Ngân hàng nào đang cho vay nhiều nhất?
Khi nhiều ngân hàng tư nhân duy trì tốc độ tăng trưởng tín dụng cao hơn trung bình ngành giai đoạn 2016-2020, 3/4 nhà băng có vốn Nhà nước đang chững lại.
Theo báo cáo cập nhật ngành ngân hàng của Trung tâm Phân tích thuộc Công ty Chứng khoán Rồng Việt (VDSC), thị phần tín dụng của nhóm ngân hàng tư nhân trong 5 năm qua đang tăng nhanh trong khi miếng bánh của các ngân hàng quốc doanh lại bị thu thẹp.
Theo thống kê của VDSC, tốc tộ tăng trưởng tín dụng bình quân giai đoạn 2016-2020 của toàn ngành ngân hàng là 14,6%/năm. Trong nhóm ngân hàng có vốn Nhà nước, chỉ Vietcombank có tốc độ tăng trưởng cao hơn mức này, đạt 16,2%.
Chuyên gia phân tích của VDSC nhận định Vietcombank duy trì tốt đà tăng trưởng tín dụng nhờ tỷ lệ an toàn vốn (CAR) ổn định và tỷ suất sinh lời trên vốn điều lệ (ROE) cao hơn 20%.
Áp lực tăng vốn với ngân hàng quốc doanh
Với ROE cao, chi phí huy động thấp và dư địa để pha loãng tỷ lệ sở hữu vốn Nhà nước, VDSC nhận định Vietcombank còn nhiều lựa chọn để cải thiện hệ số CAR, duy trì mức chênh lệch dương với tăng trưởng tín dụng của toàn ngành.
Ngược lại, Vietinbank bị hạn chế bởi nền tảng vốn mỏng, tỷ lệ đòn bẩy cao, hiệu quả thấp và không đủ dư địa để pha loãng tỷ lệ sở hữu vốn Nhà nước. Nhà băng này có mức tăng trưởng tín dụng bình quân 5 năm qua ở mức 11,7%, thấp hơn trung bình ngành và mất thị phần tín dụng qua từng năm.
BIDV và Agribank cũng sụt giảm thị phần tín dụng trong 2 năm gần nhất. Đây là hai ngân hàng đang đứng đầu về thị phần tín dụng đến cuối năm 2020 với 13,2%.
Video đang HOT
Nhóm phân tích nhìn nhận việc tăng vốn, nâng cao hiệu quả kinh doanh là những ưu tiên cần thiết với nhóm ngân hàng có vốn Nhà nước. Dù vậy, thị phần tín dụng của các ngân hàng này trong ngắn hạn có khả năng duy trì xu hướng giảm do thị trường trái phiếu doanh nghiệp tăng trưởng cao.
Theo VDSC, các ngân hàng quốc doanh chủ yếu dựa vào cho vay khách hàng để tăng trưởng dư nợ tín dụng khi giảm đáng kể dư nợ trái phiếu doanh nghiệp.
Tăng trưởng nhờ trái phiếu doanh nghiệp
Trong nhóm ngân hàng tư nhân nắm giữ trên 2% thị phần tín dụng gồm Sacombank, MBBank, Techcombank, VPBank, SHB, ACB, triển vọng tăng trưởng có sự khác biệt theo VDSC. Khẩu vị rủi ro và độ dày vốn được phản ánh thông qua mức tăng trưởng tín dụng bình quân 5 năm 2016-2020 của từng ngân hàng.
Trong đó, Sacombank có mức tăng thấp nhất 14,5% vì quá trình xử lý tài sản, nợ xấu tồn đọng. SHB tăng trưởng tín dụng bình quân 18,8% mỗi năm. Do khác biệt về khẩu vị rủi ro nên ACB chỉ tăng trưởng tín dụng trên mức trung bình ngành là 17,4% dù có hệ số CAR và thanh khoản tốt.
Trong khi đó, Techcombank, MBBank và VPBank là những nhà băng có tốc độ tăng trưởng tín dụng kép hàng năm trên 20% với hệ số an toàn vốn thuộc nhóm đầu.
Riêng trong năm 2020, các ngân hàng có sự chuyển dịch mạnh mẽ sang trái phiếu doanh nghiệp để thúc đẩy tăng trưởng tín dụng khi nhu cầu vay vốn bị ảnh hưởng vid dịch Covid-19.
Thay đổi thị phần tín dụng giai đoạn 2016-2020 của các ngân hàng. Ảnh: VDSC.
Sáu ngân hàng trong nhóm này tăng số dư trái phiếu doanh nghiệp thêm 88 nghìn tỷ đồng trong năm 2020, chiếm tỷ trọng khá lớn trong tăng trưởng tín dụng. Tỷ lệ đóng góp của trái phiếu doanh nghiệp vào tăng trưởng tín dụng năm 2020 trong nhóm dao động từ 20% (MBBank) đến 38% (Sacombank)
Chuyên gia của VDSC nhận định nền kinh tế Việt Nam phụ thuộc nhiều vào tín dụng. Do đó, để duy trì tốc độ tăng trưởng GDP 6-8% trong những năm tới, ước tính tăng trưởng tín dụng của ngành ngân hàng sẽ ở mức hai chữ số. Công ty dự báo tăng trưởng tín dụng năm 2021 đạt 11,4%-14,7%, trung bình là 13,1%.
Các ngân hàng tư nhân lớn gồm Techcombank, MBBank, VPBank, ACB dự kiến sẽ duy trì xu hướng tăng trưởng tín dụng đạt trên mức trung bình ngành. VDSC dự đoán ACB sẽ duy trì hoạt động cho vay cốt lõi vốn là điểm mạnh của mình, trong khi trái phiếu doanh nghiệp vẫn sẽ đóng góp lớn vào tăng trưởng tín dụng của Techcombank.
Kỳ vọng tăng trưởng tín dụng năm 2021
Theo khảo sát do Vụ Dự báo thống kê (Ngân hàng Nhà nước Việt Nam - NHNN) công bố mới đây, hầu hết các tổ chức tín dụng (TCTD) đều kỳ vọng tăng trưởng tín dụng sẽ khả quan trở lại trong năm 2021 nhờ nhiều yếu tố: tăng trưởng kinh tế hồi phục, doanh nghiệp quay trở lại nhịp kinh doanh,...
Khách hàng giao dịch tại chi nhánh LienVietPostBank.
Những tín hiệu lạc quan
Trong báo cáo Triển vọng ngành Ngân hàng năm 2021 mới đây của Trung tâm phân tích Chứng khoán SSI (SSI Research), các chuyên gia phân tích kỳ vọng tăng trưởng tín dụng của toàn hệ thống năm 2021 trong khoảng từ 13% - 14%. Cơ sở nhận định nêu trên của SSI Research là sự phục hồi bắt đầu từ việc điều chế vắc-xin Covid-19 thành công; sự chuyển dịch từ trái phiếu doanh nghiệp sang nợ vay ngân hàng và việc tái khởi động tài chính tiêu dùng. Khảo sát từ Vụ Dự báo thống kê (NHNN) cũng cho thấy, hầu hết các TCTD đều kỳ vọng tăng trưởng tín dụng sẽ khả quan trở lại trong năm 2021 nhờ nhiều yếu tố: tăng trưởng kinh tế hồi phục, doanh nghiệp quay trở lại nhịp kinh doanh,...
Các TCTD tham gia khảo sát cho biết, sẽ tiếp tục tập trung cho vay vào những lĩnh vực được đánh giá có tiềm năng phục hồi tăng trưởng mạnh như bán buôn, bán lẻ, xuất, nhập khẩu, phục vụ nhu cầu đời sống và xây dựng. ồng thời, các TCTD cũng dự kiến tiếp tục cắt giảm lãi suất và các chi phí khác trong sáu tháng đầu năm để hỗ trợ tăng khả năng tiếp cận tín dụng của khách hàng.
Tại Chỉ thị số 01-CT/NHNN ngày 7-1-2021 do Thống đốc NHNN ban hành cũng đã nêu rõ các mục tiêu và nhiệm vụ tổng quát của ngành ngân hàng trong năm 2021, là điều hành chính sách tiền tệ (CSTT) chủ động, linh hoạt, phối hợp chặt chẽ với chính sách tài khóa và các chính sách kinh tế vĩ mô khác nhằm kiểm soát lạm phát theo mục tiêu năm 2021 bình quân khoảng 4%, hỗ trợ ổn định kinh tế vĩ mô, góp phần phục hồi tăng trưởng kinh tế, duy trì ổn định thị trường tiền tệ và ngoại hối. Năm 2021, định hướng tổng phương tiện thanh toán tăng khoảng 12%; mức tăng trưởng tín dụng khoảng 12% và sẽ được điều chỉnh phù hợp với diễn biến, tình hình thực tế. Tăng trưởng tín dụng hợp lý gắn với nâng cao chất lượng tín dụng, tập trung vào các lĩnh vực sản xuất, lĩnh vực ưu tiên. Kiểm soát chặt tín dụng trong lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro.
Theo Phó Thống đốc Thường trực NHNN ào Minh Tú, trên tinh thần bám sát các chỉ đạo của Quốc hội, Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ, căn cứ diễn biến kinh tế vĩ mô và tình hình thực tế, NHNN sẽ tiếp tục điều hành tín dụng theo hướng mở rộng tín dụng, tập trung vốn cho vay đối với các lĩnh vực ưu tiên, lĩnh vực sản xuất, kinh doanh. "ặc biệt là các dự án trọng điểm, hiệu quả, có sức lan tỏa và NHNN định hướng cơ cấu tín dụng phù hợp với chuyển dịch nền kinh tế, góp phần thúc đẩy tăng trưởng và phát triển kinh tế bền vững. ồng thời, kiểm soát chặt chẽ tín dụng đối với các lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro, bảo đảm an toàn hoạt động ngân hàng" - Phó Thống đốc ào Minh Tú nhấn mạnh.
Thận trọng để nâng cao chất lượng
Như vậy có thể thấy, tín dụng toàn hệ thống được kỳ vọng sẽ tăng nhanh hơn khi nền kinh tế phục hồi. Tuy nhiên, cũng có một thực tế là nhiều doanh nghiệp hiện đang gặp khó khăn do tác động của dịch Covid-19, cho nên không còn khả năng đáp ứng đầy đủ quy định cho vay chặt chẽ của ngân hàng. Trước thực tế đó, một số ngân hàng đã thực hiện nới nhẹ tiêu chuẩn tín dụng đối với nhóm khách hàng này và một số doanh nghiệp thuộc các lĩnh vực ưu tiên. Thậm chí, không ít ngân hàng chuyển sang cho vay dựa trên quản lý dòng tiền thay vì yêu cầu tài sản thế chấp.
Nhiều lãnh đạo ngân hàng thương mại (NHTM) cũng cho biết, trước mắt các ngân hàng sẽ tiếp tục tập trung cho vay các lĩnh vực sản xuất, kinh doanh thiết yếu, phục vụ nhu cầu đời sống; cho vay lĩnh vực nông, thủy sản,... Theo Tổng Giám đốc NHTM cổ phần Phương ông (OCB) Nguyễn ình Tùng, năm 2021, ngân hàng vẫn theo chiến lược ngân hàng bán lẻ, tín dụng tập trung mạnh vào các phân khúc mục tiêu như doanh nghiệp nhỏ và vừa và sửa đổi một số sản phẩm như cho vay cầm cố bất động sản, cho vay kinh doanh hộ gia đình. Trong khi đó, đại diện lãnh đạo NHTM cổ phần Bưu điện Liên Việt (LienVietPostBank) chia sẻ, năm 2021, LienVietPostBank tiếp tục kiên định với chiến lược bán lẻ và tập trung cho vay các sản phẩm đang là thế mạnh của ngân hàng như lĩnh vực nông nghiệp nông thôn, nông nghiệp sạch, nông nghiệp công nghệ cao,... Bởi đây là lĩnh vực ít bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19, cho vay khá hiệu quả góp phần giúp LienVietPostBank có một năm kinh doanh khá thành công.
Nhìn nhận khả năng tăng trưởng tín dụng đạt 12% như mục tiêu của NHNN đặt ra tại Chỉ thị số 01 là hoàn toàn khả thi, song Tiến sĩ Nguyễn ức ộ, Phó Viện trưởng Viện Tài chính cũng lưu ý các NHTM phải quan tâm đến vấn đề nợ xấu, nhất là việc cho vay dưới chuẩn. "úng là có một số ngành bị ảnh hưởng trực tiếp của dịch Covid-19 như hàng không, vận tải,... thì nên xem xét có cơ chế linh động. Nhưng còn với những lĩnh vực khác thì phải cân nhắc không nên cho vay dưới chuẩn. Nếu không, nợ xấu sẽ gia tăng mạnh trong tương lai" - Tiến sĩ Nguyễn ức ộ lưu ý. ồng thời khuyến nghị, quy mô tín dụng trên GDP đang ở mức cao và ngày càng tăng chứng tỏ doanh nghiệp vay nợ càng nhiều, trong bối cảnh kinh tế tăng trưởng gặp khó khăn rất dễ trở thành nợ xấu.
Tiến sĩ Cấn Văn Lực, Chuyên gia kinh tế trưởng Ngân hàng TMCP ầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) cũng dự báo tăng trưởng tín dụng năm 2021 cải thiện hơn so với năm trước ở mức từ 12-13%, do các hoạt động kinh tế - xã hội được dự báo sẽ phục hồi mạnh hơn. Nhất là, khả năng chống chịu các cú sốc của các ngân hàng ngày càng tốt hơn. Tuy nhiên, tình hình tăng trưởng kinh doanh tốt hay không còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như khả năng kiểm soát dịch bệnh của thế giới và Việt Nam, hiệu quả của các gói hỗ trợ, sự hợp tác quốc tế trong phòng, chống dịch gồm cả khâu sản xuất, phân phối vắc-xin và mức độ khôi phục kinh tế của các nước trên thế giới. Phó Thống đốc Thường trực NHNN ào Minh Tú cũng cho biết, NHNN xác định mức tăng trưởng tín dụng khoảng 12% song đây là con số định hướng điều hành chứ không cố định.
Do vậy, nếu tình hình dịch bệnh ổn định và ngành sản xuất, kinh doanh cần nhiều vốn thì ngành ngân hàng sẵn sàng mở rộng và ngược lại. Ngoài ra, NHNN sẽ tạo điều kiện để cho khách hàng vay mới phục hồi sản xuất, kinh doanh, nhưng không hạ chuẩn cho vay, bảo đảm chất lượng và an toàn tín dụng, duy trì hoạt động lành mạnh của hệ thống. Tín dụng sẽ tiếp tục tập trung cho vay các lĩnh vực ưu tiên và sản xuất, kinh doanh, các dự án có sức lan tỏa, đồng thời kiểm soát chặt chẽ đối với các lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro.
Tỷ lệ nợ xấu chiếm 0,71% tổng dư nợ cho vay Theo Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chi nhánh Đồng Nai, tính đến cuối năm 2020, tỷ lệ nợ xấu được kiểm soát tốt, chiếm 0,71% trên tổng dư nợ cho vay của các tổ chức tín dụng trên địa bàn tỉnh. Trong năm 2021, chi nhánh sẽ tiếp tục triển khai công tác điều hành tín dụng theo chỉ tiêu định hướng,...