Ngân hàng dồn dập phát hành cổ phiếu tăng vốn cuối năm
Cùng với việc chia cổ tức bằng cổ phiếu, các nhà băng từng bước triển khai kế hoạch phát hành cho cổ đông hiện hữu, nhà đầu tư chiến lược để tăng vốn cuối 2020 và đầu 2021, nâng cao năng lực tài chính, đáp ứng Basel II.
Ồ ạt chia cổ tức bằng cổ phiếu
LienVietPostBank (LPB) dự kiến phát hành gần 97,7 triệu cổ phiếu để chia cổ tức năm 2019 theo tỷ lệ 10%. Ngày đăng ký cuối cùng nhận cổ tức là 4/12. Tương ứng, ngày giao dịch không hưởng quyền là 3/12.
Nguồn vốn thực hiện lấy từ lợi nhuận sau thuế chưa phân phối tính đến ngày 31/12/2019.
Trước đó, LPB đã được Ngân hàng Nhà nước chấp thuận phương án tăng vốn điều lệ từ 9.769 tỷ đồng lên 10.746 tỷ đồng (tăng 977 tỷ đồng) theo hình thức phát hành cổ phiếu để trả cổ tức năm 2019.
Phương án tăng vốn thông qua chi trả cổ tức năm 2019 bằng cổ phiếu được cổ đông ngân hàng thông qua tại Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2020.
Theo lãnh đạo LPB, việc tăng vốn điều lệ sẽ giúp ngân hàng nâng cấp hệ thống mạng lưới rộng lớn hiện có, phát huy lợi thế cạnh tranh về bán lẻ, hiện đại hóa hệ thống công nghệ thông tin; đồng thời đảm bảo tuân thủ các qui định của NHNN và nâng cao năng lực tài chính.
Cũng liên quan đến cổ phiếu LPB, Sở Giao dịch Chứng khoán TP.HCM (HOSE) mới đây thông báo 9/11 là ngày giao dịch đầu tiên đối với gần 977 triệu cổ phiếu LPB trên sàn HOSE với mức giá tham chiếu 11.800 đồng/cổ phiếu.
Tại HDBank, Ngân hàng tiếp tục tăng vốn điều lệ lên hơn 16.088 tỷ đồng thông qua chia cổ tức đợt 2/2019, ngay sau khi hoàn thành tăng vốn đợt 1/2020 từ 9.810 tỷ đồng lên 12.707 tỷ đồng.
Việc tăng vốn điều lệ đợt 1/2020 được HDBank thực hiện thông qua phát hành 289,8 triệu cổ phiếu trả cổ tức đợt 1/2019 và thưởng cổ phiếu với tổng tỷ lệ 30% từ nguồn vốn chủ sở hữu.
HDBank tiếp tục triển khai tăng vốn điều lệ lên 16.088 tỷ đồng thông qua việc chia cổ tức đợt 2/2019. Tỷ lệ phát hành là 26,92% tính theo số lượng cổ phiếu lưu hành theo vốn mới, tương đương với tỷ lệ 35% tính trên số lượng cổ phần lưu hành tại thời điểm ĐHCĐ thông qua nghị quyết về tăng vốn điều lệ năm 2020.
Như vậy, sau hai đợt chia cổ tức và cổ phiếu thưởng, cổ đông HDBank được nhận lợi tức với tổng tỷ lệ 65% trong năm 2020.
HDBank có lịch sử chia cổ tức cao và đều đặn trong những năm gần đây. Mới đây, ngân hàng này cũng phát hành thành công trái phiếu chuyển đổi cho đối tác chiến lược nước ngoài, giúp tích cực hơn nữa hệ số CAR (theo Basel II) mà hiện nay đã ở mức tốt 10.9%.
Mới đây, HNX đã chấp thuận niêm yết bổ sung gần 500 triệu cổ phiếu ACB. Đây là lượng cổ phiếu được ACB phát hành để trả cổ tức tỷ lệ 30% đầu tháng 8/2020.
Sau khi chia cổ tức, vốn điều lệ của ACB sẽ tăng từ 16.627 tỷ đồng lên 21.616 tỷ đồng. Đồng thời, ACB dự kiến sẽ tiến hành chuyển sàn niêm yết từ HNX sang HOSE cuối năm nay.
Tương tự, OCB chia cổ tức với tỷ lệ 25 – 27%, cộng với việc phát hành thành công cổ phiếu riêng lẻ cho nhà đầu tư nước ngoài Aozora, Nhật Bản, nhà băng này đã tăng vốn điều lệ lên hơn 11.275 tỷ đồng. Hiện HOSE cũng đã nhận hồ sơ niêm yết của OCB và nhà băng này dự kiến lên sàn chứng khoán cuối năm nay.
Tại một số các ngân hàng khác như Ngân hàng VIB tăng vốn điều lệ bằng phát hành cổ phiếu thưởng với tỷ lệ 20%, từ 9.245 tỷ đồng lên 11.094 tỷ đồng.
SHB đã phát hành thành công hơn 500 triệu cổ phiếu, qua đó nâng vốn điều lệ lên 17.558 tỷ đồng, vốn tự có lên gần 34.000 tỷ đồng.
Video đang HOT
VietBank dự kiến phát hành 58,66 triệu cổ phiếu để trả cổ tức cho cổ đông hiện hữu theo tỷ lệ 100: 14, tức cổ đông sở hữu 100 cổ phiếu sẽ được nhận 14 cổ phiếu phát hành thêm. Thời điểm thực hiện dự kiến trong quý IV/2020.
Sau phát hành, vốn điều lệ của VietBank dự kiến sẽ tăng thêm hơn 586,6 tỷ đồng, tương ứng tăng thêm 14% so với cuối năm 2019, lên hơn 4.776,8 tỷ đồng.
Phát hành mới tăng mạnh vốn
Bên cạnh việc chốt danh sách cổ đông chia cổ tức bằng cổ phiếu tăng vốn, các nhà băng từng bước triển khai kế hoạch phát cho cổ đông hiện hữu, nhà đầu tư chiến lược tăng vốn cuối 2020 và đầu 2021, nâng cao năng lực tài chính, đáp ứng Basel II.
Nam A Bank đang triển khai kế hoạch tăng vốn điều lệ lên 7.000 tỷ đồng, trong đó có phương án phát hành 57 triệu cổ phiếu (tương đương 570 tỷ đồng) để chi trả cổ tức với tỷ lệ 12,4878% và chào bán 143 triệu cổ phiếu riêng lẻ (tương đương 1.430 tỷ đồng).
Trước đó, ngày 1/9/2020, Nam A Bank tăng vốn điều lệ từ 3.890 tỷ đồng lên hơn 4.564 tỷ đồng thông qua chào bán cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu, phát hành cổ phiếu theo chương trình lựa chọn cho người lao động (ESOP) và chào bán riêng lẻ, tổng cộng phát hành thêm hơn 67,4 triệu cổ phiếu.
BacA Bank cũng tăng vốn điều lệ từ 6.500 tỷ đồng lên 7.085 tỷ đồng theo 2 đợt. Đợt 1 sẽ tăng vốn điều lệ thêm 462 tỷ đồng thông qua việc phát hành 46,2 triệu cổ phiếu để trả cổ tức năm 2016 và phân phối lợi nhuận để lại lũy kế đến hết ngày 31/12/2016. Đợt 2, ngân hàng sẽ tăng vốn điều lệ thêm 37,9 tỷ đồng thông qua chào bán riêng lẻ 3,79 triệu cổ phiếu.
Trong năm 2020, SCB dự kiến sẽ tăng 5.000 tỷ đồng vốn điều lệ, nâng mức vốn điều lệ sau khi tăng thêm là 20.232 tỷ đồng. Thời gian thực hiện dự kiến trong năm 2020 và hoàn thành phát hành trong 2020 – 2021.
Nguồn vốn bổ sung sẽ được thực hiện thông qua việc phát hành 500 triệu cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu, nhà đầu tư trong và ngoài nước, với giá chào bán không thấp hơn 10.000 đồng/cổ phiếu.
Mới đây, Ngân hàng Bản Việt (BVB) đã tổ chức thành công ĐHCĐ bất thường trình cổ đông thông qua phương án phát hành cổ phần tăng thêm tối đa gần 1.000 tỷ đồng trong năm 2020 và quý I/2021.
Nhà băng này cũng vừa chốt danh sách cổ đông (ngày 12/10 vừa qua) để thực hiện lấy ý kiến bằng văn bản ủy quyền HĐQT quyết định tỷ lệ sở hữu của cổ đông nước ngoài theo quy định hiện hành (tỷ lệ tối đa là 30% theo Nghị định số: “01/2014/NĐ-CP”).
Việc tăng vốn không chỉ diễn ra ở các nhà băng nhỏ mà nhu cầu nâng cao năng lực tài chính, đáp ứng chuẩn Basel II cũng khá bức bách tại ngân hàng lớn.
Tuy nhiên, mới đây Chính phủ vừa ban hành Nghị định 121/2020/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung khoản 2 Điều 12 Nghị định 91/2015 ngày 13/10/2015 về đầu tư, quản lý, sử dụng vốn Nhà nước tại doanh nghiệp.
Nhóm ngân hàng được thêm vào danh sách các lĩnh vực cho phép đầu tư bổ sung vốn Nhà nước, áp dụng với các ngân hàng thương mại cổ phần do Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ.
Điều chỉnh trên là cơ sở pháp lý để VietinBank, Vietcombank và BIDV được phép chia cổ tức bằng cổ phiếu, phát hành cổ phiếu thưởng từ nguồn vốn thặng dư nhằm tăng vốn điều lệ, nâng cao hệ số an toàn vốn.
Thực tế, tăng vốn là một trong những vấn đề cấp thiết của VietinBank nhằm đảm bảo hệ số an toàn vốn theo chuẩn Basel II. Ngân hàng đang đề xuất dùng lợi nhuận 2017 – 2018 để chia cổ tức và sử dụng lợi nhuận tích lũy để chia cổ phiếu thưởng tăng vốn điều lệ.
VietinBank (CTG) vừa lấy ý kiến cổ đông về phương án tăng vốn điều lệ thông qua trả cổ tức bằng cổ phiếu từ lợi nhuận giữ lại của các năm 2017, 2018 và 2019.
Ngày đăng ký cuối cùng cho cổ đông là 5/11, ngày gửi văn bản cho cổ đông dự kiến là 13/11 và ngày kết thúc lấy ý kiến là hết 23/11.
VietinBank là ngân hàng có phản ứng nhanh nhất ngay sau khi Chính phủ ban hành Nghị định 121.
Nếu đa số cổ đông thông qua, VietinBank sẽ rầm rộ phát hành cổ phiếu thưởng và cổ đông sẽ nhận “mưa” cổ tức bằng cổ phiếu.
Hiện cơ cấu cổ đông VietinBank gồm: NHNN đang nắm 64,46%, ba cổ đông nước ngoài MUFG Bank, IFC Capitalization Fund và International Finance Corporation nắm lần lượt 19,7%, 3,35% và 1,64% vốn cổ phần. Công đoàn VietinBank nắm 1,15%, còn lại gần 9,7% là các cổ đông khác sở hữu.
Trên thị trường, giá cổ phiếu CTG của VietinBank tăng mạnh, đóng cửa ở mức giá 30.250 đồng/cổ phiếu khi đóng cửa phiên giao dịch ngày 5/11.
Vietcombank và BIDV cũng có kế hoạch chia cổ tức bằng cổ phiếu. Tuy nhiên, tiến trình này bị vướng do ngân hàng không nằm trong lĩnh vực được tái đầu tư của Nhà nước (sở hữu thêm cổ phần). Với Nghị định 121/2020, các ngân hàng sẽ “rộng cửa” thực hiện các kế hoạch tăng vốn, chia cổ tức bằng cổ phiếu.
Bắt đầu làn sóng cổ phiếu ngân hàng đổ bộ sàn chứng khoán?
Chỉ còn 6 tháng để các ngân hàng hoàn thiện thủ tục lên sàn theo yêu cầu.
Ảnh minh họa.
Tại các đề án, chiến lược mà Chính phủ đã duyệt, 2020 là năm cuối cùng các nhà băng buộc phải đưa cổ phiếu lên sàn chứng khoán tập trung hoặc niêm yết Nhiều ngân hàng đã lên kế hoạch thực hiện, cùng làn sóng chuyển sàn với điểm đến HOSE
Cả một thập kỷ trôi qua, từ hơn hai nhiệm kỳ trước, Chính phủ đã nhiều lần định hướng và yêu cầu đưa tất cả cổ phiếu ngân hàng lên giao dịch tại các sàn chứng khoán, nhưng vẫn chưa thể thực hiện xong. Năm nay, theo lộ trình sẽ là điểm hẹn cuối.
Mùa đại hội đồng cổ đông các ngân hàng thương mại vừa và đang diễn ra bước đầu có những gợi mở mới
Giờ G đã điểm
Tại Đề án "Cơ cấu lại thị trường chứng khoán và thị trường bảo hiểm đến năm 2020 và định hướng đến năm 2025" do Thủ tướng Chính phủ phê duyệt có yêu cầu bắt buộc thực hiện niêm yết, đăng ký giao dịch cổ phiếu của các ngân hàng thương mại cổ phần.
Cụ thể, đến hết năm 2020, toàn bộ các ngân hàng thương mại phải niêm yết, đăng ký giao dịch trên thị trường chính thức.
Tại Chiến lược phát triển ngành Ngân hàng Việt Nam đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 được Thủ tướng phê duyệt tháng 8/2018 cũng đã đề ra mục tiêu đến 2020 là hoàn thành việc niêm yết cổ phiếu của các ngân hàng thương mại cổ phần trên sàn chứng khoán Việt Nam.
Định hướng này nhằm gia tăng lượng hàng hóa cho thị trường chứng khoán, cũng như tăng độ minh bạch trong hoạt động của các nhà băng. Mặt khác, đây cũng là hướng đảm bảo lợi ích cổ đông, nhà đầu tư trong việc tham gia và tạo môi trường giao dịch thuận lợi.
Như vậy, tính tới thời điểm hiện tại, thời gian còn lại chỉ là 6 tháng để các ngân hàng lên sàn theo yêu cầu của các cơ quan quản lý. Nhiều nhà băng cũng đang gấp rút hoàn thiện các thủ tục lên sàn, sau nhiều lần trì hoãn.
SeABank là một ví dụ. Tại ĐHĐCĐ thường niên tổ chức mới đây, cổ đông ngân hàng đã thông qua kế hoạch niêm yết cổ phiếu trên HOSE trong năm 2020.
Trong thời gian chưa niêm yết trên HOSE, SeABank sẽ ủy quyền cho HĐQT xem xét, quyết định việc đăng ký giao dịch trên UPCoM trong trường hợp cần thiết theo thực tế hoạt động của ngân hàng cũng như diễn biến của thị trường hoặc theo yêu cầu của các cơ quan quản lý nhà nước.
Một ngân hàng khác là OCB cũng đã lên kế hoạch niêm yết trên HOSE trong năm nay.
Để chuẩn bị cho kế hoạch này, Ban lãnh đạo OCB cho biết, từ năm 2019, ngân hàng đã tiến hành việc chào bán cổ phiếu theo hình thức riêng lẻ cho các đối tác nhằm nâng cao năng lực tài chính. Và sau nhiều tháng đàm phán, OCB đã ký được thỏa thuận mua bán cổ phần với ngân hàng Aozora của Nhật Bản.
Trong khi đó, dù kế hoạch sáp nhập vào HDBank vẫn đang bỏ ngỏ, cổ đông ngân hàng PGBank vẫn quyết định thông qua kế hoạch đăng ký lưu ký và giao dịch cổ phiếu trên sàn UPCoM.
Còn tại NamABank, do nhiều yếu tố khách quan đã ảnh hưởng đến tiến độ niêm yết trong thời gian qua. Dù vậy, Ban lãnh đạo ngân hàng cho biết, đã thực hiện gửi hồ sơ đến Trung tâm Lưu ký Chứng khoán Việt Nam (VSD) để thực hiện các thủ tục đăng ký lưu ký tập trung cổ phiếu của NamABank, làm cơ sở để hoàn thiện thủ tục niêm yết chứng khoán.
Và tại cuộc họp cổ đông tới đây, HĐQT ngân hàng sẽ trình cổ đông thông qua việc niêm yết cổ phiếu tại HOSE, thời gian thực hiện chậm nhất là cuối tháng 12 năm nay.
Chuyển sàn, đón đầu chính sách
Bên cạnh hàng loạt ngân hàng quyết định lên sàn sau thời gian trì hoãn, rất nhiều thành viên cũng quyết định chuyển cổ phiếu sang "nhà mới" trong năm nay.
Tại ĐHĐCĐ thường niên tổ chức mới đây, cổ đông ngân hàng ACB đã thông qua kế hoạch chuyển sang HOSE trong năm 2020.
Ông Đỗ Minh Toàn, Tổng giám đốc ngân hàng cho biết, việc chuyển sàn sẽ chia làm hai bước, trong đó bước 1 là chốt cổ tức bằng cổ phiếu vào tháng 9 sau đó tháng 11, tháng 12 sẽ chuyển sàn sang HOSE.
"Việc chuyển sàn có thể giúp làm tăng giá giá trị thị trường cổ phiếu và đem lại lợi ích cho các cổ đông hơn nữa khi chỉ số VN-Index mang tính đại diện cao cho thị trường chứng khoán và thường được các quỹ đầu tư sử dụng làm tham chiếu đo lường hiệu quả đầu tư", Ban lãnh đạo ACB chia sẻ.
Cũng với việc chuyển sang HOSE, lãnh đạo ngân hàng kỳ vọng cổ phiếu ACB sẽ được lọt vào rổ chỉ số của HOSE với tỷ trọng đáng kể như VN30 (tỷ trọng khoảng 4%), VNDIAMOND (10%), VNFINSELECT (12%). VNFINLEAD (12%)...
Tương tự, VIB cũng dự kiến chuyển sang sàn HOSE trong năm nay, sau khi hoàn tất việc tăng vốn bằng cổ phiếu thưởng.
Lý giải về quyết định này, Ban lãnh đạo ngân hàng cho biết, cổ phiếu VIB nhiều năm qua được đánh giá trong nhóm cổ phiếu ngân hàng được săn đón nhưng nhiều tổ chức và các quỹ lớn chưa đưa được vào danh mục đầu tư do vẫn còn niêm yết trên sàn UPCoM.
SHB mới đây cũng đã quyết định chuyển sàn giao dịch từ HNX sang HOSE, trong khi LienVietPostBank cũng lên kế hoạch chuyển từ UPCoM sang HOSE.
Theo đánh giá của giới chuyên gia, việc chuyển sàn sang HOSE sẽ giúp ngân hàng đạt được hai mục đích. Thứ nhất, là giúp nâng cao hình ảnh và nhận diện thương hiệu của ngân hàng trong cộng đồng nhà đầu tư và khách hàng, đồng thời, tính thanh khoản của cổ phiếu ngân hàng cũng tăng cao hơn.
Thứ hai, động thái này cũng nhằm đón đầu chính sách khi Thủ tướng Chính phủ đã chấp thuận lập Sở Giao dịch Chứng khoán Việt Nam trên cơ sở sắp xếp lại 2 sàn HOSE và HNX.
Theo đó, từ 2020-2023, dự kiến thị trường cổ phiếu chuyển về HOSE quản lý, còn HNX quản lý thị trường trái phiếu (trái phiếu chính phủ, doanh nghiệp) và thị trường chứng khoán phái sinh.
Dó đó, việc các ngân hàng chuyển niêm yết cổ phiếu sang HOSE chỉ là vấn đề thời gian.
Cổ phiếu LPB của LienVietPostBank sẽ giao dịch trên HOSE từ ngày 9/11/2020 với giá tham chiếu 11.800 đồng/cổ phiếu Cổ phiếu LPB của Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt (LienVietPostBank) sẽ bắt đầu được giao dịch tại Sở Giao dịch Chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh (HOSE) vào thứ Hai, ngày 09/11/2020, theo thông báo ngày 27/10/2020 của HOSE. Tổng số lượng chứng khoán niêm yết là 976.948.319 cổ phiếu với giá tham chiếu trong ngày giao dịch đầu tiên...