Ngân hàng NCB xin ý kiến cổ đông điều chỉnh phương án tăng vốn
Ngân hàng TMCP Quốc Dân (NCB) mới đây xin ý kiến cổ đông bằng văn bản về việc thông qua nội dung điều chỉnh phương án tăng vốn điều lệ.
Khép lại ngày giao dịch 19/2, mã NVB của Ngân hàng TMCP Quốc Dân (NCB) đi ngang tại mức 13.700 đồng/cổ phiếu. Tuy vậy, trong tuần từ 14 – 19/2, mã NVB giảm 0,72% khiến mỗi cổ phiếu mất 100 đồng.
Cổ phiếu NCB của Ngân hàng Quốc Dân hiện có mệnh giá rất thấp so với các nhà băng khác. (Ảnh: NCB)
Dù có lịch sử 26 năm (thành lập từ 1995) và lên sàn từ 2010 song thị giá cổ phiếu NCB nằm ở nhóm cuối bảng trong danh sách cổ phiếu ngân hàng hiện nay.
Trong bối cảnh đó, NCB mới đây xin ý kiến cổ đông bằng văn bản về việc thông qua nội dung điều chỉnh phương án tăng vốn điều lệ. Theo đó, NCB tính chào bán 150 triệu cổ phiếu cho cổ đông, tương đương 36,87% vốn điều lệ với giá 10.000 đồng mỗi cổ phiếu. Tổng giá trị chào bán tương đương 1.500 tỷ đồng theo mệnh giá.
Như vậy, với số vốn điều lệ tính đến 31/12/2020 là gần 4.102 tỷ đồng, sau khi chào bán số cổ phiếu trên, vốn điều lệ của NCB sẽ lên gần 5.602 tỷ đồng.
Video đang HOT
Theo NCB, với số vốn tăng thêm, ngân hàng sẽ chi dùng để xây dựng hình ảnh thương hiệu, phát triển hạng mục digital banking và bổ sung nguồn vốn kinh doanh.
Ngoài ra, ngân hàng này cũng dự kiến phát hành 3.000 trái phiếu chuyển đổi riêng lẻ năm 2021 với mệnh giá 1 tỷ đồng/trái phiếu. Với giá phát hành bằng mệnh giá, tổng giá trị trái phiếu dự kiến phát hành tương đương 3.000 tỷ đồng.
Báo cáo tài chính cho thấy, quý IV/2020, NCB lỗ trước thuế 24,8 tỷ đồng. Nguyên nhân chủ yếu do trích lập hơn 500 tỷ đồng cho các khoản xử lý theo đề án tái cấu trúc, dù hầu hết mảng hoạt động kinh doanh đều ghi nhận sự khởi sắc.
Lũy kế cả năm, NCB lãi trước thuế 3,7 tỷ đồng, giảm 93,3%.
Tính đến 31/12/2020, tổng tài sản ngân hàng đạt gần 89.691 tỷ đồng, tăng 11,5% so với cuối năm trước. Trong đó, dư nợ cho vay khách hàng tăng 6,3% với 40.313 tỷ đồng. Số dư tiền gửi khách hàng tăng 22%, đạt hơn 72.085 tỷ đồng.
Tổng nợ xấu nội bảng của NCB tính đến cuối năm 2020 giảm 16,6% xuống 609 tỷ đồng, kéo tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ cho vay từ 1,93% xuống 1,51%.
NVB có tiền thân là Ngân hàng TMCP Nông thôn Sông Kiên với vốn điều lệ ban đầu 1,1 tỷ đồng. Hiện NVB kinh doanh các ngành nghề hoạt động cấp tín dụng, huy động vốn, dịch vụ thanh toán và ngân quỹ.
Ngân hàng đang chuyển đổi mô hình hoạt động, kinh doanh và sản phẩm dịch vụ theo hướng số hóa đích thực. Ngày 13/9/2010, NVB chính thức giao dịch trên Sở Giao dịch chứng khoán Hà Nội (HNX).
VinMart, VinMart+ huy động 1.500 tỷ đồng trái phiếu
Công ty VinCommerce, chủ sở hữu và vận hành chuỗi siêu thị VinMart, VinMart , vừa huy động xong 1.500 tỷ đồng từ trái phiếu với kỳ hạn 5 năm.
Công ty CP Dịch vụ Thương mại Tổng hợp VinCommerce mới đây đã có thông báo về việc phát hành xong 1.500 tỷ đồng trái phiếu với kỳ hạn 5 năm cho nhà đầu tư. Đây là loại trái phiếu có đảm bảo, được trải lãi định kỳ 3 tháng/lần. Ngày hoàn thành đợt chào bán là 25/1.
Đây không phải lần đầu doanh nghiệp này huy động lô trái phiếu với giá trị lớn như trên. Theo báo cáo của Sở giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX), tính trong nửa đầu năm 2020, VinCommerce cũng đã huy động hơn 2.700 tỷ đồng trái phiếu với kỳ hạn 5 năm, lãi suất 9,9%/năm cho 4 kỳ tính lãi đầu tiên, lãi suất kỳ thứ 5-8 áp dụng mức 10,9%/năm và các kỳ sau bằng lãi suất tham chiếu cộng 3,9%/năm.
Theo báo cáo kết quả kinh doanh sơ bộ gửi tới HNX, tính đến cuối tháng 6/2020, doanh nghiệp này có vốn chủ sở hữu 4.122 tỷ, hệ số nợ/vốn chủ sở hữu là 3,18 lần, tương đương mức nợ phải trả vào khoảng hơn 13.000 tỷ đồng. Cũng giai đoạn này, chủ sở hữu chuỗi VinMart và VinMart lỗ sau thuế 1.787 tỷ đồng.
Tuy nhiên, theo báo cáo kết quả kinh doanh năm 2020 của Tập đoàn Masan công bố mới đây, VinCommerce đã ghi nhận lần đầu có lãi EBITDA (lợi nhuận trước thuế, khấu hao và lãi vay) dương trong quý IV/2020.
Chuỗi siêu thị VinMart và cửa hàng VinMart hiện vận hành dưới sự quản lý của Tập đoàn Masan. Ảnh: Việt Đức.
Cụ thể, tính riêng 3 tháng cuối năm 2020, chuỗi siêu thị VinMart và cửa hàng VinMart ghi nhận 7.300 tỷ đồng doanh thu, nhờ việc cắt giảm được lượng lớn chi phí do đóng các cửa hàng hoạt động không hiệu quả, VinCommerce ghi nhận lợi nhuận EBITDA đạt 16 tỷ đồng, tương đương biên EBITDA 0,2%. Đây là quý đầu tiên kể từ khi đi vào vận hành nhà bán lẻ này ghi nhận con số EBITDA dương.
Cũng theo báo cáo, biên EBITDA của VinCommerce năm 2020 đã được cải thiện từ mức âm 4,8% quý I và âm 8,4% quý II do chịu ảnh hưởng bởi dịch Covid-19. Đến quý III, chỉ số này tăng lên mức âm 3% và đạt mức dương 0,2% trong quý cuối năm. Tuy vậy, tính chung cả năm 2020, chuỗi bán lẻ này vẫn ghi nhận mức EBITDA âm 1.234 tỷ, tương đương tỷ suất âm 4%.
Trong năm, VinCommerce đã đóng cửa 744 cửa hàng VinMart và 12 siêu thị VinMart hoạt động không hiệu quả, đồng thời mở mới 84 cửa hàng VinMart và 2 siêu thị VinMart.
Liên quan tới hoạt động huy động trái phiếu tại Masan và các công ty thành viên, theo báo cáo tài chính hợp nhất quý IV/2020 của Masan, năm 2020 vừa qua tập đoàn này cùng các công ty thành viên đã tăng vay nợ thêm hơn 21.200 tỷ đồng qua kênh trái phiếu.
Trong đó bao gồm gần 16.200 tỷ trái phiếu không có đảm bảo và trên 5.000 tỷ đồng trái phiếu có đảm bảo. Masan cũng thuộc nhóm doanh nghiệp có số dư phát hành trái phiếu lớn nhất thị trường năm qua.
Ngoài Masan, nhóm doanh nghiệp sử dụng nhiều công cụ trái phiếu nhất năm qua còn có Vingroup và các công ty thành viên, Sovico Holdings, Novaland, TNR Holdings và một số ngân hàng lớn...
Việc tăng huy động trái phiếu kể trên cùng gia tăng dư nợ vay ngắn hạn tại các ngân hàng khiến tổng vay và nợ thuê tài chính đến cuối năm 2020 của Masan đã lên tới hơn 62.000 tỷ, tăng gấp đôi so với đầu năm và chiếm hơn một nửa nguồn vốn của doanh nghiệp.
Cổ phiếu HHP "chuyển nhà" sang sàn HOSE Sở Giao dịch chứng khoán Hà Nội (HNX) vừa có thông báo về việc chấp thuận hủy niêm yết tự nguyện đối với 18 triệu cổ phiếu mã HHP của Công ty cổ phần Giấy Hoàng Hà Hải Phòng. Sở GDCK Hà Nội (HNX) vừa ra thông báo hủy niêm yết đối với cổ phiếu VIX của CTCP Chứng khoán VIX vào ngày...