Ngân hàng Indonesia muốn mở rộng hoạt động sang thị trường Việt Nam
Giám đốc ngân hàng Mandiri cho biết Mandiri sẽ thâm nhập vào Malaysia, trong khi đó tại Việt Nam, ngân hàng này sẽ mở văn phòng mới tập trung vào tài chính vi mô.
(Nguồn: khmertimeskh.com)
Phát biểu với báo giới ngày 11/12, Giám đốc ngân hàng Mandiri của Indonesia, ông Darmawan Junaidi, cho biết ngân hàng này sẽ mở rộng hoạt động kinh doanh sang Philippines, Malaysia và Việt Nam.
Theo ông Darmawan, Mandiri dự định mua lại hoặc sáp nhập với các ngân hàng ở Philippines. Theo ông Darmawan, Mandiri nhận thấy nhiều cơ hội tại thị trường Philippines vì hiện không có nhiều ngân hàng bán lẻ hoạt động tại quốc gia Đông Nam Á này.
Ông Darmawan cũng cho biết Mandiri sẽ thâm nhập vào Malaysia. Trong khi đó, tại Việt Nam, Mandiri sẽ mở văn phòng mới tập trung vào tài chính vi mô.
Video đang HOT
[Việt Nam-Indonesia tăng cường hợp tác về lĩnh vực giám sát tài chính]
Cũng theo ông Darmawan, việc mở rộng hoạt động kinh doanh sang ba quốc gia Đông Nam Á nói trên là một phần trong kế hoạch dài hạn của Mandiri. Nhằm hỗ trợ cho kế hoạch này, Mandiri sẽ tối ưu hóa nguồn vốn tự có.
Tại cuộc họp ngày 11/12, các cổ đông của ngân hàng quốc doanh hàng đầu Indonesia này đã bầu cựu Thứ trưởng Bộ Doanh nghiệp nhà nước Kartika Wirjoatmodjo làm Chủ tịch, ông Royke Tumilaar làm Giám đốc điều hành, cựu Chủ tịch của PT Mandiri Sekuritas, ông Silvano Rumantir, làm Giám đốc tài chính và chiến lược, còn ông Chatib Basri làm phó Chủ tịch.
Theo tân Giám đốc điều hành Royke Tumilaar, hoạt động của Mandiri trong thời gian tới sẽ tập trung vào ba chương trình trọng tâm là củng cố sự phối hợp giữa các mảng bán buôn và bán lẻ; tiếp tục chuyển đổi số; hỗ trợ tín dụng cho lĩnh vực thương mại, các doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ và vừa./.
Theo Hữu Chiến (TTXVN/Vietnam )
Năm 2020 nguy cơ căng thẳng thương mại leo thang, GDP Đông Nam Á dự báo chỉ tăng 4,5%
Theo Báo cáo Cập nhật Kinh tế Đông Nam Á (Economic Update: South- East Asia) mới nhất của Viện Kế toán Công chứng Anh và xứ Wales (ICAEW), tăng trưởng kinh tế trên toàn khu vực Đông Nam Á năm 2020 dự kiến là 5,1% năm 2020, trong bối cảnh nhiều nguy cơ căng thẳng thương mại có thể leo thang trở lại.
Tăng trưởng GDP một số nước khu vực Đông Nam Á (theo Oxford Economics)
Thực tế, tăng trưởng khu vực đã chậm lại kể từ năm 2018 và tiếp tục trì trệ trong quý III năm 2019, với mức tăng trưởng GDP trên toàn khu vực Đông Nam Á chỉ tăng ở mức 4,5% so với cùng kỳ, từ 4,4% trong quý II năm 2019. Xung đột thương mại Mỹ - Trung là tác nhân chính dẫn đến mức tăng trưởng thấp này, điều này cho thấy những bất ổn thương mại vẫn là một lực cản chính trong sản xuất, xuất khẩu và đầu tư.
Các nền kinh tế định hướng xuất khẩu bị ảnh hưởng nhiều nhất bởi căng thẳng thương mại đang diễn ra, tiêu biểu như Singapore cũng chỉ tránh được tình trạng suy thoái kỹ thuật trong quý III/2019. Việt Nam là trường hợp ngoại lệ khi quốc gia này được hưởng lợi từ một số hiệu ứng chuyển hướng thương mại do chiến tranh thương mại gây ra. Tuy nhiên, đà tăng trưởng của nền kinh tế Việt Nam dự kiến sẽ giảm xuống còn 6,6% vào năm 2020, từ mức 7% vào năm 2019, do nhu cầu nhập khẩu của Trung Quốc yếu hơn và chủ nghĩa bảo hộ thương mại gia tăng.
Sian Fenner, Cố vấn kinh tế của ICAEW và Trưởng nhóm nghiên cứu kinh tế châu Á - Oxford Economics cho biết: "Mặc dù đã có một số tiến triển trong các cuộc đàm phán giữa Mỹ và Trung Quốc, nhưng sự bất hòa giữa hai nước vẫn còn cao và phần lớn các mức thuế quan áp đặt khó có thể sớm được dỡ bỏ. Bên cạnh nhu cầu nội địa Trung Quốc chậm hơn, triển vọng xuất khẩu khu vực và đầu tư tư nhân sẽ vẫn còn nhiều thách thức. Do đó, chúng tôi dự đoán tăng trưởng GDP của khu vực Đông Nam Á sẽ ở mức khiêm tốn 4,5% vào năm 2020, không thay đổi so với năm 2019".
Tăng kích thích tài khóa để bổ sung nới lỏng chính sách tiền tệ
Trong bối cảnh, Cục Dự trữ Liên bang Hoa Kỳ ôn hòa hơn, lạm phát thấp và triển vọng kinh tế xấu đi, các ngân hàng trung ương khu vực đã chuyển sang một chiến lược phù hợp hơn.
Philippines, Malaysia và Indonesia dự kiến sẽ giảm lãi suất thêm 25 điểm cơ bản trong các quý tới, theo sau là biện pháp kích thích tài khóa để bổ sung cho các nỗ lực của ngân hàng trung ương trong việc làm giảm tốc độ suy thoái kinh tế.
Tuy nhiên, không gian tài khóa sẽ khác nhau giữa các nước trong khu vực. Hầu hết các nền kinh tế Đông Nam Á như Thái Lan và Philippines dự kiến sẽ tung ra các xung lực tài khóa mạnh mẽ hơn. Sau khi triển khai một loạt thặng dư tài khóa, Singapore đã sẵn sàng để thực hiện biện pháp nới lỏng tiền tệ. Trong bối cảnh môi trường thương mại thiếu chắc chắn, chính phủ Singapore có thể sẽ công bố các biện pháp như phát tiền mặt và hỗ trợ tài trợ cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ (SME) trong ngân sách của năm tới.
Ngược lại, cả Việt Nam và Malaysia đều bị hạn chế, với mức nợ công hiện tại. Ở Malaysia, mặc dù đã công bố ngân sách mở rộng nhẹ cho năm 2020, chính phủ nước này vẫn tiếp tục nhấn mạnh vào việc củng cố tài khóa và các rủi ro trượt dốc tài chính, cho thấy giới hạn tài chính để được hỗ trợ thêm.
"Chúng tôi dự đoán căng thẳng thương mại đang diễn ra sẽ tiếp tục ảnh hưởng đến triển vọng tăng trưởng chung của các nền kinh tế Đông Nam Á. Trong bối cảnh nền kinh tế toàn cầu suy yếu, các biện pháp tài khóa hỗ trợ được cho rằng sẽ giúp cải thiện tăng trưởng GDP ở một số nền kinh tế, mặc dù sẽ chỉ ở mức độ vừa phải. Nhìn chung, tăng trưởng GDP của Đông Nam Á năm 2019 và 2020 vẫn được đặt dưới mức tiềm năng 4,5%", ông Mark Billington, Giám đốc ICAEW khu vực Đông Nam Á và Trung Quốc nhận định.
Minh Hải
Theo baodautu.vn
ICAEW: Tăng trưởng kinh tế Việt Nam dự kiến đạt 6,6% trong năm 2020 Đà tăng trưởng của nền kinh tế Việt Nam dự kiến sẽ giảm từ mức 7% (2019) xuống còn 6,6% vào năm 2020 do nhu cầu nhập khẩu của Trung Quốc yếu hơn và chủ nghĩa bảo hộ thương mại gia tăng. Theo Báo cáo Cập nhật Kinh tế Đông Nam Á (Economic Update: South- East Asia) vừa công bố của Viện Kế...