Ngân hàng hé lộ lợi nhuận quý III
Hiện chưa có báo cáo tài chính nào được công bố, song các ngân hàng cũng bắt đầu hé lộ kết quả kinh doanh quý III/2020.
Lợi nhuận trước thuế của nhóm ngân hàng có vốn nhà nước chi phối được dự báo giảm gần 36% trong năm nay. Ảnh: Dũng Minh
Nhiều ngân hàng hoàn thành 80-90% kế hoạch lợi nhuận điều chỉnh
Ông Nguyễn Hồ Hoàng Vũ, Phó tổng giám đốc phụ trách tài chính Eximbank cho hay, lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh lõi của Ngân hàng tính đến cuối tháng 9/2020 đạt 1.200 tỷ đồng trước thuế, hoàn thành 84% kế hoạch cả năm nay là 1.435 tỷ đồng trước thuế. Nếu sau nợ xấu, con số này lần lượt là 1.100 tỷ đồng và 1.318 tỷ đồng, cũng hoàn thành được 84% chỉ tiêu đề ra.
Thế nhưng, kế hoạch lợi nhuận trên của Eximbank đã được điều chỉnh giảm mạnh 40% từ giữa tháng 5/2020 so với kế hoạch ban đầu (tăng 22% so với kết quả đạt được năm 2019).
Thực tế, trước tác động của đại dịch Covid-19, hoạt động cho vay của các ngân hàng gặp khó khăn khi nhu cầu vốn của khách hàng giảm, nhất là các doanh nghiệp. Điều này khiến không ít ngân hàng tăng trưởng tín dụng âm trong nửa đầu năm nay, trong đó có Eximbank với mức âm 9%. Đồng thời, nguồn thu từ dịch vụ cũng bị ảnh hưởng do ngân hàng phải giảm phí, lãi cho khách hàng. Thế nhưng, các nhà băng vẫn cố gắng hoàn thành chỉ tiêu lợi nhuận theo kế hoạch đã được điều chỉnh so với đầu năm.
Chia sẻ với Báo Đầu tư Chứng khoán, bà Nguyễn Đức Thạch Diễm, Tổng giám đốc Sacombank cho biết, tính đến 30/9/2020, Ngân hàng đã hoàn thành được 90% chỉ tiêu lợi nhuận cả năm 2020. Năm nay, Sacombank đặt mục tiêu lãi trước thuế hợp nhất đạt 2.573 tỷ đồng, giảm 20% so với kết quả năm 2019.
Theo đánh giá của bà Diễm, những tháng cuối năm, cầu tín dụng nhiều khả năng sẽ cải thiện trong mùa kinh doanh cao điểm. Hiện tăng trưởng dư nợ tại Ngân hàng có chiều hướng tăng lên, trong khi lãi suất huy động giảm giúp có thêm điều kiện giảm lãi suất cho vay, cải thiện tín dụng.
Ngoài 5 lĩnh vực ưu tiên, theo bà Diễm, lãi vay tại Ngân hàng hiện giảm đáng kể so với trước. Sacombank đã được Ngân hàng Nhà nước chấp thuận cho tăng hạn mức tăng trưởng (room) tín dụng từ 11% lên 13,5% để có thêm dư địa cho vay trong mùa kinh doanh cuối năm.
Video đang HOT
“Dự kiến lợi nhuận năm nay sẽ vượt 20% chỉ tiêu đề ra, tức bằng với con số đạt được của năm 2019 (3.200 tỷ đồng)”, bà Diễm nói.
Tổng giám đốc Viet Capital Bank Ngô Quang Trung thông tin, 9 tháng đầu năm 2020, Ngân hàng đã hoàn thành 60% chỉ tiêu lợi nhuận cả năm. Mục tiêu lợi nhuận trước thuế năm 2020 của Viet Capital Bank tăng 27% so với kết quả năm 2019 (đạt 158 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế).
Theo đánh giá của ông Trung, dư nợ cho vay đang có chiều hướng cải thiện và khả năng quý cuối năm sẽ ở mức cao, tác động tích cực lên lợi nhuận. Kết thúc 9 tháng, tăng trưởng tín dụng của Viet Capital Bank đạt 9% so với đầu năm (mục tiêu cả năm là 17%).
Áp lực trích lập dự phòng rủi ro vẫn lớn
Một mặt cho biết đạt lợi nhuận khả quan sau 9 tháng, nhưng mặt khác, áp lực tăng trích lập dự phòng rủi ro tín dụng cũng đang “đè nặng” các nhà băng. Đặc biệt khi nợ xấu được “che dấu” bởi Thông tư 01/2020/TT-NHNN nhưng vẫn có xu hướng tăng, buộc các ngân hàng phải tăng dự phòng rủi ro. Theo quy định của Thông tư 01, các ngân hàng có thể quyết định thời hạn trả nợ và giữ nguyên nhóm nợ cho các khách hàng ảnh hưởng bởi dịch Covid-19.
Mục tiêu xử lý, thu hồi 11.000 tỷ đồng nợ xấu trong năm nay, theo bà Nguyễn Đức Thạch Diễm, Sacombank đã vượt con số này tính đến cuối tháng 9/2020. Tổng dự phòng rủi ro lũy kế đã trích lập từ đầu năm đến nay đạt trên 3.000 tỷ đồng. Dù vậy, Ngân hàng vẫn còn nhiều khoản nợ chưa thể xử lý do vướng mắc thủ tục, trong đó có khoản nợ xấu khi nhận sáp nhập Ngân hàng Phương Nam (SouthernBank). Điều này đòi hỏi Sacombank phải tăng trích lập dự phòng rủi ro.
Còn theo lãnh đạo Eximbank, với đà tăng trưởng hiện tại, khả năng Ngân hàng sẽ vượt chỉ tiêu lợi nhuận đề ra năm nay, cho dù mạnh tay trích lập dự phòng rủi ro. Theo kế hoạch lợi nhuận 2020 đã điều chỉnh, chi phí dự phòng Eximbank trích chủ động tăng 414 tỷ đồng.
Tính đến hết tháng 9, Eximbank đã trích lập hơn 200 tỷ đồng dự phòng rủi ro. Trong đó, có khoản nợ xấu của khách hàng được thế chấp bằng 74,9 triệu cổ phiếu STB của Sacombank đến nay chưa xử lý được. Trước đó, vào đầu tháng 10/2019, Ngân hàng Nhà nước đã có công văn chấp thuận cho Eximbank được xử lý tài sản đảm bảo là hơn 74,9 triệu cổ phiếu STB để thu hồi nợ vay theo quy định.
Tính đến 30/9/2020, quy mô tổng tài sản của Eximbank giảm 10% so với đầu năm một phần do chủ động giảm vốn ở thị trường 2, bên cạnh ảnh hưởng của dịch bệnh. Eximbank đã cơ cấu nợ trực tiếp 1.800 tỷ đồng dư nợ cho khách hàng bị ảnh hưởng dịch trong tổng dư nợ ảnh hưởng liên quan là 7.200 tỷ đồng. Điều này tác động lên lợi nhuận do chưa thể thu lãi dự thu của khách hàng theo quy định Thông tư 01.
Việc rao bán bất thành gần 176,4 triệu cổ phiếu STB để thu hồi nợ cũng khiến chi phí dự phòng rủi ro tín dụng của Kienlongbank trong 6 tháng đầu năm nay tăng cao, gấp 3,2 lần so với cùng kỳ 2019, ở mức 79 tỷ đồng. Kết quả, lợi nhuận hợp nhất trước thuế của Kienlongbank giảm 30,4%, xuống còn 103 tỷ đồng.
Được biết, số cổ phiếu STB nói trên thuộc sở hữu của các cá nhân trong nước, được thế chấp tại Kienlongbank, nên ngân hàng này muốn rao bán để thu hồi nợ. Có thông tin lô cổ phiếu này được bán với giá 18.000 đồng/cổ phiếu, song lãnh đạo Kienlongbank khẳng định sẽ không bán thấp hơn 20.000 đồng/cổ phiếu dù đang cần thu hồi nợ xấu, đồng thời cho biết sẽ xử lý xong khoản nợ này trong năm nay, nếu hoàn thành sẽ đóng góp đáng kể vào lợi nhuận năm 2020 của Ngân hàng đặt ra ở mức 750 tỷ đồng trước thuế.
Thực tế, quỹ dự phòng rủi ro tại nhiều ngân hàng đã lên đến con số hàng nghìn, thậm chí là cả chục nghìn tỷ đồng. Thế nhưng để chuẩn bị cho khả năng nợ xấu tăng lên khi Thông tư 01 hết thời hạn cho phép giữ nguyên nhóm nợ, nhiều nhà băng vẫn phải tăng trích lập để “bao” nợ xấu trong bối cảnh tác động của dịch Covid-19 khiến lợi nhuận bị “ăn mòn”.
Đánh giá ngành ngân hàng trong những tháng còn lại của năm 2020, SSI Research cho rằng sẽ không nhiều khả quan. Cụ thể, một phần thu nhập lãi được ghi nhận trong 6 tháng đầu năm có thể sẽ được thoái thu do khoản nợ này bị hạ xếp loại nhóm nợ, biên lãi ròng (NIM) giảm thêm 60 điểm cơ bản trong nửa cuối năm và các ngân hàng phải tăng trích dự phòng rủi ro.
Theo đó, lợi nhuận trước thuế trong nửa cuối năm 2020 của ngành ngân hàng ước giảm 22,1% so với cùng kỳ 2019, một mặt do thu nhập hoạt động (TOI) giảm 4% và chi phí dự phòng tăng 47,8%, mặt khác do lợi nhuận trước thuế của nhóm ngân hàng có vốn nhà nước chi phối (Vietcombank, BIDV và VietinBank) ước giảm 35,7% (chủ yếu do chi phí dự phòng ước tăng 58,8% trong nửa cuối năm 2020).
TS. Cấn Văn Lực, chuyên gia tài chính – ngân hàng nhận định, nợ xấu sẽ tăng mạnh trong những tháng còn lại của năm, tỷ lệ nợ xấu nội bảng có thể lên đến 3% vào cuối năm 2020 và đạt 4% trong năm 2021, trong khi xử lý nợ xấu khó khăn hơn. Vì thế, lợi nhuận ngân hàng ước tính sụt giảm khoảng 20-25% trong năm 2020.
Bức tranh sáng - tối hậu cổ phần hóa - Bài 4: Tổng công ty Sông Đà "bết bát" sau cổ phần hóa
L.T.S: Cổ phần hóa (CPH) giúp minh bạch thông tin doanh nghiệp, nâng cao hiệu quả trong hoạt động sử dụng vốn, sản xuất, kinh doanh. Tuy nhiên, không phải doanh nghiệp nhà nước nào sau khi "thay máu" cũng đều có những chuyển đổi tích cực. Hiện vẫn còn không ít doanh nghiệp nhà nước đang loay hoay trong việc lên phương án thực hiện nhiệm vụ chuyển đổi phương thức hoạt động, kinh doanh nhằm tối ưu hóa hoạt động cho doanh nghiệp nói riêng, góp phần tạo sự tăng trưởng chung cho nền kinh tế. Hai doanh nghiệp Báo Hải quan lần lượt giới thiệu trong loạt bài được xem là một trong những ví dụ cho thực tế này.
Nhiều khoản đầu tư ra ngoài của Công ty mẹ-Tổng công ty không mang lại cổ tức, lợi nhuận, thậm chí bị lỗ hoặc mất vốn đầu tư. Ảnh minh họa: ST
Doanh thu, lợi nhuận sụt giảm nghiêm trọng, gánh "trên vai" những khoản nợ khổng lồ hay vẫn còn dây dưa trong quyết toán vốn nhà nước tại DN... là những nét phác thảo không mấy khả quan về "ông lớn" Tổng công ty Sông Đà-CTCP sau cổ phần hóa (CPH).
"Nặng gánh" nợ nần
Những năm gần đây, nhắc tới Tổng công ty Sông Đà-CTCP, ấn tượng rõ nét nhất chính là hoạt động sản xuất, kinh doanh không mấy sáng sủa với những khoản nợ phải trả hàng chục nghìn tỷ đồng bủa vây.
Theo Báo cáo tài chính hợp nhất quý IV/2019 của đơn vị này, nợ phải trả tính đến ngày 31/12/2019 là hơn 20.148 tỷ đồng, chỉ giảm nhẹ so với con số hơn 21.150 tỷ đồng dịp đầu năm 2019.
So sánh với năm 2018, các chỉ tiêu cả về doanh thu, lợi nhuận của DN đều ghi nhận sụt giảm. Cụ thể như: Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ của Tổng công ty Sông Đà-CTCP đạt hơn 7.390 tỷ đồng, giảm hơn 612 tỷ đồng so với con số hơn 8.002 tỷ đồng của năm 2018. Tương tự, lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ năm 2019 đạt hơn 1.617 tỷ đồng, giảm hơn 329 tỷ đồng so với con số hơn 1.946 tỷ đồng của năm 2018. Lợi nhuận sau thuế Thu nhập DN năm 2019 đạt trên 329 tỷ đồng, giảm trên 33 tỷ đồng so với hơn 362 tỷ đồng của năm 2018...
Lùi lại một chút có thể thấy, ngay trước năm 2019, hoạt động sản xuất, kinh doanh của Tổng công ty Sông Đà-CTCP cũng không mấy khả quan. DN này chính thức chuyển thành công ty cổ phần từ ngày 6/4/2018. Tuy nhiên, vốn nhà nước vẫn chiếm khoảng 99,79% vốn tại DN.
Theo báo cáo Bộ Tài chính gửi Bộ Xây dựng (tháng 12/2019) về tình hình tài chính và hiệu quả sản xuất kinh doanh năm 2018 của Tổng công ty Sông Đà-CTCP, tổng doanh thu năm 2018 của Công ty mẹ đạt 1.814 tỷ đồng, giảm 860 tỷ đồng so với năm 2017, tương đương mức giảm 32,2%. Lợi nhuận kế toán sau thuế Thu nhập DN năm 2018 chỉ đạt 22,4 tỷ đồng, giảm 145 tỷ đồng so với năm 2017, tương đương mức giảm tới 86,7%.
Còn theo báo cáo tài chính hợp nhất, tổng doanh thu năm 2018 của Tổng công ty đạt 6.312 tỷ đồng, giảm 3.397 tỷ đồng so với 2017, tương đương mức giảm 35%. Lợi nhuận kế toán sau thuế Thu nhập DN đạt 333,5 tỷ đồng, giảm 221 tỷ đồng so với 2017. "Qua các số liệu trên, có thể thấy kết quả sản xuất kinh doanh của Công ty mẹ chưa tương xứng với nguồn lực của Tổng công ty", Bộ Tài chính đánh giá.
Về tình hình nợ phải thu và nợ phải trả của Tổng công ty, báo cáo của Bộ Tài chính nêu rõ: Tổng các khoản phải thu là 8.015 tỷ đồng, chiếm 51% tổng tài sản, gấp 1,77 lần vốn chủ sở hữu của Công ty mẹ - Tổng công ty. Trong khi đó, nợ phải trả của Tổng công ty lên đến 11.135 tỷ đồng. Hệ số nợ phải trả trên vốn chủ sở hữu của Công ty mẹ - Tổng công ty tại thời điểm cuối năm 2018 là 2,46 lần; hệ số nợ phải trả trên vốn chủ sở hữu của toàn Tổng công ty là 2,8 lần.
Bộ Tài chính nhận xét: "Tình hình công nợ của Công ty mẹ chủ yếu liên quan đến các khoản phải thu và phải trả trong tổ hợp Công ty mẹ với các công ty con và công ty liên kết. Do vậy, mặc dù các chỉ số cho thấy Công ty mẹ - Tổng công ty có khả năng thanh toán các khoản nợ đến hạn nhưng tiềm ẩn nhiều rủi ro trong trường hợp các công ty con, công ty liên kết gặp khó khăn, không có khả năng thanh toán".
Trao đổi với phóng viên Báo Hải quan, khi nhắc tới câu chuyện hiệu quả CPH DN nói chung và trường hợp của Tổng công ty Sông Đà-CTCP nói riêng, chuyên gia kinh tế Lê Quốc Phương nhìn nhận, một trong những lý do điển hình khiến không ít DN hoạt động "bết bát" sau CPH là bởi CPH còn mang tính hình thức. Hàm lượng vốn cổ phần hóa thấp, vốn nhà nước vẫn rất lớn. Sau cổ phần hóa, bộ máy, con người của DN vẫn giữ nguyên. Cơ chế hoạt động cũng gần như không thay đổi hoặc thay đổi rất ít.
Đầu tư kém hiệu quả
Trong báo cáo gửi tới Bộ Xây dựng, câu chuyện đầu tư của Tổng công ty Sông Đà-CPCP được Bộ Tài chính nhắc tới khá nhiều. Cụ thể năm 2018, tổng giá trị các khoản đầu tư tài chính dài hạn của Công ty mẹ - Tổng công ty Sông Đà là 6.226 tỷ đồng, đầu tư vào 38 DN, chiếm 39,7% tổng tài sản. Trong đó, đầu tư vào công ty con là hơn 3.500 tỷ đồng, đầu tư vào công ty liên doanh, liên kết là 2.561 tỷ đồng và đầu tư góp vốn vào đơn vị khác là 156 tỷ đồng. Cổ tức, lợi nhuận được chia từ các khoản đầu tư tài chính đạt 313 tỷ đồng, tỷ suất sinh lời không cao, đạt 5%.
Qua rà soát, Bộ Tài chính thấy rằng bên cạnh một số khoản đầu tư ra ngoài DN của Công ty mẹ mang lại hiệu quả như: Công ty CP Sông Đà 4, 5, 6, 9 ,10, Công ty Đầu tư và phát triển Điện San 3A..., còn một số khoản đầu tư không mang lại cổ tức, lợi nhuận với tổng giá trị 3.530 tỷ đồng (chiếm 56,7% tổng vốn đầu tư). Cụ thể đó là đầu tư vào Công ty CP Thủy điện Nậm Chiến, Công ty TNHH MTV Hạ tầng Sông Đà, Công ty CP Điện Việt Lào, Công ty CP Đầu tư Xây dựng và Phát triển đô thị Sông Đà...
Đáng chú ý, một số khoản đầu tư đã bị lỗ hoặc mất vốn như đầu tư vào Công ty CP Sông Đà 3, Công ty CP Phòng cháy chữa cháy và đầu tư xây dựng Sông Đà, Công ty CP Sông Đà 12, Công ty CP Cao su Phú Riềng Kratie... "Đây là những công ty có tình hình tài chính bết bát, tiềm ẩn nhiều rủi ro", Bộ Tài chính đánh giá.
Ngoài ra, riêng về công tác CPH, Bộ Tài chính còn lưu ý, Tổng Công ty Sông Đà chính thức chuyển thành công ty cổ phần từ ngày 6/4/2018, tuy nhiên đến thời điểm tháng 12/2019 (quá 1 năm so với thời gian quy định), Bộ Xây dựng vẫn chưa thực hiện quyết toán vốn nhà nước tại Sông Đà. "Bộ Xây dựng phải chịu trách nhiệm về việc chậm trễ khi thực hiện nội dung này", Bộ Tài chính chỉ rõ khi đề nghị Bộ Xây dựng khẩn trương hoàn tất việc quyết toán.
Bộ Tài chính cũng đề nghị Bộ Xây dựng khẩn trương thực hiện các kiến nghị của Kiểm toán Nhà nước về nộp lợi nhuận còn lại phải nộp vào ngân sách (73,47 tỷ đồng), nộp về Quỹ hỗ trợ sắp xếp và phát triển DN khoản chênh lệch vốn Nhà nước tăng từ thời điểm xác định giá trị DN đến khi chính thức chuyển thành công ty cổ phần sau khi trừ các khoản chi theo đúng quy định và các khoản lãi phát sinh do chậm nộp; đề nghị Bộ Xây dựng quản lý và sử dụng vốn đầu tư ra ngoài DN đảm bảo hiệu quả đầu tư vốn; giám sát chặt chẽ tình hình hoạt động của Công ty CP Thủy điện Nậm Chiến, Công ty CP Điện Việt Lào, Công ty CP Sông Đà 3... để có các giải pháp kịp thời".
Trao đổi với phóng viên Báo Hải quan ngày 8/5, đại diện truyền thông của Tổng công ty Sông Đà-CTCP cho biết: DN này không thể đưa ngay ra phần phản hồi, bình luận cho những nội dung liên quan được Bộ Tài chính gửi tới Bộ Xây dựng mà cần thêm thời gian để bộ phận chuyên môn có thể xem xét, hoàn thiện nội dung trả lời phù hợp. Báo Hải quan sẽ tiếp tục cập nhật về vấn đề này.
Hoá chất Cơ bản miền Nam (CSV): Nhóm cổ đông VinaCapital không còn là cổ đông lớn Quỹ đầu tư Vietnam Investment Property Holdings Limited (thuộc sở hữu của quỹ VinaCapital) thông báo đã giảm tỷ lệ sở hữu tại CTCP Hoá chất Cơ bản miền Nam (Mã chứng khoán CSV - sàn HOSE) từ 5,35% về mức 4,87%. Cụ thể, quỹ Vietnam Investment Property Holdings Limited đã bán ra 210.000 cổ phiếu, giảm số lượng sở hữu từ 2.363.084...