành lang pháp lý đang tạo môi trường thuận lợi cho các mô hình P2P Lending độc hại, biến tướng hoành hành trên thị trường, trở thành những ứng dụng đen online gây nhiều bất ổn cho xã hội. Trong khi đó, các mô hình P2P Lending làm ăn nghiêm chỉnh bị cạnh tranh, ảnh hưởng rất lớn, dẫn đến việc bị thui chột. Vì vậy, cần sớm có hành lang pháp lý, dù là thí điểm hay thử nghiệm, để bảo vệ khách hàng, người dân, doanh nghiệp và cả môi trường đầu tư kinh doanh.
Đồng quan điểm, TS. Cấn Văn Lực, chuyên gia kinh tế cho rằng, P2P Lending là xu hướng tất yếu của nền kinh tế số và sẽ phát triển ngày càng mạnh mẽ ở Việt Nam. Vì vậy, việc đưa ra hành lang pháp lý thử nghiệm sẽ đưa các công ty này vào khuôn khổ, bảo vệ tốt hơn nhà đầu tư và người vay, tăng cơ hội tiếp cận vốn cho người dân, doanh nghiệp.
"Cần sớm có hành lang pháp lý để chi phối, quản lý; quy định rõ P2P Lending có thể giới hạn phạm vi, đối tượng chỉ gồm nhà đầu tư và bên vay là cá nhân, hạn mức khoản vay tối đa. Có cơ chế cấp phép đối với công ty P2P Lending trên cơ sở xác định tiêu chuẩn về vốn tối thiểu, năng lực về công nghệ. Có biện pháp quản lý và bảo vệ quyền lợi nhà đầu tư, trách nhiệm của công ty P2P Lending với nhà đầu tư trong trường hợp xảy ra đổ vỡ...", ông Lực đề xuất.
Doanh nghiệp P2P Lending chờ "đèn xanh" cho Sandbox Fintech cho vay ngang hàng (P2P Lending) có thể được cấp phép hoạt động chính thức sau 1-2 năm tham gia Cơ chế thử nghiệm có kiểm soát (Sandbox). Đề án này vẫn trong quá trình đệ trình Chính phủ. Theo Dự thảo xây dựng Nghị định về cơ chế thử nghiệm có kiểm soát (Sandbox) của Ngân hàng Nhà nước (NHNN), các...











Tin đang nóng
Tin mới nhất

Bắt khẩn cấp Giám đốc và Phó Giám đốc Trung tâm đăng kiểm xe cơ giới 29-07D

Sau khi thay Chủ tịch HĐQT, NCB tiếp tục bổ nhiệm mới một loạt nhân sự cấp cao

Tăng trưởng tín dụng tới 21/12 đạt 10,14%

Giá cà phê hôm nay 24/12: Arabica quay đầu tăng, Robusta lừng khừng khi nhà đầu cơ nghỉ lễ Giáng sinh

Giá tiêu hôm nay 24/12: Chưa nhìn thấy đáy đợt suy giảm, giá tiêu Ấn Độ đảo chiều tăng

Chứng khoán 2020: Phiên giao dịch chưa từng có, vượt ngưỡng 1 tỷ USD

Giá Bitcoin hôm nay 24/12: Bitcoin rực cháy giữa biển lửa thị trường

Tỷ giá USD hôm nay 24/12: Tiếp tục suy giảm

Cổ phiếu HDC tăng nóng, Vietinbank Securities muốn thoái toàn bộ vốn

Giá vàng hôm nay 24/12: Vàng đang trend tăng trong bối cảnh USD suy yếu

VietinBank sẽ trả cổ tức 5% trong năm 2020 thay vì kế hoạch sang 2021

Chứng khoán ngày 24/12: Những cổ phiếu nào được khuyến nghị?
Có thể bạn quan tâm

Sáng săn mây Hà Giang, tối cắm trại Tuyên Quang sau sáp nhập tỉnh
Du lịch
12:02:46 23/04/2025
Báo Anh: Ông Putin nới lỏng điều kiện chấm dứt xung đột Ukraine
Thế giới
11:44:10 23/04/2025
Nữ "luật sư rởm" lừa đảo chiếm đoạt gần 7 tỷ đồng
Pháp luật
11:32:44 23/04/2025
Loại hoa tận trên rừng mới có, nấu lên còn ngọt hơn nước ninh xương, nhiều tiền chưa chắc đã mua được, đem đồ xôi cực ngon
Ẩm thực
11:08:43 23/04/2025
Thị trường mai mối Trung Quốc hỗn loạn vì nạn lừa đảo
Netizen
11:08:40 23/04/2025
Chuyến bay bị hoãn lâu nhất thế giới vì lý do không tưởng
Lạ vui
11:00:03 23/04/2025
Nhiều mẫu xe ô tô Trung Quốc giảm giá 'khủng' hàng trăm triệu đồng
Ôtô
10:51:48 23/04/2025
'Tiểu SH' ra mắt tại Nhật Bản, giá từ 46 triệu đồng
Xe máy
10:49:13 23/04/2025
Lý Hải xây nguyên một căn nhà để quay "Lật mặt 8" chân thực nhất
Hậu trường phim
10:38:01 23/04/2025
"Cha tôi, người ở lại" tập 30: Việt tức giận khi bị hạ nhục
Phim việt
10:31:49 23/04/2025