Ngân hàng dùng robot giao dịch với khách thế nào?
Việc đưa robot vào phục vụ được một số ngân hàng trên thế giới sử dụng như một giải pháp giúp tiết kiệm giờ làm việc thủ công.
Mới đây, Ngân hàng Nam Á ( Nam A Bank) công bố việc đưa robot OPBA vào phục vụ khách hàng. Đây là nhà băng Việt đầu tiên ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) trong giao dịch.
Theo đó, robot OPBA sẽ tư vấn mọi thắc mắc của khách hàng, giúp khách không phải đợi chờ xếp hàng tại quầy. Với những cử động đã được lập trình tự động hóa, robot OPBA sẽ nhận diện khuôn mặt khách hàng bằng tính năng Face ID hiện đại, chủ động chào hỏi, hỗ trợ khách.
Trên thế giới cũng từng có nhiều ngân hàng đưa robot vào hoạt động. Năm 2018, Ngân hàng Xây dựng Trung Quốc (CCB) đưa robot vào quản lý hoàn toàn một chi nhánh ở Thượng Hải thay cho con người.
Robot tại ngân hàng CCB Trung Quốc.
Đươc coi là ngân hàng đầu tiên sư dung robot tai Trung Quốc, ngân hàng có trụ sơ tại Băc Kinh cho biêt lắp đặt 1.600 máy thông minh tại 360 chi nhánh ở Thượng Hải để thu hut nhưng khách hàng am hiêu về công nghệ, đồng thời cắt giảm chi phí nhân viên.
Tại đây, khi vào cửa, khách hang se đươc quét ID. Sau đó, ho lây sô thư tư tư trơ lý robot. Trong những lần tới tiếp theo, hệ thống chỉ cần nhận diện khuôn mặt khách hàng để lấy thông tin. Ngoài ra, tai sanh chơ, nhà băng này bố trí một robot chuyên trả lời các câu hỏi hay thăc măc của khách hàng.
Video đang HOT
Đài RT ngày 24/11/2019 đưa tin, nằm trong dự án tái cơ cấu trị giá 8,3 tỷ USD, ngân hàng Deutsche (Deutsche Bank) của Đức đến nay cắt giảm hơn 4.000 vị trí công việc và sẽ sa thải thêm khoảng 18.000 nhân viên nữa đến năm 2022.
Ngân hàng Deutsche sử dụng robot làm việc.
Tiết lộ với báo Financial News (Anh), một đại diện ngân hàng đầu tư Deutsche cho biết, ngân hàng này tiết kiệm được 680.000 giờ làm việc thủ công nhờ ứng dụng máy móc thay thế con người. Nhà băng sử dụng robot để xử lý 5 triệu giao dịch trong bộ phận ngân hàng doanh nghiệp và thực hiện 3,4 triệu cuộc kiểm tra trong bộ phận ngân hàng đầu tư.
Tại Mỹ, năm 2018, chi nhánh trên đường Fifth Avenue ở Manhattan của ngân hàng HSBC cũng đưa vào vận hành một robot thân thiện có tên Pepper. Robot này có khả năng nhận diện khuôn mặt, cảm xúc và có thể phản hồi thông qua giọng nói hoặc hiển thị tin nhắn trên màn hình được gắn trên thân.
Robot biết chụp ảnh selfie cùng khách hàng.
Tại HSBC, công việc của Pepper khá đơn giản như cung cấp các thông tin sản phẩm, dịch vụ tài chính của ngân hàng, dịch vụ ngân hàng di động hay đưa ra các lựa chọn hỗ trợ khách. Pepper cũng có thể hỏi khách hàng các câu hỏi trước khi hướng dẫn khách di chuyển về phía có các nhân sự có thể trợ giúp sâu hơn.
Đặc biệt, HSBC tiết lộ rằng Pepper có thể chụp hình selfie cùng khách hàng, kể chuyện cười và thậm chí nhảy nhẹ nhàng để khiến họ vui lòng trong khi chờ đợi các nhân sự ngân hàng trợ giúp.
Theo Bloomberg, sau đợt chạy thử thành công, tháng 8 vừa qua, ngân hàng St. Galler Kantonalbank (Thụy Sĩ) quyết định sử dụng ba robot cho công việc như soạn thông tin và điền biểu mẫu. Nhà băng 151 tuổi này còn có kế hoạch thêm robot thứ tư và sớm thành lập đội ngũ robot gồm 5 thành viên.
Theo VTC
Tránh mất tiền oan khi giao dịch ngân hàng online
Công nghệ và các ứng dụng mới trong ngành ngân hàng đang giúp các giao dịch diễn ra nhanh chóng và dễ dàng hơn. Song bản thân chủ tài khoản cũng cần trang bị cho mình những kiến thức nhất định.
Cùng với sự phát triển của công nghệ, các ngân hàng như VPBank luôn phải đấu tranh với các thủ đoạn lừa đảo tinh vi, nhằm chiếm đoạt tiền của khách hàng, làm tổn hại đến uy tín nhà băng.
Thời gian gần đây, những vụ việc lừa đảo liên quan đến mã xác thực OTP diễn ra ngày một nhiều. Bản chất của hiện tượng này là bằng nhiều cách khác nhau, tội phạm đã thực hiện chiếm đoạt thông tin về thẻ, tài khoản để sử dụng các giao dịch giả mạo, chiếm đoạt tiền của khách hàng và ngân hàng.
Lừa đảo qua OTP
Chẳng hạn, kẻ gian sẽ gọi điện thoại thông báo chủ thẻ đã trúng thưởng và yêu cầu cung cấp số tài khoản, số thẻ và mã OTP để nhận thưởng; hoặc gọi cho chủ thẻ dưới danh nghĩa cơ quan điều tra yêu cầu nộp tiền vào một tài khoản khác nhằm bảo lãnh, phục vụ việc điều tra; giả làm người thân, ban bè; lập các trang web giả từ đó chiếm đoạt các thông tin, chiếm quyền kiểm soát để thay đổi các dữ liệu cá nhân, số điện thoại nhận OTP nhằm chiếm đoạt tiền, tài sản...
Thủ đoạn lừa đảo nhìn chung không có gì mới, và các ngân hàng cũng đã nhiều lần đưa ra cảnh báo nhắc nhở tới khách hàng. Hồi đầu năm nay, hàng loạt các ngân hàng thương mại đã phát đi cảnh báo về hình thức lừa đảo qua OTP, đồng thời đề nghị khách hàng lưu ý một số vấn đề khi giao dịch điện tử như tuyệt đối bảo mật thông tin thẻ, số PIN, không cung cấp mật khẩu, mã OTP cho người khác trong bất kỳ trường hợp nào.
Tuy nhiên, trong khi các ngân hàng không ngừng nỗ lực cải thiện công nghệ và bảo mật để phục vụ khách hàng, những vụ lừa đảo vẫn liên tiếp diễn ra.
Khách hàng cần thông thái hơn
Ông Nguyễn Thành Long, Phó Tổng giám đốc VPBank cho biết: "Ngân hàng đã nhiều lần khuyến cáo khách hàng không cung cấp thông tin thẻ, mã OTP theo yêu cầu từ các cuộc gọi lạ xưng danh là nhân viên ngân hàng hoặc đối tác ngân hàng. Thực tế, ngân hàng không bao giờ yêu cầu khách hàng cung cấp thông tin bảo mật, đặc biệt là mật khẩu, mã truy cập, mã OTP... Vì vậy, nếu có người tự xưng là nhân viên ngân hàng yêu cầu cung cấp những thông tin này, chắc chắn đó là đối tượng lừa đảo", ông Long chia sẻ.
Thực tế, một số ngân hàng như VPBank, trong tin nhắn cung cấp mã OTP cho khách hàng đã có khuyến cáo: "Không cung cấp mã OTP cho bất kỳ ai, kể cả nhân viên ngân hàng". Tuy nhiên, vẫn có những trường hợp khách hàng lơ là, mất cảnh giác và sập bẫy kẻ gian.
Bên cạnh đó, khách hàng cũng cần chủ động bảo quản các thiết bị cá nhân như di động, máy vi tính,... có sử dụng dịch vụ internet banking. Khách hàng nên hạn chế sử dụng Internet Banking khi đang dùng wifi công cộng, bởi những wifi này thường không yêu cầu mật khẩu để nhiều người có thể truy cập nhanh chóng. Thông qua những mạng wifi không được bảo vệ, nhiều tin tặc dễ dàng lấy cắp thông tin của người sử dụng. Ngoài ra, khách hàng cũng không nên đăng nhập tài khoản internet banking tại các thiết bị của người khác.
Trong trường hợp bị mất máy tính, điện thoại, khách hàng cần thay đổi ngay mật khẩu tài khoản Internet Banking và email nhận thông báo của ngân hàng, tiến hành khóa số điện thoại ngay khi mất số điện thoại nhận OTP xác thực giao dịch.
Theo diễn đàn doanh nghiệp
Bỏ quy định ví điện tử không được giao dịch quá 20 triệu đồng/ngày Ngân hàng Nhà nước đã bỏ quy định cấm ví điện tử giao dịch quá 20 triệu đồng/ngày, nhưng vẫn yêu cầu nạp tiền vào ví điện tử phải qua tài khoản ngân hàng. Ngân hàng Nhà nước vừa ban hành Thông tư 23 sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 39 hướng dẫn về dịch vụ trung gian thanh...