Ngân hàng MSB sẽ niêm yết trên sàn HSX
Sở Giao dịch Chứng khoán TP Hồ Chí Minh (HSX) cho biết, Ngân hàng TMCP Hàng hải Việt Nam (MSB) đã đăng ký niêm yết 1,175 tỷ cổ phiếu, tương đương với vốn điều lệ là 11.750 tỷ đồng.
Đây là thông tin được nhiều cổ đông MSB chờ đợi sau khi kế hoạch niêm yết đã bị trì hoãn từ cuối năm ngoái. Nếu đúng theo kế hoạch, MSB sẽ là ngân hàng thứ tư sau LienVietPostBank, VIB và SHB đã nộp hồ sơ niêm yết lên HoSE.
Ngân hàng MSB sẽ niêm yết trên sàn HSX. Ảnh minh họa
Trước đó, vào cuối năm 2019, HSX cũng đã thông báo về việc nhận hồ sơ niêm yết cổ phiếu của MSB. Tuy nhiên, tại kỳ họp ĐHĐCĐ thường niên diễn ra vào tháng 5, ban lãnh đạo MSB đã trình cổ đông việc tạm hoãn lại các hoạt động xúc tiến, rút hồ sơ đăng ký niêm yết lần 1 và sẽ niêm yết lại khi thị trường thuận lợi hơn.
Theo lý giải từ lãnh đạo MSB do tình hình dịch Covid-19 đã ảnh hưởng tiêu cực đến giá cổ phiếu, trong đó có ngành ngân hàng, dẫn đến việc niêm yết thời điểm này có thể khiến giá khởi điểm cho cổ phiếu MSB khi giao dịch sẽ bị định giá ở mức thấp hơn giá trị nội tại và không thu hút được sự quan tâm của giới đầu tư chuyên nghiệp và nhà đầu tư nước ngoài.
Video đang HOT
Vì thế, tới phiên họp ĐHĐCĐ bất thường hồi cuối tháng 9/2020, MSB đã được cổ đông phê duyệt việc bán cổ phiếu quỹ cho các nhà đầu tư hiện hữu và cho người lao động.
Cổ phiếu MSB hiện được giao dịch trên sàn phi tập trung OTC với giá gần 12.000 đồng một cổ phiếu, tăng mạnh 50% trong hai tháng trở lại đây. Hết 6 tháng đầu năm, trong khi tiền gửi huy động từ khách hàng tăng gần 3%, dư nợ cho vay của MSB tăng trưởng hơn 10% so với hồi đầu năm.
Hết 6 tháng đầu năm, trong khi tiền gửi huy động từ khách hàng tăng gần 3%, dư nợ cho vay của MSB tăng trưởng hơn 10% so với hồi đầu năm. Trong khi nhiều nhà băng ghi nhận mức lãi tăng thấp so với cùng kỳ vì khó tìm đầu ra tín dụng và phải tăng trích lập dự phòng, lãi sau thuế nửa đầu năm của MSB tăng hơn 65% so với cùng kỳ, lên gần 775 tỷ đồng.
Theo báo cáo số liệu hợp nhất sau 9 tháng, tổng tài sản của ngân hàng đã cán mốc hơn 166 nghìn tỷ, đạt gần 98% kế hoạch 2020; lợi nhuận trước thuế đạt trên 1.666 tỷ đồng, vượt kế hoạch của cả năm 2020 (1.439 tỷ đồng); lợi nhuận sau thuế đạt gần 1.328 tỷ đồng, bằng 127% tổng lợi nhuận sau thuế của cả năm 2019.
LienVietPostBank sẽ hoàn thành quy trình đánh giá ICAAP trong quý 4
Việc hoàn thành đầy đủ 3 trụ cột theo Basel II sẽ giúp tăng mức độ uy tín của LienVietPostBank và củng cố niềm tin của nhà đầu tư, cổ đông và các cơ quan quản lý.
Giao dịch tại LienVietPostBank. (Ảnh: Vietnam )
Ngân hàng Thương mại cổ phần Bưu điện Liên Việt (LienVietPostBank) và đối tác kiểm toán là KPMG đang tích cực triển khai quy trình đánh giá tính đầy đủ vốn nội bộ (ICAAP) , phấn đấu hoàn thành trong quý 4.
Trong năm 2019, LienVietPostBank đã được Ngân hàng Nhà nước chấp thuận cho áp dụng Thông tư 41 về tỷ lệ an toàn vốn ( Basel II) trước thời hạn. ICAAP là một trong ba trụ cột quan trọng của chuẩn mực quốc tế Basel II về yêu cầu vốn tối thiểu, rà soát giám sát và nguyên tắc thị trường.
Vì vậy, việc triển khai ICAAP sẽ giúp LienVietPostBank hoàn thành đầy đủ 3 trụ cột của chuẩn mực quốc tế Basel II.
Áp dụng ICAAP sẽ mang lại những lợi ích cụ thể cho LienVietPostBank. Theo đó, ngân hàng xây dựng được khung quản lý vốn đầy đủ cho phép phân bổ nguồn lực hiệu quả để tối đa hóa lợi nhuận và bảo vệ các mục tiêu tuân thủ của ngân hàng.
ICAAP giúp LienVietPostBank thiết lập một chiến lược kinh doanh đảm bảo hài hòa giữa ba yếu tố lợi nhuận, rủi ro và quản lý vốn. Việc hoàn thành đầy đủ 3 trụ cột theo Basel II sẽ giúp tăng mức độ uy tín của LienVietPostBank và củng cố niềm tin của nhà đầu tư, cổ đông và các cơ quan quản lý.
Ông Phạm Doãn Sơn, Tổng Giám đốc LienVietPostBank chia sẻ: "Nhận thức được tầm quan trọng cũng như lợi ích của ICAAP, Hội đồng quản trị và ban Tổng Giám đốc ngân hàng đã quyết liệt chỉ đạo và tích cực tham gia vào quá trình triển khai ICAAP để dự án hoàn thành đảm bảo chất lượng, đúng tiến độ."
Bên cạnh đó, trong quý 2/2020, LienVietPostBank đã tất toán trước hạn toàn bộ dư nợ đã bán cho Công ty Quản lý Tài sản của các tổ chức tín dụng (VAMC), giúp ngân hàng cải thiện chất lượng tài sản, tạo tiền đề phát triển mạnh mẽ trong thời gian tới.
Tính đến thời điểm ngày 31/8, tổng tài sản của LienVietPostBank đạt gần 214.000 tỷ đồng, huy động thị trường 1 đạt gần 175.000 tỷ đồng và cho vay thị trường 1 đạt gần 160.000 tỷ đồng; lợi nhuận trước thuế lũy kế cuả LienVietPostBank đạt gần 1.500 tỷ đồng, tương đương 88% kế hoạch cả năm. Dự kiến ngân hàng sẽ sớm hoàn thành chỉ tiêu lợi nhuận năm 2020.
Để thực hiện chiến lược trở thành ngân hàng bán lẻ hàng đầu, LienVietPostBank tiếp tục tập trung phát triển mạng lưới giao dịch tới tận các huyện vùng sâu vùng xa trải rộng khắp cả nước. Tính đến tháng 8/2020, mạng lưới chi nhánh, phòng giao dịch của LienVietPostBank đã lên tới 541 điểm, là ngân hàng cổ phần có mạng lưới lớn nhất tại Việt Nam hiện nay.
Dự kiến trong năm nay, LienVietPostBank sẽ tiếp tục mở mới thêm 15 phòng giao dịch đã được Ngân hàng Nhà nước cấp phép, nâng tổng số điểm giao dịch lên con số 556, hoàn thành việc phủ sóng tới tất cả các huyện tại 63/63 tỉnh thành cả nước./.
Cổ phiếu ngân hàng lên sàn đón sóng Thời gian gần đây cổ phiếu ngân hàng bất ngờ sôi động nhờ hàng loạt thông tin về niêm yết, chuyển sàn, tăng vốn. Việc thị trường cổ phiếu nhộn nhịp trở lại cũng khiến nhiều ngân hàng đẩy nhanh tiến độ niêm yết nhằm kịp đón sóng. Dồn dập lên sàn Ngân hàng TMCP Nam Á (Nam A Bank- mã chứng khoán...