Ngân hàng đòi nợ trước hạn: Lý và tình
Trong vụ việc tranh chấp tín dụng tại Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng ( VPBank) vừa được Tòa án nhân dân TP. Hà Nội đưa ra xét xử, doanh nghiệp yêu cầu ngân hàng phải bồi thường do việc bị đòi nợ trước hạn đã gây thiệt hại cho doanh nghiệp.
Theo quy định của Luật Các tổ chức tín dụng, ngân hàng được phép thu hồi nợ trước hạn nếu bên vay vi phạm hợp đồng tín dụng. Song việc thu hồi nợ nên được xử lý sao cho hợp tình, hợp lý lại vô cùng khó.
Được biết, Công ty TNHH Thương mại Xuân Lộc (Công ty Xuân Lộc) và Công ty TNHH Thương mại Xuân Lộc Phát (Công ty Xuân Lộc Phát) đều có trụ sở tại quận Hai Bà Trưng, TP. Hà Nội, do ông Đặng Xuân Tiến là Giám đốc đại diện theo pháp luật.
Hợp đồng tín dụng ký kết giữa VPBank và Công ty Xuân Lộc ngày 25/10/2011 và khế ước nhận nợ ngày 25/10/2012 thể hiện số tiền vay nợ là 4 tỷ đồng, thời hạn vay 6 tháng. Bên vay phải trả gốc một lần khi kết thúc thời hạn vay theo khế ước nhận nợ. Mục đích vay vốn là để kinh doanh ô tô.
Khoản nợ lãi trả theo định kỳ 1 tháng/lần, vào ngày 25 hàng tháng. Lãi suất trong năm là 19,5% được điều chỉnh định kỳ 3 tháng/lần, mức điều chỉnh bằng lãi suất tiết kiệm kỳ hạn 12 tháng của ngân hàng đang áp dụng tại thời điểm điều chỉnh, cộng biên độ 7,5%. Đến kỳ thanh toán, nếu bên vay không trả được còn phải chịu phạt lãi chậm trả bằng 0,05%/ngày tính trên số lãi chậm trả và số ngày chậm trả.
Video đang HOT
Về phía hợp đồng giữa VPBank và Công ty Xuân Lộc Phát ký ngày 27/7/2012 với số tiền vay 1,2 tỷ đồng cũng có nội dung tương tự.
Do hai công ty Xuân Lộc và Xuân Lộc Phát vi phạm nghĩa vụ trả nợ, VPBank đã khởi kiện ra tòa, buộc bị đơn phải trả nợ gốc và lãi tổng cộng là 6,5 tỷ đồng.
VPBank đưa ra căn cứ pháp lý, tại Khoản 1, Điều 7 của Hợp đồng tín dụng nêu chi tiết các trường hợp Ngân hàng có quyền thu hồi nợ trước hạn gồm: bên vay phải trả gốc và lãi theo phân kỳ (tháng) mà bên vay vi phạm nghĩa vụ trả nợ của bất cứ phân kỳ nào, bất kể khi thời hạn trả nợ cuối cùng chưa kết thúc; bên vay sử dụng vốn sai mục đích, cung cấp thông tin sai sự thật, trốn tránh hoặc thiếu thiện chí trả nợ; bên vay có sự thay đổi lớn trong bộ máy quản trị điều hành…
Cụ thể, trong vụ việc này, VPBank cho rằng, ông Đặng Xuân Tiến vi phạm nghĩa vụ thanh toán kỳ trả lãi. Từ ngày 24/1/2013, bị đơn vi phạm 3 kỳ (3 tháng). VPBank đã nhiều lần làm việc, nhưng ông Tiến vẫn chậm trả nợ.
Trong khi đó, ông Tiến khẳng định, công ty không vi phạm. Việc VPBank chấm dứt hợp đồng đã gây nhiều tổn thất cho công ty. Do đó, bị đơn đề nghị VPBank có nghĩa vụ bồi thường thiệt hại.
Luật sư Trần Văn Tú (người bảo vệ quyền lợi của bị đơn) lập luận, trong quá trình hoạt động kinh doanh, hai công ty Xuân Lộc và Xuân Lộc Phát đã sử dụng vốn vay. Tuy nhiên, VPBank đã không kiểm tra việc sử dụng vốn vay của khách hàng có hiệu quả hay không. Khi khách hàng vi phạm trả nợ phân kỳ, VPBank đã lập tức tiến hành đòi nợ trước hạn, khiến ông Tiến không còn cơ hội thu hồi nợ của đối tác.
Theo Luật sư Tú, tại Khoản 4, Điều 95, Luật Các tổ chức tín dụng, hai công ty của ông Tiến có đủ điều kiện được áp dụng miễn, giảm lãi suất theo quy định nội bộ ngân hàng. Mặc dù vậy, VPBank đã không có thiện chí, khiến các công ty này “gặp khó”.
Bên cạnh đó, bị đơn còn cho rằng, việc VPBank thường xuyên “thúc” nợ, gây áp lực để kê biên tài sản, đã ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của công ty.
Trong quá trình giải quyết tại cấp phúc thẩm, VPBank rút phần yêu cầu về khoản phạt chậm trả. Xem xét toàn bộ vụ án, Tòa án nhân dân TP. Hà Nội đã chấp nhận các nội dung khởi kiện của VPBank. Trường hợp bị đơn không thực hiện nghĩa vụ thanh toán, VPBank có quyền yêu cầu cơ quan thi hành án phát mại các tài sản đảm bảo.
Hà Linh
Theo_Tin Nhanh Chứng Khoán
Xét xử vụ án gây thất thoát gần một nghìn tỷ đồng tại Agribank
Ngày 22-10, Tòa án nhân dân TP Hồ Chí Minh đã đưa ra xét xử sơ thẩm vụ án tham nhũng gây thiệt hại 966 tỷ đồng tại Công ty Dệt kim Đông Phương và Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Agribank) chi nhánh 6. Đây là một trong tám vụ án lớn được Ban chỉ đạo Trung ương về Phòng, chống tham nhũng chỉ đạo đưa ra xét xử trước Đại hội lần thứ XII của Đảng. Có 11 bị cáo bị xét xử, bao gồm năm bị cáo nguyên là cán bộ Agribank chi nhánh 6; sáu bị cáo thuộc Công ty đầu tư xây dựng Tấn Phát, Công ty Thanh Phát, Công ty Dệt kim Đông Phương, Công ty siêu mẫu Việt. Trong đó, bị cáo Dương Thanh Cường, nguyên Tổng Giám đốc Công ty Tấn Phát là người cầm đầu.
Theo cáo trạng, dù không có khả năng tài chính nhưng Dương Thanh Cường vẫn thành lập nhiều công ty với số vốn đăng ký hàng trăm tỷ đồng và thuê người lập hồ sơ vay vốn ngân hàng đầu tư bất động sản. Năm 2006, Cường đứng ra nhận huy động vốn để đầu tư vào dự án Trung tâm thương mại dịch vụ và chung cư cao tầng của Công ty Dệt kim Đông Phương trên cơ sở 17 nghìn m2 đất của Đông Phương đang chuyển mục đích sử dụng. Cường chỉ đạo cho cấp dưới lập hồ sơ vay 170 tỷ đồng của Agribank chi nhánh 6, tài sản thế chấp là quyền sử dụng đất tại số 10 đường Âu Cơ của Công ty Đông Phương cùng với bất động sản tại số 44 đường An Dương Vương (quận 8) do công ty của Cường đứng tên.
Được Cường đặt vấn đề vay tiền, Hồ Đăng Trung, nguyên Giám đốc Argribank chi nhánh 6 chỉ đạo cấp dưới lập báo cáo thẩm định. Dù biết dự án này chưa được phê duyệt, tài sản bảo đảm chỉ là chứng nhận tạm thời không được cầm cố, thế chấp, nhưng cán bộ tín dụng Agribank chi nhánh 6 vẫn thẩm định và cho vay. Đến tháng 10-2007, Cường tiếp tục chỉ đạo công ty con lập hồ sơ vay 628 tỷ đồng của Agribank chi nhánh 6 để thực hiện dự án Khu biệt thự nhà vườn tại xã Phong Phú, huyện Bình Chánh. Tương tự, dự án này cũng chưa được cấp có thẩm quyền phê duyệt. 23 bất động sản mà Cường đem thế chấp chưa được chuyển nhượng cho Công ty Thanh Phát nhưng lãnh đạo Agribank chi nhánh 6 vẫn ký hợp đồng. Đến thời điểm bị khởi tố vụ án (9-2012), hành vi của các bị cáo đã gây thiệt hại cho Agribank chi nhánh 6 hơn 966 tỷ đồng.
Dự kiến, phiên tòa diễn ra đến ngày 28-10.
Theo_Báo Nhân Dân
Cần xét xử lưu động những vụ án tai nạn giao thông nghiêm trọng Đó là ý kiến của không ít chuyên gia pháp lý khi bàn về thực trạng tai nạn giao thông (TNGT) hiện nay. Bởi muốn nâng cao ý thức của người tham gia giao thông thì phải áp dụng đồng bộ các giải pháp, trong đó cần chỉ rõ cho họ thấy rằng bất kỳ ai cũng có thể phải gánh chịu hậu...