Ngân hàng đã cho vay hơn 3 triệu tỷ đồng lãi suất thấp
Đây là doanh số cho vay mới lãi suất thấp hơn so với trước dịch Covid-19 lũy kế từ 23/1/2020 đến nay của các ngân hàng với người dân, doanh nghiệp chịu ảnh hưởng bởi dịch Covid-19.
Phát biểu tại Hội nghị toàn ngành ngân hàng về công tác tín dụng và triển khai Thông tư 03/2021 diễn ra sáng nay (14/4), ông Nguyễn Tuấn Anh, Vụ trưởng Vụ Tín dụng các ngành kinh tế, Ngân hàng Nhà nước đã có thông tin về hoạt động cho vay hỗ trợ của các ngân hàng với người dân và doanh nghiệp chịu ảnh hưởng bởi dịch Covid-19.
Cụ thể, số liệu của Vụ Tín dụng các ngành kinh tế cho biết tính đến cuối tháng 3, các ngân hàng đã cơ cấu lại thời hạn trả nợ cho gần 263.000 khách hàng bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 với dư nợ hơn 353.000 tỷ đồng. Số khách hàng được miễn, giảm, hạ lãi suất cho vay thời gian qua cũng đạt trên 660.000 khách, dư nợ trên 1,27 triệu tỷ đồng.
Đặc biệt, ông Nguyễn Tuấn Anh cho biết tính từ 23/1/2020 đến nay, các ngân hàng đã cho vay mới lãi suất thấp hơn trước dịch đạt doanh số trên 3 triệu tỷ đồng, áp dụng với trên 452.000 khách hàng.
Video đang HOT
Thông tin về chương trình cho vay lãi suất 0% để người sử dụng lao động trả lương ngừng việc. Lãnh đạo Vụ Tín dụng các ngành kinh tế cho biết đến thời điểm 31/1 năm nay, cũng là thời điểm dừng giải ngân theo quy định, NHNN đã giải ngân cho Ngân hàng Chính sách Xã hội 42,9 tỷ đồng. Theo đó, Ngân sách Chính sách đã cho vay trên địa bàn 56 tỉnh, thành phố với dư nợ 41,82 tỷ với 245 người sử dụng lao động và trên 11.276 người lao động ngừng việc được áp dụng.
Tính đến nay, dư nợ còn lại của chương trình tại Ngân hàng Chính sách là 39,66 tỷ đồng.
Tăng trưởng tín dụng so với đầu năm:2.93
Thông tin về hoạt động tín dụng chung toàn ngành quý I/2021, ông Tuấn Anh cho biết dịch Covid-19 bùng phát tại một số địa phương trên cả nước tiếp tục tác động tiêu cực đến hoạt động sản xuất, kinh doanh, nhất là các ngành dịch vụ lưu trú, ăn uống, vận tải và du lịch… ảnh hưởng đến sản xuất kinh doanh, doanh thu và dòng tiền trả nợ của khách hàng, từ đó tác động đến hoạt động tín dụng ngân hàng.
Tính đến cuối tháng 3, tăng trưởng tín dụng toàn nền kinh tế đã đạt 2,93% so với đầu năm, tương đương tổng dư nợ nền kinh tế ước đạt trên 9,46 triệu tỷ đồng.
Trong cả năm 2021, NHNN định hướng mức tăng trưởng tín dụng khoảng 12%, tương đương mức tăng năm 2020 (12,13%). Tuy vậy, chỉ tiêu này sẽ được điều chỉnh phù hợp với diễn biến, tình hình thực tế.
Trong đó, lãnh đạo NHNN cho biết tăng trưởng tín dụng sẽ tiếp tục được điều hành theo hướng hợp lý gắn với nâng cao chất lượng tín dụng, tập trung vào các lĩnh vực sản xuất, lĩnh vực ưu tiên. Kiểm soát chặt tín dụng trong lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro. Tiếp tục tháo gỡ khó khăn về tín dụng cho người dân, doanh nghiệp bị thiệt hại do thiên tai, dịch bệnh.
Thừa Thiên Huế phấn đấu giải quyết việc làm cho 16.000 lao động trong năm 2021
Theo kế hoạch giải quyết việc làm năm 2021 vừa được UBND tỉnh Thừa Thiên Huế ban hành, địa phương này đưa ra mục tiêu giải quyết việc làm cho khoảng 16.000 lao động.
Thừa Thiên Huế đặt mục tiêu giải quyết việc làm cho khoảng 16.000 lao động trong năm 2021.
Cụ thể, Thừa Thiên Huế sẽ phấn đấu giải quyết việc làm cho người lao động thông qua các kênh: Phát triển các ngành kinh tế của tỉnh (11.500 lao động); hỗ trợ tạo việc làm từ các dự án vay vốn từ Quỹ Quốc gia về việc làm (cho trên 2.500 lao động); phấn đấu đưa 1.800 đến 2.000 lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.
Thừa Thiên Huế cũng hướng đến chuyển dịch cơ cấu lao động theo hướng tăng lao động ngành du lịch, dịch vụ và giảm lao động ngành nông, lâm nghiệp, thủy sản. Trong đó tỷ lệ lao động trong ngành du lịch, dịch vụ 42,1%; công nghiệp - xây dựng 32,1% và nông, lâm nghiệp, thủy sản 25,8%.
Ngoài ra, để phục vụ nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội, trong năm 2021, Thừa Thiên Huế phấn đấu nâng tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt trên 67%; giảm tỷ lệ thất nghiệp thành thị dưới mức 2,3%.
Để đạt được các mục tiêu đề ra, các giải pháp trọng tâm cũng đã được xác định, gồm: Thúc đẩy tăng trưởng kinh tế tạo việc làm; phát triển mạng lưới doanh nghiệp, doanh nhân và nâng cao hiệu quả hoạt động vay vốn chính sách tín dụng việc làm; phát triển thị trường lao động và các hoạt động kết nối cung - cầu lao động ở trong nước, đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài; nâng cao chất lượng giáo dục nghề nghiệp để gắn kết với công tác giải quyết việc làm; truyền thông, nâng cao năng lực thực hiện chương trình...
Cổ phiếu cần quan tâm ngày 7/4 Báo Đầu tư Chứng khoán trích báo cáo phân tích một số cổ phiếu cần quan tâm trước phiên 7/4 của các công ty chứng khoán. Đánh giá cao triển vọng tăng trưởng của MBB CTCK MB (MBS) Chúng tôi đánh giá cao triển vọng tăng trưởng của MBB trong năm 2021 với cơ cấu nguồn thu đa dạng, dư nợ tăng trưởng...