Ngân hàng đầu tiên của Mỹ phá sản trong năm 2024
Cơ quan Bảo hiểm Ký thác Liên bang Mỹ (FDIC) mới đây cho biết ngân hàng Republic First Bank vừa bị các cơ quan quản lý tiểu bang Pennsylvania đóng cửa.
Đây là vụ ngân hàng phá sản đầu tiên của Mỹ trong năm nay.
Republic First Bank có tổng tài sản khoảng 6 tỷ USD và tổng số tiền gửi là 4 tỷ USD vào thời điểm cuối tháng 1/2024. Ảnh: nytimes.com
Phóng viên TTXVN tại Mỹ dẫn tuyên bố của FDIC nêu rõ: “Republic First Bank đặt trụ sở tại Philadelphia (hoạt động kinh doanh với tên gọi Republic Bank) bị Sở Ngân hàng và Chứng khoán Pennsylvania đóng cửa vào ngày 26/4, đồng thời chỉ định FDIC làm đơn vị quản lý tài sản. Để bảo vệ người gửi tiền, FDIC ký một thỏa thuận với Fulton Bank, National Association tại Quận Lancaster, Pennsylvania để đảm nhận phần lớn tất cả các khoản tiền gửi và mua phần lớn tài sản của Republic Bank”.
Video đang HOT
Theo FDIC, Republic First Bank có tổng tài sản khoảng 6 tỷ USD và tổng số tiền gửi là 4 tỷ USD vào thời điểm cuối tháng 1/2024. Điều đó làm cho Republic Bank có quy mô nhỏ hơn nhiều so với sự sụp đổ của những ngân hàng từng làm rung chuyển thế giới tài chính vào năm ngoái, ví dụ như Silicon Valley Bank có khoảng 209 tỷ USD tính đến cuối năm 2022 và sụp đổ vào tháng 3/2023.
FDIC cho biết “32 chi nhánh của Republic Bank tại New Jersey, Pennsylvania và New York sẽ mở cửa trở lại với tư cách chi nhánh của Fulton Bank vào ngày 27/4 (với các chi nhánh làm việc theo giờ hành chính vào Thứ Bảy) hoặc vào Thứ Hai (29/4) trong giờ làm việc như thường lệ”. Những người có tiền gửi tại Republic Bank sẽ trở thành người gửi tiền tại Fulton Bank. FDIC bảo hiểm lên tới 250.000 USD cho mỗi khách hàng gửi tiền.
Republic First Bank, đặt trụ sở tại Philadelphia, là một thực thể khác với First Republic Bank – ngân hàng thương mại đặt trụ sở tại San Francisco bị đóng cửa vào tháng 5/2023, phần lớn tài sản của First Republic Bank được bán lại cho JPMorgan Chase. Republic Bank bị phá sản vào thời điểm các ngân hàng trong khu vực lâm vào cảnh hỗn loạn, trong đó lãi suất tăng cao làm lĩnh vực phụ thuộc vào tín dụng chịu tổn hại.
Sự sụp đổ của Silicon Valley Bank gây ra cuộc khủng hoảng rộng lớn vào năm ngoái, kéo theo Signature Bank vài ngày sau đó, tiếp tới là First Republic Bank trong vài tuần sau đó. Theo FDIC, tổng cộng có 5 nhà băng ở Mỹ bị phá sản vào năm 2023. Theo đó, Republic Bank là ngân hàng đầu tiên phá sản tại Mỹ kể từ lúc Citizens Bank sụp đổ ở Sac City, bang Iowa hồi tháng 11/2023. Hãng Bloomberg hồi đầu tuần đưa tin FDIC đã tìm cách liên lạc với các công ty về việc mua lại Republic Bank.
Mới đây, New York Community Bank chứng kiến giá cổ phiếu của ngân hàng này biến động mạnh khi khách hàng bắt đầu rút tiền từ ngân hàng sau khi họ nhận diện được “điểm yếu vật chất” trong cách thức kiểm soát của công ty. New York Community Bank nhận được khoản hỗ trợ đầu tư vốn cổ phần trị giá 1 tỷ USD từ các nhà đầu tư, gồm có cả công ty Liberty Strategic Capital của cựu Bộ trưởng Tài chính Steven Mnuchin, vào tháng 3 vừa qua.
Thêm một ngân hàng Mỹ mất khả năng thanh toán
Theo hãng tin CNN, ngày 28/7, ngân hàng Heartland Tri-State Bank tại thành phố Elkhart (bang Kansas, Mỹ) đã mất khả năng thanh toán và Cơ quan Bảo hiểm tiền gửi liên bang Mỹ (FDIC) đã tiếp quản ngân hàng này.
Cơ quan Bảo hiểm tiền gửi liên bang Mỹ (FDIC) đã tiếp quản ngân hàng Heartland Tri-State Bank. Ảnh: Getty Images
Đây là ngân hàng thứ 4 của Mỹ sụp đổ, sau First Republic, Silicon Valley Bank và Signature Bank, gây chấn động ngành ngân hàng Mỹ. Các nhà lập pháp phải đưa ra loạt biện pháp mới để bảo vệ tiền gửi của khách hàng và ổn định hệ thống tài chính.
FDIC đã đồng ý tiếp nhận tất cả các khoản tiền gửi của Heartland Tri-State Bank để bảo vệ khách hàng. Sau đó, cơ quan này đã tiến tới thoả thuận bán lại cho Dream First Bank - ngân hàng đặt trụ sở tại thành phố Syracuse, cũng ở bang Kansas.
Quyết định trên đồng nghĩa với việc 4 chi nhánh của Heartland Tri-State Bank sẽ hoạt động trở lại dưới tư cách là chi nhánh của Dream First Bank từ ngày 31/7. FDIC cho biết các khách hàng của Heartland Tri-State Bank có thể lấy lại tiền bằng cách viết séc hoặc sử dụng thẻ ATM hoặc thẻ ghi nợ. Khách hàng cũng không cần phải thay đổi ngân hàng, bởi họ sẽ tự động trở thành khách của Dream First Bank.
Theo FDIC, Heartland Tri-State Bank có tổng tài sản khoảng 139 triệu USD và tổng tiền gửi khoảng 130 triệu USD. Dream First Bank cũng đồng ý mua "về cơ bản tất cả" tài sản của ngân hàng vừa sụp đổ.
FDIC còn nêu rõ rằng các khách vay tiền tại Heartland Tri-State Bank cũng hầu như không bị ảnh hưởng vì cơ quan này và Dream First Bank sẽ ký kết thoả thuận để chia sẻ các khoản lỗ và cùng chịu trách nhiệm về khả năng thu hồi nợ.
Mỹ và Trung Quốc hợp tác ứng phó với nguy cơ ngân hàng lớn phá sản Bộ trưởng Tài chính Mỹ Janet Yellen ngày 5/4 cho biết Mỹ và Trung Quốc đang cùng chuẩn bị để đối phó với tình huống một ngân hàng lớn sụp đổ ở một trong hai nước. Bộ trưởng Tài chính Mỹ Janet Yellen (giữa) trong cuộc họp với lãnh đạo các doanh nghiệp tại Quảng Châu, tỉnh Quảng Đông (Trung Quốc) ngày 5/4/2024....