Ngân hàng MSB lãi hơn 1.400 tỷ đồng trong 8 tháng
Tính đến cuối tháng 8, tổng tài sản của MSB chạm mốc 162.000 tỷ đồng, tăng 3,3% so với đầu năm, giúp ngân hàng thu về khoản lợi nhuận trước thuế 1.404 tỷ đồng.
Đây là số liệu được Hội đồng quản trị MSB công bố trong cuộc họp Đại hội đồng cổ đông bất thường diễn ra sáng nay (25/9). Cụ thể, lãnh đạo nhà băng này cho biết sau 8 tháng từ đầu năm, tổng tài sản ngân hàng đã cán mốc 162.000 tỷ đồng, tăng 3,3% so với đầu năm và đạt hơn 95% kế hoạch 2020 đã được cổ đông thông qua trước đó.
Với chỉ tiêu tài chính tăng trưởng nói trên, MSB thu về hơn 1.404 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế, tương đương gần 98% kế hoạch cả năm nay (1.439 tỷ đồng). Lợi nhuận sau khi trừ thuế thu nhập của ngân hàng đạt 1.205 tỷ đồng, tương đương 115% tổng lãi ròng cả năm 2019.
Lãnh đạo ngân hàng cũng khẳng định các chỉ số nợ xấu và hệ số an toàn vốn đều đảm bảo tuân thủ với luật định và cam kết với cổ đông. Trong năm nay, MSB đặt kế hoạch tổng tài sản đến cuối năm đạt 170.000 tỷ đồng; tổng dư nợ tín dụng đạt 81.500 tỷ và huy động vốn đạt 99.000 tỷ đồng. Tỷ lệ nợ xấu dự kiến duy trì dưới 3%.
Ông Trần Anh Tuấn, Chủ tịch HĐQT (bên phải) và ông Nguyễn Hoàng Linh, Tổng giám đốc MSB. Ảnh: MSB.
Video đang HOT
Ngoài việc công bố kết quả kinh doanh 8 tháng đầu năm, phiên họp bất thường của MSB cũng thực hiện bầu bổ sung thành viên HĐQT nhiệm kỳ VI (2018 – 2021), và xin ý kiến cổ đông thông qua kế hoạch bán cổ phiếu quỹ theo chương trình ESOP cho cán bộ nhân viên và cổ đông hiệu hữu.
Theo đó, HĐQT ngân hàng trình cổ đông và được thông qua việc miễn nhiệm ông Huỳnh Bửu Quang, Phó chủ tịch HĐQT (có đơn xin từ nhiệm với lý do cá nhân trước đó) và bầu bổ sung ông Nguyễn Hoàng Linh, Tổng giám đốc hiện tại vào vị trí Thành viên HĐQT.
Hiện tại, HĐQT MSB nhiệm kỳ 2018-2021 bao gồm 6 thành viên, trong đó Chủ tịch HĐQT là ông Trần Anh Tuấn.
MSB cũng lấy ý kiến cổ đông phương án thưởng/bán cổ phiếu quỹ và kế hoạch sử dụng vốn. Trong đó, HĐQT dự kiến sử dụng một phần trong tổng số cổ phiếu quỹ của ngân hàng đang nắm giữ (dự kiến tối đa 18 triệu cổ phần) để thưởng và/hoặc bán cho người lao động. Số cổ phiếu quỹ còn lại (trên 82,5 triệu cổ phiếu) có thể được sử dụng để bán cho cổ đông hiện hữu nhằm huy động thêm nguồn lực cho ngân hàng.
Ngoài ra, ban lãnh đạo MSB cho biết đang tiến hành việc nộp hồ sơ niêm yết cổ phiếu MSB lên Sở giao dịch chứng khoán TP.HCM (HOSE).
Lùi siết vốn ngắn hạn cho vay trung dài hạn: Đảm bảo lợi ích lâu dài
Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã quyết định lùi việc siết tỷ lệ vốn ngắn hạn cho vay trung dài hạn thêm 1 năm mặc dù còn có những ý kiến trái chiều. Nhưng việc này lợi sẽ nhiều hơn, nhằm tạo điều kiện cho các ngân hàng hỗ trợ tốt hơn cho khách hàng vay vốn phục hồi sản xuất, kinh doanh.
Việc lùi thời hạn siết tỷ lệ vốn sẽ hỗ trợ nhiều cho hoạt động của toàn hệ thống ngân hàng. Ảnh: S.T
Phù hợp bối cảnh
Theo Thông tư 08/2020/TT-NHNN sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 22/2019/TT-NHNN quy định các giới hạn, tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động của ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài của NHNN, lộ trình giảm tỷ lệ tối đa sử dụng nguồn vốn ngắn hạn được sử dụng để cho vay trung hạn và dài hạn của các ngân hàng được lùi thêm 1 năm. Cụ thể, từ ngày 1/1/2020 đến hết ngày 30/9/2021, tỷ lệ này được áp dụng 40%. Từ ngày 1/10/2021 đến hết ngày 30/9/2022 giảm còn 37%. Từ ngày 1/10/2022 đến hết ngày 30/9/2023 giảm còn 34% và từ ngày 1/9/2023 là 30%.
Trong dự thảo trước đó đưa ra lấy ý kiến, NHNN đề xuất 2 phương án lùi tỷ lệ này, phương án 1 là lùi 6 tháng và phương án 2 là lùi 1 năm so với quy định tại Thông tư 22.
Theo lý giải của NHNN, tình hình dịch Covid-19 vẫn diễn biến phức tạp, ảnh hưởng nghiêm trọng đến mọi mặt kinh tế - xã hội, làm các ngành thương mại, du lịch, vận tải và xuất nhập khẩu tiếp tục gặp khó khăn do chịu tác động trực tiếp của dịch bệnh. Doanh nghiệp đứng trước nguy cơ thiếu nguyên liệu sản xuất, thu hẹp quy mô và tạm dừng hoạt động. Do đó, việc xem xét lùi lộ trình đối với tỷ lệ nguồn vốn ngắn hạn được sử dụng để cho vay trung, dài hạn là cần thiết, để tạo điều kiện cho tổ chức tín dụng hỗ trợ tốt hơn cho khách hàng vay vốn phục hồi sản xuất, kinh doanh sau dịch. Rõ ràng, việc lùi lộ trình này sẽ giúp ngân hàng giảm chi phí vốn và triển khai chính sách lãi suất ưu đãi cho khách hàng.
Theo NHNN, nếu theo lộ trình cũ, việc giảm tỷ lệ tối đa nguồn vốn ngắn hạn được sử dụng để cho vay trung dài hạn từ mức 40% về 37% kể từ ngày 1/10/2020 có thể dẫn đến phương án cơ cấu nguồn vốn của các ngân hàng gặp khó khăn. Bên cạnh đó, do áp lực của dịch Covid-19 đến hoạt động sản xuất kinh doanh, lượng tiền gửi của khách hàng tại các ngân hàng dự kiến sẽ còn giảm.
Theo các chuyên gia phân tích tại Trung tâm Nghiên cứu Kinh tế - Ngân hàng MSB, lộ trình mới này là hợp lý trong bối cảnh hiện nay. Trên thực tế, việc cơ cấu lại nợ có thể khiến dư nợ chuyển từ ngắn hạn sang trung, dài hạn, tác động đến cơ cấu nguồn vốn cho vay của các tổ chức tín dụng. Thanh khoản của hệ thống ngân hàng hiện khá dồi dào, chứng tỏ tỷ lệ vốn ngắn hạn cho vay trung, dài hạn không phải là vướng mắc, nhưng việc lùi lộ trình sẽ tháo gỡ một phần khó khăn cho các tổ chức tín dụng, nếu muốn hỗ trợ doanh nghiệp nhiều hơn.
Hiện tại, dù các ngân hàng vẫn đang từng bước chuẩn bị để đáp ứng yêu cầu tại Thông tư 22, nhưng nhiều ngân hàng vẫn cho rằng, trước khó khăn của thị trường do tác động của Covid-19, để đáp ứng lộ trình mà Thông tư 22 đưa ra là điều không dễ. Vì thế, việc lùi thời hạn siết tỷ lệ vốn tại Thông tư này sẽ hỗ trợ nhiều cho hoạt động của toàn hệ thống.
Lo ngại dòng vốn chảy vào lĩnh vực rủi ro
Thực tế cho thấy, đây không phải là quy định đầu tiên được NHNN trì hoãn hoặc lỡ hẹn so với quyết định ban đầu. Như với việc cho vay bằng ngoại tệ để thanh toán ra nước ngoài tiền nhập khẩu hàng hóa, dịch vụ, nhằm thực hiện phương án sản xuất, kinh doanh hàng hóa để phục vụ nhu cầu trong nước, NHNN cũng đã vài lần trì hoãn quyết định, vài lần nới lỏng sau khi tiếp thu kiến nghị từ phía DN, chỉ đến cuối tháng 9/2019 mới chính thức dừng hẳn.
Do đó, khi quyết định lùi việc siết tỷ lệ vốn ngắn hạn cho vay trung dài hạn thêm 1 năm dù được đánh giá là phù hợp, nhưng nhiều chuyên gia vẫn không đồng tình và cho rằng, việc này có thể gây hiệu ứng không tốt về việc ban hành và thực thi quy định pháp luật. Thậm chí, có chuyên gia cho rằng, NHNN nên hạn chế việc lùi thời gian thực hiện các quy định pháp luật để tránh tình trạng "nhờn" luật, chỉ khi nào trong trường hợp thật khẩn cấp, bức thiết.
Vì xét một cách khách quan, nhiều ngân hàng không hẳn đang thiếu vốn, thậm chí ngược lại. Tuy nhiên, tăng trưởng tín dụng "ì ạch" đang tạo ra thế khó với các ngân hàng khi nợ xấu có xu hướng gia tăng. Hơn nữa, mặt bằng lãi suất hiện đang ở mức rất thấp, riêng lãi vay lĩnh vực ưu tiên giảm 1%/năm so với cuối năm ngoái. Theo tính toán sơ bộ của NHNN, tổng dư nợ của toàn hệ thống ngân hàng chịu tác động của dịch bệnh lên tới 2 triệu tỷ đồng, chiếm khoảng 23% tổng dư nợ hiện hữu, tiềm ẩn rủi ro với với hoạt động ngân hàng. Vì thế, báo cáo của Trung tâm Nghiên cứu Kinh tế - Ngân hàng MSB đưa ra lo ngại, nếu không siết tỷ lệ cho vay trong bối cảnh lãi suất đang giảm và các hoạt động sản xuất, kinh doanh vẫn còn khó khăn, có thể dòng vốn trung và dài hạn sẽ chảy vào các lĩnh vực rủi ro như chứng khoán và bất động sản.
Từ những vấn đề nêu trên, nhiều chuyên gia cho rằng, kể cả trong trường hợp dịch bệnh Covid-19 còn tiếp tục tác động đến nền kinh tế trong thời gian tới, cơ quan quản lý vẫn cần tiếp tục kiểm soát và hạn chế dòng vốn ngắn hạn cho vay trung và dài hạn để bảo đảm lành mạnh hóa hoạt động tín dụng và mang lại lợi ích lâu dài.
6 tháng đầu năm 2020, lợi nhuận trước thuế ngân hàng MSB đạt trên 970 tỷ đồng, tăng trưởng 72% Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (MSB) vừa công bố báo cáo tài chính hợp nhất 6 tháng đầu năm 2020 sau kiểm toán. Cụ thể, mặc dù chịu những ảnh hưởng nhất định của Covid 19 trong 6 tháng đầu năm 2020, nhưng với định hướng chiến lược rõ ràng, cùng cơ cấu nguồn vốn tốt và tổng tài sản cán...