Ngân hàng ‘giành giật’ khách hàng cuối năm
Tuy mặt bằng lãi suất (cả huy động và cho vay) đã giảm so với trước đây, song trước áp lực chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng, nhất là khi nhu cầu vốn của khách hàng trong mùa kinh doanh cao điểm cuối năm tăng cao, các nhà băng vẫn ra sức cạnh tranh hạ lãi suất để giành thị phần tín dụng và huy động vốn.
Tuy lãi suất chỉ cạnh tranh thời gian đầu nhưng vẫn là một lợi thế để chào mời, thu hút khách hàng
Ông Lê Minh Sơn, Giám đốc Công ty TNHH Dịch vụ -Thương mại Sơn Hà cho biết, lâu nay Công ty ông sử dụng vốn vay của Agribank, với mức lãi suất khoảng 9%/năm. Trong thời gian gần đây, không ít ngân hàng TMCP khác như ACB, MB, Sacombank tấp nập chào mời với mức lãi suất thấp hơn, chỉ 7-8%/năm.
Tuy nhiên, ông Sơn không thay đổi bởi ngay từ khi bắt đầu làm ăn đã sử dụng vốn vay của Agribank. Đồng thời, theo quy định mới của Ngân hàng Nhà nước (NHNN), kể từ đầu tháng 11/2015, lãi suất Agribank hỗ trợ vốn cho Công ty Sơn Hà sẽ được giảm xuống 7%/năm, do Công ty thuộc diện DN vừa và nhỏ. Bên cạnh đó, ông Sơn cho rằng, lãi suất vay được Sacombank, MB, ACB chào ở mức 7-8%/năm chỉ áp dụng trong 3-4 tháng đầu, sau đó sẽ tăng lên ở mức cao để bù trừ.
Hiện nay, các NHTM đang “chạy đua” giành thị phần tín dụng cá nhân nên không chỉ có nhân viên chính thức chào mời vay vốn mà còn có cả hệ thống cộng tác viên tham gia nhằm gia tăng doanh thu và thị phần tín dụng. Trong đó, phải kể đến những ngân hàng cổ phần không có vốn nhà nước, có mạng lưới tương đối phủ rộng khắp các tỉnh thành như Sacombank, ACB, DongA Bank…
Tình trạng cạnh tranh lãi suất dành cho khách hàng hiện nay không chỉ có ở phân khúc doanh nghiệp mà còn nóng hơn ở khối khách hàng cá nhân. Nhiều hình thức chào mời, tư vấn, giảm lãi suất, thậm chí về mức bằng 0%/năm được nhân viên tín dụng của các ngân hàng, công ty tài chính ra sức sử dụng.
Video đang HOT
Chẳng hạn, lãi suất bằng 0%/năm trong cho vay mua nhà ở dự án Mega Village tại Viet Capital Bank, hay tại Eximbank, lãi suất cho vay mua nhà áp dụng chỉ 7-8%/năm, nhưng chỉ trong vài tháng đầu…
Theo chị Nguyễn Hương, nhân viên tư vấn tín dụng của một ngân hàng, với các chương trình tín dụng ưu đãi, tuy lãi suất chỉ cạnh tranh thời gian đầu, nhưng đây vẫn là một trong những lợi thế để chào mời, thu hút khách hàng trong quá trình vay vốn. Đặc biệt với khách hàng cá nhân có cầu vốn.
Hiện nay, các NHTM đang “chạy đua” giành thị phần tín dụng cá nhân nên không chỉ có nhân viên chính thức chào mời vay vốn mà còn có cả hệ thống cộng tác viên tham gia nhằm gia tăng doanh thu và thị phần tín dụng. Trong đó, phải kể đến những ngân hàng cổ phần không có vốn nhà nước, có mạng lưới tương đối phủ rộng khắp các tỉnh thành như Sacombank, ACB, DongA Bank… Chính điều này đã khiến các NHTM có vốn nhà nước phải đau đầu trong việc cạnh tranh lãi suất để giữ chân khách hàng.
Phó giám đốc chi nhánh một NHTM có vốn nhà nước cho biết: “Tôi không hiểu vì sao các ngân hàng cổ phần quy mô vừa và nhỏ huy động với lãi suất 6,5-7%/năm, nhưng cho vay ra chỉ ở mức tương đương, thậm chí còn thấp hơn lãi suất huy động đầu vào. Trong khi đó, chúng tôi không thể cho vay dưới mức lãi suất huy động nên rất khó trong việc cạnh tranh cho vay. Tuy nhiên, nếu không thận trọng, khách hàng sẽ bị thiệt, vì lãi suất ưu đãi chỉ được áp dụng trong thời gian đầu, sau đó sẽ được nâng lên”.
Không chỉ cạnh tranh về lãi suất cho vay trong cuộc đua giành thị phần tín dụng, các NHTM cũng đang ra sức huy động vốn và lãi suất được xem là một trong những công cụ hữu hiệu nhất để cạnh tranh thu hút nguồn tiền nhàn rỗi trong dân cư. Lãi suất huy động của ngân hàng nhỏ luôn được áp dụng ở mức cao hơn nhà băng lớn, đồng thời còn có chính sách ưu đãi, khuyến mãi cộng thêm.
Trước hiện tượng này, TS Nguyễn Văn Thuận, Trưởng Khoa Tài chính – ngân hàng Trường Đại học Mở TP. HCM cho rằng, cạnh tranh về lãi suất là vấn đề không mới trong hoạt động của ngành ngân hàng. Tuy nhiên, việc các nhà băng chạy đua về lãi suất (cả với huy động và cho vay) sẽ dễ dẫn đến rủi ro. Bởi với huy động tiết kiệm, các nhà băng đẩy lãi suất lên mức cao, với kỳ vọng thu hút tiền gửi khiến chi phí đội lên thì cho vay cũng phải tăng lãi suất. Như vậy, các nhà băng này sẽ rất khó có thể cân đối được chi phí đầu vào và đầu ra. Còn nếu giảm lãi suất cho vay ra khá mạnh thì không còn lợi nhuận, thậm chí chịu thua lỗ.
Theo_Tin Nhanh Chứng Khoán
Vì sao vốn ngoại vẫn thận trọng vào ngân hàng nội?
Các nhà đầu tư nước ngoài khá thận trọng khi lựa chọn ngân hàng trong nước để rót vốn do còn nhiều vấn đề chưa được minh bạch. Mặt khác, quy định tỷ lệ góp vốn tối đa là 30% đã hạn chế tiếng nói quyết định và quyền phủ quyết của họ.
Bên cạnh những ngân hàng đã thu hút vốn ngoại thành công, cũng có không ít nhà băng thất bại trong đàm phán gọi vốn ngoại để nâng cao năng lực tài chính, tránh M&A hay bị mua lại 0 đồng. Đứng đầu danh sách ngân hàng yếu kém, Ngân hàng TMCP Dầu khí Toàn cầu (GPBank) đã được Chính phủ cho phép bán 100% vốn cho nhà đầu tư nước ngoài để tái cấu trúc. Tuy nhiên, việc gọi vốn không thành công và GPBank phải bán lại cho Ngân hàng Nhà nước (NHNN) với giá 0 đồng, cổ đông bị trắng tay.
Được biết, NHNN đã giới thiệu Tập đoàn United Overseas Bank Limited (UOB của Singapore) vào khảo sát tại GPBank. Hai bên đã đàm phán và gần hoàn tất các quy trình. Nhưng cuối cùng, chỉ còn một nhóm cổ đông GPBank không đồng ý về giá cổ phiếu, nên OUB ra đi. Sau đó, NHNN giới thiệu tiếp Hongleong Bank (Malaysia) tìm hiểu GPBank, nhưng sau 3 tháng khảo sát, tập đoàn này cũng ra đi.
Theo ông Andy Ho, Giám đốc điều hành VinaCapital, trong mắt nhà đầu tư ngoại, lĩnh vực tài chính - ngân hàng luôn hấp dẫn, nhưng không vì thế mà họ vào bằng mọi giá. Với những nhà băng nhỏ, hoạt động yếu kém, nhà đầu tư ngoại khá thận trọng, dù được mở 100% room.
Trước khi quyết định rót vốn, nhà đầu tư nước ngoài phải tính toán xem khả năng vực dậy và tăng trưởng trong tương lai của nhà băng đó ra sao. Mặt khác, yếu tố quan trọng và quyết định trong đầu tư của họ chính là sự minh bạch, cho dù ngân hàng đó có tỷ lệ nợ xấu cao.
Trước khi rơi vào tình trạng kiểm soát đặc biệt của NHNN giữa tháng 8/2015, Ngân hàng TMCP Đông Á (DongA Bank) đã đàm phán với một số tập đoàn tài chính nước ngoài, với kỳ vọng nâng cao năng lực tài chính, sức cạnh tranh và xử lý được các khoản nợ xấu lớn.
Trong 2 quý đầu năm 2015, đã có 2-3 nhà đầu tư nước ngoài quan tâm tìm hiểu DongA Bank. Trong số đó, có một quỹ đầu tư nước ngoài là nhà đầu tư đã tìm hiểu để mua cổ phần của Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín (Sacombank) trước đó. Thế nhưng, khi hai bên chưa đi đến thống nhất cuối cùng, thì DongA Bank đã rơi vào tình trạng kiểm soát đặc biệt.
Tại Sacombank, sau khi ANZ ra đi và chuyển nhượng phần vốn nắm giữ 9,7% lại cho Ngân hàng TMCP Xuất nhập khẩu Việt Nam (Eximbank), HĐQT Sacombank từng trình cổ đông thông qua kế hoạch bán 20% cổ phần cho đối tác chiến lược nước ngoài. Tuy nhiên đến nay, khi Eximbank chuẩn bị thoái 9,7% vốn, Sacombank vẫn chưa triển khai được kế hoạch gọi vốn ngoại, nâng cao năng lực tài chính.
UOB trước đây là cổ đông ngoại nắm giữ 20% vốn của Ngân hàng TMCP Phương Nam (SouthernBank). Nhưng sau khi SouthernBank sáp nhập vào Sacombank, tỷ lệ này đã giảm đi đáng kể. Trên thị trường còn xuất hiện thông tin, OUB sẽ tính đến chuyện rút lui.
Nếu OUB rút lui thì cũng giống trường hợp Tập đoàn Fullerton Financials Holding (FFH) giữ 20% cổ phần của Ngân hàng TMCP Phát triển Mê Kông (MeKong Bank), nhưng đã nhanh chóng chia tay khi nhà băng này phải sáp nhập vào Ngân hàng TMCP Hàng hải (Maritime Bank). Sau khi chia tay Mekong Bank, FFH cho biết, sẽ tìm kiếm ngân hàng Việt Nam khác để đầu tư, nhưng đến nay vẫn chưa có động tĩnh gì.
Với Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank), sau khi chia tay đối tác ngoại là Tập đoàn Oversea Chinese Banking Corporration (OCBC, Singapore) cuối năm 2013, ngân hàng này đã ra sức tìm kiếm đối tác chiến lược nước ngoài, nhưng chưa thành công. Lãnh đạo VPBank cho biết, tỷ lệ chào bán vốn cho nhà đầu tư nước ngoài của VPBank theo quy định là 30%. Thời điểm thực hiện vào quý IV/2015 và năm 2016 tùy vào việc xin chấp thuận của các cơ quan nhà nước và đàm phán với đối tác.
Theo chuyên gia tài chính Lê Xuân Nghĩa, do ngân hàng là một ngành đặc thù và việc nhà đầu tư ngoại có sẵn sàng rót vốn còn tùy thuộc vào các yếu tố khác như: chiến lược phát triển phù hợp, triển vọng tăng trưởng tốt và nét tương đồng văn hóa giữa 2 doanh nghiệp... Vì vậy, mấy năm qua, không ít nhà băng nội chưa tìm được đối tác chiến lược nước ngoài.
Theo Vân Linh
baodautu.vn
Theo_Tin Nhanh Chứng Khoán
Thêm nhiều sản phẩm vay tiêu dùng lãi suất 0% Trong giai đoạn 2016-2017, sẽ có đến 70% sản phẩm của các công ty tài chính có mức lãi suất 0%/năm. Với hoạt động đặc thù, chi phí vốn và mức độ rủi ro cao, lãi suất cho vay tiêu dùng của các công ty tài chính (CTTC) thường cao hơn ngân hàng thương mại. Tuy nhiên, với việc CTTC xuất hiện ngày...