Ngân hàng cuối năm: Nợ xấu cao, tiền dư thừa, lợi nhuận…èo uột!
Báo cáo tài chính quý III của các ngân hàng đã dần hé lộ về bức tranh không mấy khả quan của ngành vào quý IV. Lợi nhuận lao dốc, nợ xấu tăng trong khi thanh khoản dư thừa song cầu tín dụng từ doanh nghiệp lại yếu.
Số liệu nợ xấu bất nhất
Trong bản báo cáo cập nhật về tình hình ngành ngân hàng 9 tháng đầu năm 2012, nhóm nghiên của Công ty Chứng khoán Vietcombank (VCBS) dẫn báo cáo của Ủy ban Kinh tế Quốc hội cho biết, tỷ lệ nợ xấu theo công bố của các tổ chức đang “vênh nhau”. Con số cơ quan thanh tra của NHNN đưa ra tại cuối quý II là 8,82%, cao hơn 8,6% vào cuối quý I và cao hơn nhiều so với con số báo cáo từ các tổ chức tín dụng là 4,49% tại cùng thời điểm.
Trong khi đó, nợ xấu của nhiều ngân hàng vẫn tiếp tục tăng lên trong quý III. Tỷ lệ nợ xấu của TCB, CTG, MBB, ACB và STB đề đã cao hơn so quý II. BIDV và VCB mặc dù cải thiện song vẫn ở mức cao. Nhìn vào biểu đồ có thể thấy, trong số các ngân hàng lớn, VCB có tỷ lệ nợ xấu cao nhất, tiếp đến là TCB và BIDV.
Trước tình trạng này, như trước đó Dân trí đã đưa tin, Ủy ban đề xuất, giải pháp mấu chốt là phải giải quyết được hàng tồn kho trong sản xuất, trong xây dựng cơ bản và trong bất động sản. Ngoài ra, vấn đề trích lập dự phòng cũng sẽ được thanh tra giám sát chặt chẽ hơn, ngân hàng nào không trích lập đủ dự phòng rủi ro thì sẽ không được chia cổ tức.
VCBS cho rằng, điều này sẽ có thể làm giảm sức hấp dẫn của cổ phiếu ngân hàng trong ngắn hạn nhưng về lâu dài sẽ giúp cải thiện đáng kể “ sức khỏe” các ngân hàng.
Ngoài ra, công bố của NHNN cũng cho thấy, tổng tài sản của toàn hệ thống trong quý III đã giảm 1,89% so đầu năm. Vốn tự có và vốn điều lệ giảm 5,76% và 9,53%. Tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu CAR đạt 14,11%; tỷ lệ vốn ngắn hạn cho vay trung và dài hạn đạt 16,81% và tỷ lệ cấp tín dụng so nguồn vốn huy động đạt 90,91%. Các chỉ tiêu giảm sút, theo VCBS, đã phản ánh chính xác về diễn biến của ngành trong bối cảnh các biện pháp hỗ trợ tăng trưởng hầu như đều không có tác dụng và việc tái cấu trúc ngành ngân hàng chưa đạt được thêm thành tựu nào đáng kể.
Tại bản báo cáo cập nhật, nhóm nghiên cứu cũng ghi nhận khả năng sáp nhập giữa HDBank và NH Đại Á. Theo đó, Giám đốc NHNN chi nhánh TPHCM cho biết đã nhận được văn bản từ NHNN Trung ương về việc chấp thuận hai ngân hàng sáp nhập với nhau.
Cũng trong thời gian gần đây, hai ngân hàng này lần lượt thông báo họp ĐHĐCĐ bất thường, trong đó có nội dung về phương án tái cơ cấu. VCBS cho rằng, đây là bước đi nhằm chuẩn bị cho việc sáp nhập. Cả hai ngân hàng đều hoạt động tốt và không nằm trong diện 9 ngân hàng phải thực hiện tái cơ cấu bắt buộc, do đó, theo VCBS, mặc dù việc sáp nhập nếu xảy ra sẽ nâng cao tính cạnh tranh về mặt quy mô cho ngân hàng mới, nhưng không đóng góp nhiều để thúc đẩy nhanh quá trình tái cơ cấu ngành.
Theo thông tin của VCBS, năm ngân hàng còn lại trong diện phải tái cơ cấu là Đại Tín, Nam Việt, Phương Tây, Tiên Phong và GPBank vẫn chưa được NHNN thông qua phương án tái cơ cấu do chưa thực sự tối ưu và đây vẫn là vấn đề mấu chốt cần được giải quyết.
Nhu cầu tín dụng dự báo thấp, thanh khoản ngân hàng dư thừa
Theo VCBS, do các chính sách tài khóa và tiền tệ hầu như đã được sử dụng hết nên từ nay đến cuối năm sẽ không có thêm biến động về các mức trần lãi suất, đồng thời, việc áp trần vẫn được áp dụng. Lãi suất huy động và cho vay nhìn chung sẽ tiếp tục ổn định như mức hiện nay.
Mức tăng trưởng 9 tháng của các ngân hàng thuộc nhóm đứng đầu, có thị phần tín dụng lớn nhìn chung không cao: Cụ thể, Tecombank giảm 3,35%, ACB giảm 0,01%, Eximbank tăng 1-2%, Vietinbank tăng 2,63%, Vietcombank tăng 8,6% , Sacombank tăng 8,3% và MB tăng 10,7%. Trong khi đó, mức tăng trưởng tốt của những ngân hàng nhỏ như Bản Việt (20%) và PGBank (7,9%) lại hầu như không đóng góp gì cải thiện hoạt động cho vay toàn hệ thống.
Video đang HOT
Theo phân tích của nhóm nghiên cứu, thông thường theo tính mùa vụ, nhu cầu vay vốn của doanh nghiệp sẽ tăng mạnh vào cuối năm. Song, tính đến cuối tháng 10, số liệu tăng trưởng tín dụng không cho thấy sự cải thiện nào đáng kể. Nguyên nhân chủ yếu do doanh nghiệp còn do dự trong vay vốn giữa bối cảnh cầu tiêu dùng còn yếu, và hai nữa là tâm lý thân trọng của các ngân hàng trong giải ngân.
Trên cơ sở đó, VCBS dự báo, nhu cầu tín dụng trong những tháng cuối năm sẽ yếu hơn nhiều so với các năm trước. Tăng trưởng tín dụng cả năm 2012 có thể chỉ đạt 5%.
Tuy nhiên, ở mặt khác, VCBS cho rằng, hiện tượng thừa thanh khoản tạm thời đang diễn ra tại một số ngân hàng lớn có tốc độ tăng trưởng huy động cao, trong khi lượng cho vay ra thấp.
Để đảm bảo một phần lợi nhuận và cân bằng chi phí vốn, có thể các ngân hàng này sẽ tăng cường mua trái phiếu Chính phủ trong những tháng cuối năm. Điều này trái ngược với xu hướng của những năm trước, nhưng có thể là một giải pháp an toàn đẻ các ngân hàng cải thiện thu nhập lãi.
Tuy nhiên, đây là sự dịch chuyển tất yếu trong điều kiện thị trường hiện nay – VCBS nhận định.
Theo ghi nhận của Dân trí, trong thời gian vừa qua, do hiện tượng thừa vốn tạm thời nên NHNN đã sử dụng công cụ thị trường mở (OMO) để hút tiền về. Tuần vừa rồi, cơ quan này đã tiếp tục phát hành 10.058 tỷ đồng tín phiếu với kỳ hạn 56 ngày và 91 ngày qua nghiệp vụ bán hẳn, lãi suất ổn định 6%/năm và 6,8%/năm. Do còn khoản khoản đáo hạn 2.000 tỷ đồng tín phiếu kỳ hạn 28 ngày nên NHNN hút ròng 8.058 tỷ đồng với riêng nghiệp vụ bán hẳn.
Cùng với đó, tuần này NHNN bơm 1.557 tỷ đồng với kỳ hạn 7 ngày, lãi suất 8%/năm bằng nghiệp vụ mua kỳ hạn. Trừ đi khoản 1.870 tỷ đồng đến ngày đáo hạn, NHNN hút ròng 313 tỷ đồng qua nghiệp vụ repo trên OMO.
Đăng đàn trả lời chất vấn đại biểu Quốc hội ngày 13/11, Thống đốc Nguyễn Văn Bình từng cho biết, sở dĩ tăng trưởng tín dụng chỉ khoảng 3,3% là do các tổ chức tín dụng dư tiền nhưng không đầu tư ra được. Trong khi đó, số tiền dư vẫn phải trả lãi tiền gửi của dân, nên người đứng đầu NHNN đã cảnh báo, nếu không có biện pháp xử lý phần tiền dư này thì các tổ chức tín dụng có thể sẽ quay sang kinh doanh ngoại tệ, từ đó làm cho thị trường ngoại tệ trở lại bất ổn. Nhiệm vụ của việc phát hành tín phiếu chính là hút tiền về.
Cũng theo thống đốc thì đây là “việc cực chẳng đã” do NHNN sẽ phải mất tiền để mua lại phần vốn dư thừa này của các ngân hàng.
Khó khăn còn thể còn “đeo bám” đến 2013
Nhóm nghiên cứu cũng dẫn ra những nguyên nhân chủ yếu khiến kết quả kinh doanh quý III của các ngân hàng kém hơn thời gian trước. Cụ thể, mặt bằng lãi suất giảm mạnh trong quý III đã khiến thu nhập lãi thuần của các ngân hàng sụt giảm mạnh. Trong khi, phần “ăn lãi” chiếm tới 80-90% tổng thu nhập các ngân hàng giai đoạn vừa qua.
Ngoài ra, thu phí dịch vụ thường gắn với tăng trưởng tín dụng, nên khi tín dụng tăng thấm cũng khiến nguồn thu này không khả quan. Thu nhập kinh doanh ngoại hối giảm mạnh với một số ngân hàng có tỷ lệ huy động bằng vào cao do phải chuẩn bị tất toán vàng cho người gửi tiền. Cùng với đó, chi phí hoạt động và chi phí dự phòng tăng, tình hình nợ xấu dường như không được cải thiện, môi trường kinh doanh ngày càng trở nên khó khăn cũng đã cản trở thu nhập các ngân hàng.
Do vậy, theo VCBS, lợi nhuận của đại bộ phận các ngân hàng trong Quý IV sẽ không cải thiện so với quý III. Hầu hết các ngân hàng sẽ khó có khả năng hoàn thành kế hoạch lợi nhuận 2012.
Theo đó, VCB đã phải điều chỉnh dự báo về lợi nhuận trước thuế 2012 xuống mức 5.900 tỷ đồng. Trong 9 tháng đầu năm, lợi nhuận sau thuế của VCB đã giảm 2,2% so cùng kỳ còn 3.237 tỷ đồng, trong đó thu nhập lãi thuần giảm 7,3%, thu nhập phí dịch vụ giảm 5,4% và thu nhập kinh doanh ngoại hối tăng trưởng 2,8%.
Khả quan hơn, MBB có 2.023 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế riêng lẻ trong 9 tháng, tăng 24,1%, trong đó thu nhập lãi tăng 28,5% và thu nhập dịch vụ tăng 19,5% so cùng kỳ. Riêng quý III, MB gặt lãi 633 tỷ đồng, mặc dù thấp hơn 2 quý trước nhưng vẫn tăng trưởng tốt so cùng kỳ. Thu nhập lãi thuần đạt mức tương đương 2 quý đầu năm trong khi các ngân hàng lớn khác đều giảm.
Tuy nhiên, khoản lỗ từ mua bán chứng khoán kinh doanh và đầu tư của MBB tăng mạnh 39,4%, chủ yếu do thị trường chứng khoán đi xuống. Nợ xấu tăng nhẹ lên 1,99% song MB vẫn nằm trong số những ngân hàng có tỷ lệ dự phòng rủi ro cho vay khách hàng/nợ xấu cao nhất hệ thống, đạt mức 97,5% vào cuối quý III.
Với Sacombank, lợi nhuận 9 tháng cũng đã sụt giảm 2,4% cùng kỳ còn 1.555 tỷ đồng, mới hoàn thành được 62% kế hoạch năm. Với tăng trưởng tín dụng 30% so đầu năm, STB đã từ vị trí đi vay ròng vào cuối 2011 thành vị thế cho vay ròng vào cuối quý III/2012 trên liên ngân hàng.
Xét về chất lượng tài sản thì nợ xấu của STB tiếp tục tăng trong quý III và tăng 174% so đầu năm, tỷ lệ nợ xấu đến 30/9 là 1,43%, tỷ lệ dự phòng rủi ro cho vay khách hàng/nợ xấu 82,6%. Dự kiến, đến cuối năm, STB cũng chỉ hoàn thành được 84,5% kế hoạch lợi nhuận năm với mức tăng 4% so năm 2011
Tại ACB, do chi phí dự phòng rủi ro tăng vọt trong quý III đã khiến lợi nhuận sau thuế bị âm 496 tỷ đồng và kéo theo lợi nhuận 9 tháng giảm mạnh. Đáng chú ý, hoạt động kinh doanh vàng và ngoại hối bị lỗ mạnh 1.144 tỷ đồng. Do đóng trạng thái vàng âm nên ngân hàng phải chịu lỗ phần chênh lệch giá trong nước và giá thế giới khoảng 2-3 triệu đồng/lượng tùy thời điểm. Sắp tới, nếu chênh lệch vẫn duy trì khoảng 2 triệu đồng/lượng thì có thể ACB sẽ còn phải chịu lỗ thêm 200 tỷ đồng.
Giảm mạnh về lợi nhuận quý III phải nói tới Eximbank, ngân hàng chỉ đạt 414 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế, mất 45,2% so cùng kỳ và thấp hơn nhiều so quý I, quý II. Thu nhập lãi thuần giảm 20%, thu nhập dịch vụ giảm 39,8%, kinh doanh ngoại hối và mua bán chứng khoán đầu tư đều lỗ. Trong khi đó, chi phí hoạt động và dự phòng đều tăng mạnh lần lượt 24% và 93% trong quý III.
Và chừng nào vấn đề nợ xấu chưa giải quyết được và các ngân hàng yếu kém chưa được tái cơ cấu triệt để thị triển vọng ngành ngân hàng năm 2013 vẫn chưa có gì sáng sủa – báo cáo nhận định.
Theo Dantri
Nhiều tập đoàn nợ quá hạn hàng nghìn tỉ đồng
Trả lời chất vấn bằng văn bản của ĐBQH, Bộ trưởng Tài chính Vương Đình Huệ cho biết, hiện Tập đoàn điện lực Việt Nam (EVN) đang nợ quá hạn 10.149 tỉ đồng, Tập đoàn dầu khí đang nợ quá hạn 1.731 tỉ đồng, một số tổng công ty nhà nước khác cũng đang nợ quá hạn hàng trăm tỉ đồng.
Tập đoàn điện lực ViệtNam đang còn khoản nợ quá hạn 10.149 tỉ đồng - Ảnh: Ngọc Thắng
Thanh tra việc chấp hành thuế của SJC
Tại kỳ họp này, luật sư Trương Trọng Nghĩa (TP.HCM) cũng chất vấn Bộ trưởng Tài chính Vương Đình Huệ: "Cử tri cho rằng, chủ trương quản lý vàng vừa qua đã đem lại cho Công ty SJC và các công ty con của nó những khoản siêu lợi nhuận. Xin cho biết ngành thuế có nắm được tình hình này và có thu được thuế trên lợi nhuận ấy?". Trao đổi với Thanh Niên, ông Nghĩa cho biết theo phản hồi của Bộ trưởng, năm 2011 và 6 tháng đầu năm 2012, SJC và các đơn vị thành viên đã nộp 200 tỉ đồng tiền thuế thu nhập doanh nghiệp vào ngân sách nhà nước. Hiện tại, Bộ Tài chính đang chỉ đạo Tổng cục Thuế tổ chức các đoàn thanh, kiểm tra về chấp hành nghĩa vụ thuế của SJC và các đơn vị thành viên.
N.Minh
Tại kỳ họp này, một số ĐBQH đã chất vấn Bộ trưởng Tài chính về số nợ của các tập đoàn (TĐ), tổng công ty (TCT). Trong văn bản trả lời, Bộ trưởng Tài chính cho biết tính đến 31.12.2011, tổng số nợ phải trả của các TĐ, TCT nhà nước là 1.292.400 tỉ đồng, tăng 18,9% so với 2010. Hệ số nợ phải trả trên vốn chủ sở hữu bình quân năm 2011 là 1,77 lần. Đáng chú ý, theo Bộ trưởng, có đến 30 TĐ, TCT tỷ lệ nợ phải trả trên vốn chủ sở hữu lớn hơn 3 lần. Trong đó, có 8 doanh nghiệp (DN) có tỷ lệ trên 10 lần, 10 DN từ 5 - 10 lần, 12 TĐ, TCT từ 3 - 5 lần. Về tổng tài sản trên tổng nợ phải trả, theo báo cáo hợp nhất bình quân năm 2011 là 1,62 lần.
Thông tin cụ thể về các khoản nợ của từng TĐ, TCT, Bộ trưởng Tài chính cho biết TĐ điện lực Việt Nam (EVN) đang nợ quá hạn 10.149 tỉ đồng (Thủ tướng đã chỉ đạo thực hiện khoanh nợ khoản tiền mua điện của Petro VietNam) TĐ dầu khí đang nợ quá hạn 1.731 tỉ đồng (nợ của Công ty TNHH một thành viên công nghiệp tàu thủy Dung Quất - nhận bàn giao từ Vinashin) TCT thuốc lá Việt Nam nợ quá hạn 467 tỉ đồng, TCT xây dựng công trình giao thông 6 nợ quá hạn 128 tỉ đồng, TCT rau quả nông sản nợ quá hạn 30 tỉ đồng.
Đáng chú ý, công ty mẹ - EVN nợ nước ngoài lên tới 99.260 tỉ đồng (do vay đầu tư nhà máy điện). Có đến 18 công ty mẹ có tỷ lệ nợ phải trả trên vốn chủ sở hữu lớn hơn 3 lần, trong đó có 5 công ty mẹ tỷ lệ nợ trên vốn chủ sở hữu trên 10 lần.
Theo Bộ trưởng, các TĐ, TCT đang hoạt động phụ thuộc phần lớn vào nguồn vốn vay, dẫn đến chi phí tài chính lớn và khả năng thanh toán nợ đến hạn thấp.
Ứng tiền trả nợ thay một số TCT
Trước câu hỏi của ĐB đoàn TP.HCM về "Tình hình nợ trong, ngoài nước của các TĐ, TCT? Nhà nước có phải dùng ngân sách hằng năm để trả nợ thay cho các TĐ, TCT, nếu có là bao nhiêu?", Bộ trưởng Huệ viện dẫn quy định của luật Quản lý nợ công (trong trường hợp DN khó khăn, Bộ Tài chính sẽ ứng tiền từ quỹ tích lũy trả nợ để trả nợ thay, không lấy từ ngân sách hằng năm. Các DN phải nhận nợ bắt buộc và có trách nhiệm hoàn trả dần số tiền được ứng cho quỹ) và cho hay: Đến nay, quỹ tích lũy trả nợ đang ứng trả thay cho TCT giấy Việt Nam, TCT xây dựng công nghiệp Việt Nam, Tập đoàn Sông Đà, TCT công nghiệp xi măng. Các DN này đều là các DN nhà nước được Chính phủ bảo lãnh vay và đang gặp khó khăn trong việc trả nợ với tổng số tiền là 109,7 triệu USD.
Theo Bộ trưởng, các DN nói trên đang thực hiện tái cơ cấu và cam kết sẽ hoàn trả hết số tiền nhận tạm ứng trong 5 năm tới.
Các TĐ, TCT có quyền quá lớn
Trao đổi với báo giới bên hành lang kỳ họp sáng qua, 16.11, Ủy viên thường trực Ủy ban Tài chính - Ngân sách Bùi Đức Thụ ( ảnh - ĐB Lai Châu) cho rằng, việc phân cấp thẩm quyền quản lý vốn, tài sản tại các TĐ, TCT là "có vấn đề". Cụ thể, trước kia các DN nhà nước có luật riêng nhưng sau này ban hành luật DN lại ghép chung DN nhà nước đối xử như các DN khác, dẫn đến thẩm quyền của lãnh đạo các DN này quá lớn.
Theo ông Thụ, việc phân bổ ngân sách nhà nước thì như năm 2013, tổng vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước có 175.000 tỉ mà chia cho tất cả các cơ quan T.Ư, các bộ ngành và 63 tỉnh thành, bất cứ thay đổi nào về tổng chi cũng đều phải trình ra QH. Trong khi đó, có nhiều TĐ, TCT đầu tư một năm hàng chục nghìn tỉ đồng (trên cơ sở chiến lược phát triển TĐ, TCT được Thủ tướng quy định). "Điều đó là quá thông thoáng, cần phải rà soát lại. Cần phải có cơ chế thích ứng để khắc phục bất cập này, tránh tình trạng lợi dụng tiền của nhà nước đầu tư cho các TĐ, TCT để làm thất thoát trong quá trình quản lý, sử dụng", ông Thụ nêu quan điểm.
* Khắc phục bất cập trên bằng cơ chế cụ thể thế nào, thưa ông?
Trước hết là phải rà lại luật DN để có quy định chung về cơ chế quản lý đối với DN nhà nước cũng như các nghị định, thông tư hướng dẫn thi hành luật này đồng thời, rà lại các quy định liên quan khác về đầu tư công, mua sắm công để xác định rõ thẩm quyền trách nhiệm của lãnh đạo các TĐ, TCT, quyền càng lớn, trách nhiệm phải càng cao mới đảm bảo sử dụng vốn nhà nước hiệu quả.
* Vừa rồi trong văn bản trả lời chất vấn ĐBQH, Bộ trưởng Tài chính cho hay một số TĐ, TCT nợ quá hạn lên tới hàng nghìn tỉ đồng, ông nhìn nhận thực trạng này thế nào?
Trong hoạt động kinh doanh, bất cứ DN nào cũng phải có nợ vay và nợ phải trả, đó là bình thường, nhưng phải căn cứ vào quy mô tài sản, căn cứ vào hiệu quả và khả năng quản lý vốn, quy mô bảo toàn vốn để mà xem xét giới hạn vay thế nào cho nó hợp lý, đảm bảo an toàn, khắc phục tình trạng để một DN vay quá lớn, đến khi nó phá sản để lại di chứng, hậu quả nặng về với xã hội.
Vừa qua một số TĐ, TCT có nợ xấu, Chính phủ chưa báo cáo chi tiết với QH cơ cấu nợ xấu, lĩnh vực nợ xấu thế nào cũng như phương án xử lý cụ thể đối với nợ xấu các TĐ, TCT. Vì vậy, tôi cho rằng Chính phủ phải báo cáo QH một cách rõ ràng cơ cấu nợ xấu, lĩnh vực nợ xấu nhiều nhất, DN chiếm nhiều nợ xấu nhất, đặc biệt là các khoản nợ xấu của các TĐ, TCT kèm theo các phương án giải quyết cụ thể, hướng xử lý, vì đây là vốn, là tài sản của nhà nước.
Theo TNO
Để cứu doanh nghiệp cần chính sách mở Nguyên Thống đốc Ngân hàng Nhà nước (NHNN), ĐBQH Cao Sĩ Kiêm (ảnh) cho rằng, Thống đốc NHNN Nguyễn Văn Bình đã nêu được các định hướng lớn đảm bảo tính bền vững và hội nhập quốc tế, tuy nhiên cách làm cụ thể thì chưa rõ. - PV: Với tư cách nguyên Thống đốc NHNN, ông có hài lòng với phần trả...