Ngân hàng nào kinh doanh hiệu quả nhất Việt Nam?
Tín dụng bán lẻ là “chìa khóa” của nhóm dẫn đầu, tuy nhiên không phải ngân hàng nào cũng giống nhau. VPBank tập trung vào phân khúc cho vay tiêu dùng có lãi suất cao vượt trội. Techcombank và Vietcombank tập trung phân khúc cho vay cá nhân nhưng hầu như không cho vay tín chấp. Còn MB thì tận dụng hầu hết các phân khúc, nổi bật nhất gần đây là cho vay tiêu dùng với sự tham gia của công ty tài chính Mcredit.
Tín dụng bán lẻ là “chìa khóa” cải thiện hiệu quả kinh doanh của nhiều ngân hàng
Có thể hình dung câu trả lời cho câu hỏi “ngân hàng nào kinh doanh hiệu quả nhất Việt Nam” khi xét trên một vài khía cạnh chính. Đầu tiên phải kể đến hiệu quả kinh doanh của mảng tín dụng – mảng kinh doanh cốt lõi của mọi ngân hàng, được “phác họa” thông qua tỷ lệ thu nhập lãi thuần trên thu nhập lãi – phản ánh biên lợi nhuận gộp của mảng này.
Thống kê 14 ngân hàng niêm yết có tổng tài sản trên 100.000 tỷ (gồm: Vietcombank, VietinBank, BIDV, Techcombank, VPBank, MB, Sacombank, ACB, HDBank, SHB, Eximbank, VIB, LienVietPostBank và TPBank) cho thấy, VPBank là ngân hàng dẫn đầu về khía cạnh này. Kế đến là MB, Techcombank và Vietcombank.
Tín dụng bán lẻ là “chìa khóa” của nhóm dẫn đầu, tuy nhiên không phải ngân hàng nào cũng giống nhau. VPBank tập trung vào phân khúc cho vay tiêu dùng – phân khúc có lãi suất cao nhất mảng tín dụng. Trong khi đó, Techcombank và Vietcombank tập trung vào phân khúc cho vay cá nhân nhưng hầu như không tham gia cho vay tín chấp. Còn với MB, ngân hàng này tận dụng hầu hết các phân khúc, nổi bật nhất gần đây là phân khúc cho vay tiêu dùng với sự tham gia của công ty tài chính Mcredit.
Nguồn: Báo cáo tài chính quý IV/2018 của các ngân hàng
Gây nhiều bất ngờ là hai cái tên: VIB và TPBank. Hai ngân hàng có tổng tài sản nhỏ nhất trong nhóm 14 ngân hàng này xếp lần lượt ở vị trí thứ 4 và thứ 5 với tỷ lệ thu nhập lãi thuần/thu nhập lãi lần lượt là 48% và 47%. Sở dĩ biên lợi nhuận gộp mảng tín dụng của VIB và TPBank cao là bởi đây là hai ngân hàng có tỷ trọng cho vay trung và dài hạn cao nhất trong nhóm 14 ngân hàng. Kỳ hạn càng dài, lãi suất càng cao nhưng đi kèm là rủi ro càng lớn.
Theo sau đó là HDBank, ACB với tỷ lệ thu nhập lãi thuần/thu nhập lãi đều trên 40%. Trong số hai ngân hàng quốc doanh lớn còn lại, BIDV tỏ ra hiệu quả hơn khá nhiều VietinBank trong mảng tín dụng với tỷ lệ 39% so với 30%. Thấp nhất trong nhóm 14 ngân hàng là SHB với chỉ vỏn vẹn 24%, còn kém cả Sacombank – ngân hàng đang chật vật xử lý nợ xấu.
Biên lợi nhuận gộp mảng tín dụng mặc dù quan trọng nhưng chỉ phản ánh phần nào hiệu quả kinh doanh của mảng đó. Xét trên bình diện chung, tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE) và tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản (ROA) là hai chỉ tiêu phổ biến nhất “phác họa” hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp nói chung và ngân hàng nói riêng.
Riêng với mảng ngân hàng, có hai loại lợi nhuận – đều quan trọng – là lợi nhuận thuần (lợi nhuận trước trích lập dự phòng rủi ro tín dụng) và lợi nhuận trước thuế (lợi nhuận sau trích lập dự phòng rủi ro tín dụng).
Xét trên khía cạnh tỷ suất lợi nhuận thuần, ROE và ROA của VPBank vẫn tỏ ra vượt trội trong số các ngân hàng với lần lượt 59% và 6,33%. Như đã đề cập, tài chính tiêu dùng là phân khúc cốt lõi của VPBank – vốn có lãi suất cao vượt trội – nên tỷ lệ suất lợi nhuận trước trích lập dự phòng sẽ rất cao. Đây thực chất là đánh đổi, thay vì biên lợi nhuận trung bình đi kèm với rủi ro trung bình, kéo theo là tỷ lệ trích lập dự phòng ở mức trung bình thì VPBank chọn biên lợi nhuận cao, rủi ro cao, kéo theo tỷ lệ trích lập dự phòng cũng cao.
Video đang HOT
Nguồn: Báo cáo tài chính quý IV/2018 của các ngân hàng
52% là mức ROE đứng thứ 2, thuộc về BIDV, nhưng ROA chỉ ở mức trung bình (2,16%). Trong khi đó, Techcombank xếp thứ 2 nếu xét về ROA với mức 3,9%, nhưng ROE cũng chỉ ở mức trung bình (24%).
Đáng kể nhất sau VPBank có lẽ là hai trường hợp MB, Vietcombank và VIB. ROE và ROA của ba ngân hàng này đều ở mức khá cao, lần lượt 32%, 40%, 32% và 2,98%, 2,39%, 2,42%, đều trong top 5 xét về cả ROE lẫn ROA.
Hai vị trí “bét bảng” thuộc về Eximbank và Sacombank.
Xét trên khía cạnh tỷ suất lợi nhuận trước thuế, vị trí đầu bảng không còn thuộc về VPBank. Ngân hàng có ROA cao nhất là ACB với mức 30%, nhỉnh hơn một chút so với “á quân” Vietcombank (29%). VPBank và VIB xếp ở vị trí thứ 3 và thứ 4 với 26,5% và 25,7%.
Trong khi đó, ngân hàng có ROE cao nhất thuộc về Techcombank với 3,32%. Sau đó là VPBank, MB với 2,84% và 2,14%.
Vị trí “bét bảng” tiếp tục thuộc về Eximbank và Sacombank.
Nguồn: Báo cáo tài chính quý IV/2018 của các ngân hàng
Nhìn chung, VPBank là cái tên được nhắc đến nhiều nhất: “quán quân” khi xét về biên lợi nhuận gộp mảng tín dụng và tỷ suất lợi nhuận thuần, “á quân” ROE và xếp thứ 3 về ROA khi xét đến lợi nhuận trước thuế. Theo sau đó là những nhà băng như Techcombank, Vietcombank, MB và VIB.
Minh Tâm
Theo vietnamfinance.vn
Cạnh tranh cho vay tiêu dùng ngày càng khốc liệt
Sự góp mặt của nhiều cái tên mới như EVN Finance, Lotte Finance, Viet Credit,... đã làm gia tăng mức độ cạnh tranh khốc liệt của thị trường TCTD vốn được nhận định là còn non trẻ và nhiều tiềm năng của Việt Nam.
Nhiều gương mặt mới nổi lên
Thị trường tài chính tiêu dùng ngày càng cạnh tranh khốc liệt với sự gia nhập của nhiều gương mặt mới ngoài những cái tên quen thuộc hay bắt gặp như FE Credit, HD Saison, Home Credit...
Mới đây nhất vào đầu tháng 8, cái tên SHB Finance được công bố rộng rãi khi Công ty SHB Finance chính thức triển khai dịch vụ bán hàng toàn diện, ra mắt gói sản phẩm cho vay tiền mặt tín chấp phục vụ nhu cầu tiêu dùng.
Trong tháng 6, cổ đông lớn duy nhất là Tổng Công ty Công nghiệp Xi măng Việt Nam (VICEM) quyết định đổi tên Công ty Tài chính cổ phần Xi Măng (CFC) thành Công ty Tài chính cổ phần Tín Việt (VietCredit). Vốn điều lệ của công ty giữ nguyên 604,9 tỷ đồng.
Trước đó, chỉ trong hai tháng đầu năm nay, thị trường có thêm sự nhập cuộc của 4 công ty tài chính tiêu dùng gồm EVN Finance, Công ty Tài chính Lotte, Công ty Tài chính bưu điện và Công ty Tài chính Prudential. Trong đó có ba thương vụ mua bán, sáp nhập (M&A).
Cụ thể, SeABank rót 710 tỷ đồng mua lại Công ty Tài chính bưu điện (PTF); Lotte Card chi hơn 1.700 tỷ đồng mua lại 100% vốn Công ty Tài chính Techcombank nay chuyển thành Công ty Tài chính Lotte; Shinhan Card rót hơn 3.420 tỷ đồng (khoảng 151 triệu USD) mua lại Công ty Tài chính Prudential Việt Nam (PVFC).
Cuối 2017, MBBank ra mắt Công ty Tài chính TNHH MB Shinsei (thương hiệu MCredit), đồng thời chuyển nhượng 49% vốn cổ phần của Mcredit cho Công ty tài chính TNHH MB Shinsei, công ty con của ngân hàng Nhật Bản Shinsei Bank.
Cho vay tiêu dùng Việt Nam còn non trẻ
Theo nhận định của Financial Times, lĩnh vực cho vay tiêu dùng của Việt Nam vẫn còn tương đối trẻ trong khi hình thức cho vay này đã trở nên phổ biến tại nhiều nước Châu Á. Quý II, gần một nửa số người thành thị ở Việt Nam nói rằng họ không có bất kỳ khoản nợ nào, cao hơn nhiều so với các nước Đông Nam Á khác.
Kết quả khảo sát về nhu cầu vay nợ người dân của 5 nước trong khu vực ASEAN
Thống kê chính thức cho thấy rằng các khoản vay tiêu dùng tín chấp chỉ ở mức 23 tỷ USD trong năm 2017, tương đương với khoảng 10% GDP của Việt Nam. Trong khi con số này tại Thái Lan bằng khoảng 80% GDP.
Nhiều chuyên gia tài chính nhận định Việt Nam là nước có nhiều tiềm năng phát triển lĩnh vực này với dân số trẻ và nền kinh tế đang phát triển nhanh chóng. Quy mô dân số nước ta đạt trên 92 triệu dân với 70% dân số đang trong độ tuổi 15 - 64; tốc độ tăng trưởng kinh tế trên 6%.
Theo Nielsen, chỉ số niềm tin tiêu dùng của Việt Nam ghi nhận mức tăng cao nhất trong khu vực ASEAN. Chỉ số này đạt 124 điểm trong quý I/2018 từ 115 điểm. Người dân Việt Nam, sau khi tiết kiệm, ngày càng sẵn sàng chi trả cho các dịch vụ cao cấp như chăm sóc sức khỏe, du lịch, giáo dục,...
Đánh giá của CTCP Chứng khoán Rồng Việt (VDSC), tài chính tiêu dùng dự kiến sẽ tăng trưởng với tốc độ hai con số trong ba năm tới khi các hộ gia đình sẵn sàng tăng chi tiêu. Tỷ lệ tiết kiệm quốc gia/GDP của Việt Nam chỉ đạt 24%, thấp nhất so với một số nước trong khu vực.
Thống kê của NHNN cho thấy, 5 năm qua, tín dụng tiêu dùng đã tăng gần 5 lần. Cụ thể, cuối năm 2012, tổng dư nợ cho vay tiêu dùng khoảng 230.000 tỷ đồng, chiếm 8% tổng dư nợ tín dụng của nền kinh tế thì đến cuối năm 2017, dư nợ tín dụng tiêu dùng đạt khoảng 1,1 triệu tỷ đồng (gấp 4,8 lần năm 2012), chiếm khoảng 18% tổng dư nợ của nền kinh tế.
Tính đến 31/5, tổng tài sản của công ty tài chính, cho thuê đạt 143.726 tỷ đồng, tăng 1,29% so với cuối năm trước; vốn điều lệ tăng 2,68% và vốn tự có tăng hơn 17%.
Nguồn: Thống kê từ NHNN
Cạnh tranh khốc liệt
Mặc dù được đánh giá còn non trẻ và có nhiều dư địa để phát triển nhưng việc gia nhập và cạnh tranh trong ngành cũng diễn ra không ngừng. Càng nhiều công ty tài chính tiêu dùng gia nhập thị trường, mức độ cạnh tranh càng trở nên căng thẳng hơn.
Nhiều công ty mới nhưng không phải công ty nào cũng nhanh chóng gặt hái được thành công trong thị trường béo bở mà cũng đầy cạm bẫy này. Bằng chứng là cả nước có tới hơn 16 công ty tài chính, nhưng hơn 80% thị phần nằm trọn trong tay 4 công ty lớn: FE Credit, Home Credit, HD Saison, Prudential Finance.
Trong khi đó, những "ông lớn" như FE Credit và Home Credit lại tiếp tục tăng vốn. Mới đây, FE Credit tăng vốn điều lệ từ 2.790 tỷ lên 4.474 tỷ đồng. Đầu năm 2018, công ty này còn ký kết hợp đồng vay trị giá 50 triệu USD với đối tác Lion Asia I để mở rộng hoạt động kinh doanh. Trước đó, HD Saison cũng nâng mức vốn điều lệ từ 800 tỷ đồng lên 1.100 tỷ đồng.
Tại tọa đàm "Tài chính tiêu dùng - an toàn cho các nhà đầu tư và người tiêu dùng" hồi tháng 5, FE Credit, công ty tài chính thuộc VPBank đã chiếm 55% thị phần cho vay tiêu dùng. Công ty được xem là "con gà đẻ trứng vàng" cho VPBank, khi đóng góp khoảng một nửa lợi nhuận của ngân hàng trong năm 2017.
Tuy nhiên, nửa đầu năm nay, tăng trưởng lợi nhuận của FE Credit có dấu hiệu chững lại, đạt 1.575 tỷ đồng, tăng 16%, thấp hơn nhiều so với kỳ vọng. Theo FE Credit, việc thiếu hụt nhân sự là một trong những yếu tố ảnh hưởng đến lợi nhuận của công ty. Nhiều công ty tài chính tiêu dùng mới thành lập đã lôi kéo đi nhiều nhân viên cũ. Số lượng hợp đồng cho vay bình quân mỗi nhân viên đã giảm mạnh vào tháng 3.
Các chuyên gia tài chính cho rằng, việc có nhiều công ty gia nhập vào thị trường sẽ làm cho cơ cấu thị trường trở nên đa dạng, cạnh tranh sẽ làm "giá cả" của các khoản vay trở nên hợp lý hơn. Người tiêu dùng có nhiều lựa chọn trong việc sử dụng dịch vụ này.
Thị trường cho vay tiêu dùng phát triển còn có thể hỗ trợ việc hạn chế "tín dụng đen" phát triển. Phó Thống đốc Nguyễn Thị Hồng cho rằng, việc mở rộng cung ứng vốn của các ngân hàng và công ty tài chính này cũng sẽ giúp người dân tiếp cận những nguồn tín dụng chính thức. NHNN cũng đã ban hành các văn bản cụ thể về hoạt động, chấn chỉnh cho vay tiêu dùng, góp phần hạn chế tình trạng tín dụng đen.
Theo Kinh tế & Tiêu dùng
FE CREDIT tăng vốn khủng, tương đương một ngân hàng cỡ trung Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Việt Nam mới đây đã ban hành Quyết định số 1864/QĐ-NHNN chấp thuận việc tăng vốn điều lệ của Công ty Tài chính TNHH MTV Ngân hàng Việt Nam Thịnh Vượng (FE CREDIT) từ 4.474 tỷ đồng lên 7.328 tỷ đồng. FE CREDIT là công ty con do VPBank sở hữu 100% vốn điều lệ. Với mức vốn...