Ngân hàng Hợp tác chi nhánh Bắc Ninh đóng góp tích cực và hiệu quả vào sự lớn mạnh của ngành
Cách đây vừa tròn 25 năm, ngày 08/5/1995, Thống đốc NHNN Việt nam đã ký quyết định số 162/QĐ-NH5 thành lập Qũy tín dụng Trung ương, tiền thân của Ngân hàng Hợp tác hôm nay, mở ra một trang sử mới cho phát triển của hệ thống Qũy tín dụng nhân dân (QTDND) hôm nay.
Ông Nguyễn Ngọc Thanh – Q. Giám đốc Ngân hàng Hợp tác chi nhánh Bắc Ninh.
Khi đó Qũy tín dụng Trung ương có nhiệm vụ điều hòa vốn trong toàn hệ thống QTDND dưới hình thức nhận tiền gửi và tiền vay; đảm bảo khả năng chi trả và thanh toán cho toàn hệ thống; làm đầu mối cho hệ thống QTDND trong các quan hệ với Chính phủ, NHNN cũng như các bộ, ngành, các tổ chức trong và ngoài nước.
Trải qua các thời kỳ lịch sử Qũy tín dụng Trung ương đã có những bước tiến vượt bậc, trưởng thành lớn mạnh, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được Đảng, Nhà nước, Thống đốc NHNN giao phó, phục vụ đắc lực công cuộc xây dựng, bảo vệ và phát triển đất nước. Đến tháng 7/2013 Qũy tín dụng Trung ương chính thức chuyển đổi thành Ngân hàng hợp tác với chức năng là Ngân hàng của các QTDND, làm đầu mối điều hòa vốn, thanh toán, cung ứng các dịch vụ cho các QTDND…
Phát huy truyền thống vẻ vang của hệ thống, trải qua 19 năm kể từ khi thành lập (tháng 8/2001), Ngân hàng Hợp tác chi nhánh Bắc Ninh đã luôn nỗ lực phấn đấu vươn lên, vượt qua khó khăn thử thách, khẳng định vai trò, vị thế tiên phong, đóng góp tích cực và hiệu quả vào đẩy mạnh công cuộc phát triển nhanh, bền vững của hệ thống QTDND trên địa bàn, đưa Chi nhánh Bắc Ninh trở thành một trong những chi nhánh dẫn đầu trong hệ thống.
Tính đến cuối năm 2019, tổng nguồn vốn huy động của chi nhánh đạt trên 1.400 tỷ đồng, tăng gấp nhiều lần so với đầu năm 2001, tốc độ tăng trưởng bình quân là 15-20% năm; tổng dư nợ cho vay nền kinh tế đạt trên 1.600 tỷ đồng, tăng gấp nhiều lần so với đầu năm 2001và tốc độ tăng trưởng bình quân là trên 10% năm… Tốc độ tăng trưởng nguồn vốn và dư nợ tín dụng hàng năm luôn cao hơn mức tăng trưởng bình quân của hệ thống và chuyển dịch theo hướng tích cực, nợ xấu chiếm 0,82%/tổng dư nợ.
Lãnh đạo và CBNV Ngân hàng Hợp tác chi nhánh Bắc Ninh luôn để lại hình ảnh đẹp trong lòng khách hàng.
Đặc biệt, Chi nhánh luôn bám sát chỉ đạo của NHNN, Ngân hàng Hợp tác, thực hiện quyết liệt, đồng bộ các giải pháp nhằm hỗ trợ các QTDND trên địa bàn, như làm tốt vai trò đầu mối của các QTDND trên địa bàn trong việc điều hòa vốn, hỗ trợ thanh khoản, cung cấp các dịch vụ ngân hàng tới từng QTDND, qua đó từng bước giúp các QTDTD ổn định về nguồn vốn, phát huy tốt công tác cho vay phát triển kinh tế địa phương.
Tính đến cuối năm 2019, toàn tỉnh Bắc Ninh có 26 QTDND với tổng vốn huy động 2.605 tỷ đồng (trong đó gửi tại Chi nhánh 896 tỷ đồng); tổng dư nợ cho vay đạt 1.736 tỷ đồng (trong đó vay của Ngân hàng Hợp tác có thời điểm trên 100 tỷ đồng) với tổng số 21.238 lượt thành viên được vay vốn. Hoạt động của các quỹ đều an toàn, hiệu quả, qua đó đóng góp tích cực vào phát triển kinh tế – xã hội, đồng thời giảm thiều tình trạng cho vay nặng lãi ở địa phương.
Chi nhánh luôn tiên phong đi đầu trong việc đầu tư phát triển nguồn lực, tăng cường cơ sở vật chất, áp dụng tiến bộ kỹ thuật, công nghệ hiện đại và tiện ích cho dịch vụ ngân hàng… nhằm đáp ứng tốt nhu cầu của các QTDND thành viên cũng như doanh nghiệp và người dân trên địa bàn, đồng thời đẩy nhanh quá trình hội nhập kinh tế quốc tế. Đến nay đã có 3 QTDND tham gia và 3 QTDND đăng ký tham gia mạng lưới chuyển tiền của Ngân hàng Hợp tác. Được sự hỗ trợ từ Ngân hàng Hợp tác Việt Nam,Chi nhánh đã lắp đặt 01 máy ATM, 05 POS rút tiền, đưa Chi nhánh Bắc Ninh trở thành chi nhánh đáp ứng đồng bộ các mặt dịch vụ ngân hàng cho các QTDND và khách hàng tổ chức, cá nhân.
Song song với việc làm đầu mối hỗ trợ hệ thống QTDND thành viên, Chi nhánh cũng đẩy mạnh cho vay đối với các doanh nghiệp, cá nhân, qua đó góp phần thực hiện tốt mục tiêu kiểm soát lạm phát, ổn định và hỗ trợ thị trường, thúc đẩy tăng trưởng, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, đảm bảo an sinh xã hội của địa phương.
Những chủ trương, chính sách về tiền tệ, tín dụng của NHNN và Ngân hàng Hợp tác luôn được chi nhánh triển khai nghiêm túc, quyết liệt và hiệu quả. Nổi bật là việc điều chỉnh cơ chế lãi suất nhằm hỗ trợ sản xuất kinh doanh, xử lý nợ xấu theo đúng lộ trình và kế hoạch đề ra. Bên cạnh đó, chi nhánh cũng luôn chú trọng đổi mới và nâng cao chất lượng công tác quản lý, điều hành, công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát, kiểm soát nội bộ, công tác giao dịch kế toán-thanh toán, tiền tệ – kho quỹ …; củng cố, nâng cao chất lượng hoạt động, xây dựng các tổ chức Đảng, Đoàn thể vững mạnh, bảo đảm hoạt động của Chi nhánh luôn tăng trưởng, an toàn, hiệu quả, đóng góp tích cực vào thực hiện thắng lợi các mục tiêu phát triển của hệ thống, của ngành, của tỉnh.
Video đang HOT
Tập thể Ban lãnh đạo và CBNV Ngân hàng Hợp tác chi nhánh Bắc Ninh.
Những thành quả đạt được thời gian qua chính là tiền đề quan trọng để Chi nhánh Bắc Ninh tiếp tục phấn đấu vươn lên, quyết tâm hoàn thành thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ năm 2020 và những năm tiếp theo, xây dựng và phát triển đơn vị vững mạnh toàn diện, khẳng định vai trò chủ lực, chủ đạo trong hệ thống ngân hàng, phục vụ đắc lực công cuộc phát triển của hệ thống, nhất là trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn, góp phần xây dựng quê hương Bắc Ninh ngày càng giàu đẹp, văn minh.
Với những đóng góp quan trọng vào sự nghiệp đổi mới và phát triển của hệ thống, của ngành và của tỉnh trong những năm qua tập thể chi nhánh và cá nhân luôn nhận được sự động viên, quan tâm và khen thưởng kịp thời của NHNN, của UBND tỉnh và của Ngân hàng Hợp tác Việt Nam.
Trong xu thế hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng, đứng trước những cơ hội và thách thức to lớn, tin tưởng với sự quan tâm chỉ đạo của NHNN và của Ngân hàng Hợp tác Việt Nam, sự đoàn kết phấn đấu vươn lên của cán bộ, nhân viên, người lao động, Chi nhánh Bắc Ninh sẽ tiếp tục hoàn thành xuất sắc trọng trách và nhiệm vụ được giao, đóng góp tích cực và hiệu quả vào sự lớn mạnh của ngành, góp phần tô đẹp thêm truyền thống vẻ vang của Ngân hàng Hợp tác.
Việt Nam cần tăng trưởng bao nhiêu để đạt mục tiêu về GDP bình quân đầu người vào các năm 2030, 2045 và đuổi kịp một số nước?
Các phương án tăng trưởng theo mục tiêu về GDP bình quân đầu người đến năm 2025, 2030 và 2045 đang được nghiên cứu đề xuất, cụ thể là đến năm 2025, GDP bình quân đầu người nước ta thuộc nhóm thu nhập trung bình cao, đến năm 2030 thuộc nhóm trên của các nước có thu nhập trung bình cao và đến năm 2045 thuộc nhóm nước có thu nhập cao.
Với tầm nhìn 10 năm, sau đây chúng tôi xin giới thiệu các kịch bản tăng trưởng của Việt Nam do nhóm nghiên cứu của Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đề xuất hướng đến các năm 2030 và 2045, và nếu muốn đuổi kịp một số nước trong khu vực thì cần tăng trường bao nhiêu trong thời gian tới.
Tương quan so sánh giữa Việt Nam và 3 nước có nhiều nét tương đồng (Hàn Quốc, Malaysia và Trung Quốc).
Năm 2018, Việt Nam đạt mức GDP/người là 6676 USD (PPP), tương đương với Hàn Quốc năm 1984 (thua kém 34 năm); Malaysia năm 1978 (thua kém 40 năm) và Trung Quốc 2006 (thua kém 12 năm).
Hình dưới mô tả sự gia tăng GDP bình quân đầu người (theo PPP) trong giai đoạn 1980-2018 của Việt Nam và ba quốc gia được chọn để so sánh.
GDP/người (PPP) của Việt Nam, Hàn Quốc và Trung Quốc, giai đoạn 1980-2018Các kịch bản tăng trưởng kinh tếVới giả định 3 quốc gia này giữ nguyên tốc độ tăng trưởng như hiện nay, nhóm nghiên cứu của Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đưa ra các kịch bản tăng trưởng cho Việt Nam như sau:
Kịch bản 0 - Duy trì mức tăng trưởng hiện tại
Kịch bản tăng trưởng 0
Như vậy, nếu Việt Nam duy trì mức tăng trưởng GDP khoảng 6%/năm, thì GDP/người (PPP) của Việt Nam:
- Năm 2030 đạt 11989 USD tương đương với Hàn Quốc 1990, Malaysia 1992, Trung Quốc 2013
- Năm 2045 đạt 24925 USD, tương đương với Hàn Quốc 2004, Malaysia 2015, Trung Quốc 2026
Kịch bản 1 - Tăng trưởng theo mô hình Malaysia
Kịch bản tăng trưởng 1
Nếu Việt Nam đạt được mức tăng trưởng GDP 7-8%/năm và đảm bảo mục tiêu phát triển khá hài hòa như Malaysia, thì GDP/người (PPP) của Việt Nam:
- Năm 2030 đạt 14214 USD, tương đương với Hàn Quốc 1993, Malaysia 1995, Trung Quốc 2016
- Năm 2045 đạt 36556 USD, tương đương với Hàn Quốc 2018, Malaysia 2026, Trung Quốc 2033
Kịch bản 2 - Tăng trưởng theo mô hình Hàn Quốc
Kịch bản tăng trưởng 2
Nếu theo đuổi mô hình Hàn Quốc, với tăng trưởng hai giai đoạn: 2021-2025 đạt trung bình 7-8%/năm để tạo nền tảng và 2026-2045 đạt trung bình 10%/năm, thì GDP/người (PPP) của Việt Nam:
- Năm 2030 đạt 15963 USD, tương đương với Hàn Quốc 1995, Malaysia 2001, Trung Quốc 2018
- Năm 2045 đạt 58143 USD, tương đương với Hàn Quốc 2037, Malaysia 2039, Trung Quốc 2042
Kịch bản 3 - Mô hình Trung Quốc
Kịch bản tăng trưởng 3
Nếu Việt Nam tăng trưởng nóng liên tục 10%/năm trong giai đoạn 2021-2045, thì GDP/người (PPP) của Việt Nam:
- Năm 2030 đạt 18778 USD, tương đương với Hàn Quốc 1997, Malaysia 2006, Trung Quốc 2021
- Năm 2045 đạt 68397 USD, tương đương với Hàn Quốc 2043, Malaysia 2044, Trung Quốc 2045
Như vậy, đến năm 2045:
- Kịch bản 1: Khoảng cách Việt Nam và 3 nước ngày càng xa (20-40 năm), Việt Nam vẫn chỉ thuộc nhóm nước có thu nhập trung bình cao vào 2045
- Kịch bản 2: Khoảng cách Việt Nam và 3 nước hầu như được duy trì như hiện nay (12-30 năm)
- Kịch bản 3: Khoảng cách Việt Nam và 3 nước được rút ngắn (chỉ còn 3-10 năm)
- Kịch bản 4: Việt Nam đuổi kịp 3 nước vào 2045
Các kết quả này được phản ánh tại Hình dưới đây.
Tổng hợp các kịch bản tăng trưởng
Trong bài viết sau, chúng tôi sẽ giới thiệu phân tích thêm của nhóm tác giả tại sao 3 mô hình tăng trưởng này được lựa chọn để tham khảo và Việt nam hiện tại có những nét tương đồng gì với 3 nước tại các thời điểm "cải cách quan trọng" để thúc đẩy tăng trưởng, vượt qua "bẫy thu nhập trung bình" của các nước này.
Thống đốc Lê Minh Hưng giải trình làm rõ các vấn đề liên quan đến tăng vốn cho Agribank Theo Thống đốc, Agribank là ngân hàng duy nhất còn lại nhà nước sở hữu 100% vốn, trong quá trình cổ phần hóa gặp những khó khăn, vướng mắc nhất định nên cần thiết phải có nguồn vốn ngân sách nhà nước để tăng. Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 9 Quốc hội khóa XIV, chiều ngày 10/6, trong phiên thảo luận...