‘Ngân hàng’ của người nghèo CEP không thu nợ suốt mùa dịch
Tháng 6-2021, CEP đã chi tiết kiệm được cho 198.000 công nhân lao động bị mất việc, mất thu nhập 1.069 tỉ đồng.
Đó là số tiền tích lũy từ những khoản tiết kiệm 10.000, 20.000 đồng hằng tuần của người dân nhiều năm qua.
Lãnh đạo Tổ chức tài chính vi mô CEP nhận cờ thi đua của Chính phủ nhân dịp kỷ niệm 30 năm thành lập sáng 7-11
Đó là điều được bà Nguyễn Thị Hoàng Vân – tổng giám đốc Tổ chức tài chính vi mô CEP – chia sẻ tại lễ kỷ niệm 30 năm thành lập (7-11-1991) với sự tham dự của nhiều thế hệ lãnh đạo, nhân viên, khách hàng CEP sáng 7-11.
Theo bà Vân, năm thứ 30 thành lập cũng là năm khó khăn nhất, khi dịch bệnh kéo dài. Tính đến tháng 10-2021, 54.137 khách hàng không có khả năng hoàn trả.
“CEP đã miễn lãi 38 tỉ đồng nhưng dư nợ còn lại 648 tỉ đồng, tạo ra thách thức rất lớn. Nhiều nỗi lo về sức khỏe, dịch bệnh, sự mất mát trong gia đình, về việc làm và nguồn thu nhập trở nên kiệt quệ sau một thời gian dài giãn cách xã hội.
Nhưng trong bối cảnh đó, chúng tôi nỗ lực tìm mọi phương cách để hỗ trợ, chăm lo cho thành viên công nhân lao động, như hỗ trợ khẩn cấp, giảm lãi suất, miễn lãi, các chương trình CEP chia sẻ yêu thương, tập trung nỗ lực chi tiết kiệm cho người lao động”, bà Vân chia sẻ.
Với tên gọi ban đầu là Quỹ trợ vốn cho người lao động nghèo tự tạo việc làm, CEP được thành lập từ năm 1991, thời điểm nhiều người lao động, công nhân nghèo trở thành nạn nhân của vay nặng lãi.
CEP học tập mô hình tín dụng nhỏ của Ngân hàng Grameen với mô hình rất khác biệt so với ngân hàng truyền thống: đối tượng phục vụ là người nghèo, người có thu nhập thấp, được tổ chức theo nhóm, cụm, kết nối người cho vay cùng nơi ở, hoàn cảnh, nơi làm việc để họ chia sẻ, sàng lọc, giám sát và quản lý lẫn nhau.
Video đang HOT
CEP cung cấp dịch vụ cho vay, tiết kiệm nhỏ tới tận tay người lao động và không thu bất kỳ khoản phí nào. Khách hàng hoàn trả khoản vay theo tuần, theo tháng cùng với khoản tiết kiệm nhỏ phù hợp khả năng và nguồn thu nhập của mỗi người.
Gần đây, với hoàn cảnh dịch bệnh khiến dịch vụ trực tiếp của CEP khó khăn hơn, CEP đã cho ra đời app di động để người dân thực hiện giao dịch trực tuyến.
Đến nay, “ngân hàng” này đã có 4,8 triệu khách hàng là công nhân lao động với tổng số vốn phát vay 65.000 tỉ đồng và tích lũy 1.500 tỉ đồng số dư tiết kiệm của người nghèo.
Với các dịch vụ cho vay lãi suất thấp, tiết kiệm nhỏ, CEP đã giúp hàng triệu công nhân có một số vốn để khởi tạo việc làm, không phải tìm tới tín dụng đen. Thời điểm hiện tại, CEP có 370.000 khách hàng công nhân lao động nghèo, với mạng lưới 35 chi nhánh.
Phát biểu tại lễ kỷ niệm, ông Võ Văn Hoan – phó chủ tịch UBND TP.HCM – đánh giá CEP là tổ chức tài chính vi mô tiên phong đi đầu và lớn nhất trong cả nước, là điểm tựa giảm nghèo tin cậy của người lao động, hạn chế hoạt động tín dụng đen.
“Hoạt động của CEP trong 30 năm qua là minh chứng sinh động rằng tài chính vi mô là một trong những công cụ hiệu quả giúp cho người lao động nghèo có cơ hội tự tạo việc làm, tăng thu nhập và thoát khỏi nghèo khó bằng chính sức lao động của họ.
Sự đóng góp tích cực của CEP đã góp phần cải thiện an sinh xã hội cho công nhân, người dân lao động, đặc biệt các công nhân, người lao động đang làm việc tại các khu công nghiệp, khu chế xuất trên địa bàn TP, hạn chế tình trạng tín dụng đen”, ông Hoan chia sẻ.
Dịp này, CEP đã đón nhận cờ thi đua của Chính phủ, bằng khen của Ngân hàng Nhà nước cho hoạt động hỗ trợ vốn cho công nhân lao động nghèo trong đại dịch và đón nhận cờ truyền thống của UBND TP.HCM.
Năm nào cũng vay, năm nay nhiều tháng chưa trả nợ cho CEP
Chị Nguyễn Thị Ngọc Oanh (39 tuổi) – công nhân công ty KCN Hiệp Phước – từng vay tín dụng đen, từng rơi vào cảnh “bán nhà mà cũng không thể trả hết nợ”. Sau đó chị được công đoàn công ty giới thiệu vay ở CEP.
“Tôi vay CEP từ hơn chục năm nay rồi. Năm nào cũng vay. Năm đầu tiên vay trả nợ tín dụng đen, trả nợ 5-7 năm đầu. Những năm sau vay sửa sang nhà cửa, mua xe, lo cho con đi học”, chị kể.
Khoản vay gần nhất của chị Oanh là 30 triệu đồng, hoàn trả hằng tháng 3,9 triệu đồng. “Dịch giã, không có việc làm, không có nguồn thu nhập nên mấy tháng nay CEP không thu tiền mà còn tài trợ học bổng cho con, giảm được gánh nặng mùa tựu trường”, chị Oanh tâm sự.
Bộ trưởng Lao động truy, TPHCM 400.000 người mất việc, sao hỗ trợ chỉ 200?
Bộ trưởng Lao động - Thương binh và Xã hội Đào Ngọc Dung nêu câu hỏi đó khi chủ trì cuộc họp với các địa phương trọng điểm về các giải pháp phục hồi và phát triển thị trường lao động sáng 3/11.
Lao động ngoại tỉnh về quê nằm ở đâu?
Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì họp trực tuyến với 9 tỉnh thành trọng điểm về giải pháp phục hồi thị trường lao động (Ảnh: Giáp Tống).
Trao đổi với đầu cầu TPHCM, Bộ trưởng yêu cầu đại diện Ban quản lý khu công nghiệp, khu chế xuất thông tin cụ thể về mức độ phục hồi sản xuất, thực trạng thiếu hụt lao động tại khu vực này.
Thông tin báo cáo cho thấy, tính tới 30/10, có hơn 1.300 trên tổng số 1.400 doanh nghiệp tại các khu công nghiệp, khu chế xuất của thành phố đã có thông báo phục hồi sản xuất với hơn 216.000 người lao động đăng ký hoạt động trở lại, đạt 75% so với thời điểm trước dịch Covid-19. Theo đánh giá của vị đại diện Ban quản lý, do các DN vẫn đang phải thích ứng từng bước theo bộ tiêu chí sản xuất an toàn của TPHCM, các nhà máy, xí nghiệp vẫn chưa trở lại sản xuất 100% mà phổ biến mới đạt 50-70%. Thành phố cũng hết sức thận trọng với việc chấp nhận DN đăng ký sản xuất trở lại nên chưa đánh giá được cụ thể mức độ phục hồi hoạt động.
Về tình hình lao động, vị này khái quát, số lao động làm việc tại các khu công nghiệp, khu chế xuất trên địa bàn thành phố về quê không cao, chỉ chiếm khoảng 11% tổng số lao động. Trở ngại lớn nhất chỉ là trong thời gian giãn cách, lao động ở các tỉnh lân cận TPHCM như Long An không thể qua lại, đi làm được, số lượng tới 23.000 người. Sau thời điểm TPHCM mở cửa, lưu thông, hầu hết số lao động này đã trở lại. Con số lao động về quê ở miền Bắc chỉ khoảng 1.300 người, miền Trung là 3.500 người. Với số lao động này, dù đã kêu gọi, bố trí xe đón trở lại nhưng số đăng ký chưa nhiều.
Kết luận đưa ra, hầu hết DN tại các khu công nghiệp, khu chế xuất đều chăm lo khá tốt để giữ chân người lao động. Qua 4 tháng giãn cách tại TPHCM, hầu hết các DN hoặc vẫn giữ nguyên mức lương cơ bản với công nhân không thể đi làm hoặc hỗ trợ tiền ăn 100.000 đồng/người/ngày.
Tại các địa phương, Bộ trưởng Đào Ngọc Dung đề nghị nghe đại điện từ doanh nghiệp, cơ sở trước khi trao đổi với lãnh đạo Sở Lao động.
Bộ trưởng Đào Ngọc Dung đề nghị đại diện công ty Pouyuen (đóng tại quận Bình Tân) thông tin cụ thể về tình hình doanh nghiệp. Các con số đại diện doanh nghiệp đưa cơ bản tương thích với báo cáo của đại diện Ban quản lý khu công nghiệp. Cụ thể, tại công ty này, tháng 4/2021 có khoảng 56.000 người lao động, đến tháng 8, số lượng giảm khoảng 1.500 người. Số giảm không cao nên DN tuyển lại được ngay. Sau 1 tháng TPHCM mở cửa trở lại, số lao động hoạt động lại đã đạt 75-80%.
Khó khăn với DN là số lao động từ Long An hàng ngày đi lại, làm việc ở TPHCM khá lớn, khoảng 11.000 người mà việc đưa đón chưa vận hành lại được. Hôm nay, 3/11 là ngày đầu tiên xe đưa đón công nhân ở Long An được cấp phép chạy lại, DN đang cố gắng sắp xếp để đón số người lao động này trở lại làm việc.
Thực tế, theo đại diện Pouyuen, doanh nghiệp chưa ghi nhận đánh giá nghiêm trọng về việc thiếu hụt lao động. Tới đây, thêm số lao động tại Tiền Giang, Bến Tre... trở lại thì việc khôi phục hoàn toàn sản xuất của DN khá khả quan.
"Tôi rất nghi ngờ con số này"
Bộ trưởng Lao động - Thương binh và Xã hội Đào Ngọc Dung: "Số người đóng bảo hiểm giảm lớn chính là số có quan hệ lao động nhưng sao thống kê về chính sách hỗ trợ người phải chấm dứt hợp đồng lao động do dịch chỉ ở mức 197 người, số lao động nghỉ việc vỏn vẹn... 1 người?".
Từ những con số cụ thể đó, Bộ trưởng Đào Ngọc Dung mới trao đổi với lãnh đạo Sở Lao động, Thương binh và Xã hội TPHCM. Phó Giám đốc Sở Trần Ngọc Sơn báo cáo con số đồng nhất về số DN tại các khu công nghiệp, khu chế xuất sản xuất lại. Về tình hình lao động, ông thông tin, thời điểm tháng 6/2021, thành phố có 2,3 triệu người lao động tham gia bảo hiểm xã hội, đến tháng 8, số đóng bảo hiểm chỉ còn 1,9 triệu người, giảm hơn 414.000 người.
Bộ trưởng Dung hỏi lại ngay: "Số người đóng bảo hiểm giảm lớn thế chính là số có quan hệ lao động nhưng sao thống kê về chính sách hỗ trợ người phải chấm dứt hợp đồng lao động do dịch chỉ ở mức 197 người, số lao động nghỉ việc vỏn vẹn... 1 người? Số tiền cho các doanh nghiệp vay trả lương người lao động cũng chỉ đạt 38 tỷ đồng. Tôi rất nghi ngờ con số này".
Lúng túng, vị Phó Giám đốc Sở xin thêm thời gian để kiểm tra, giải trình với Bộ trưởng về những con số chênh lệch này. Bộ trưởng Đào Ngọc Dung hạn định, đến đầu giờ buổi làm việc chiều, Sở Lao động TPHCM cần có câu trả lời cụ thể về vấn đề này.
Chốt lại nhận định về tình hình tại thành phố lớn nhất cả nước, đại diện các cơ quan của TPHCM và người đứng đầu Bộ Lao động kết luận, có hiện tượng thiếu lao động cục bộ tại thành phố sau dịch Covid-19 nhưng tình trạng không trầm trọng. Lực lượng lao động tại khu vực DN có vốn đầu tư nước ngoài (FDI), DN trong khu công nghiệp, khu chế xuất không biến động lớn. Số lao động ngoại tỉnh về quê hầu hết rơi vào nhóm lao động tự do, nằm ngoài 2 khu vực sản xuất cơ bản nói trên.
Người lớn, trẻ nhỏ 'chôn chân' hơn 10 tiếng ở cửa ngõ thành phố, vạ vật chờ về quê Đã nửa đêm, bà con vẫn quyết tâm chờ đợi. Dù mệt mỏi nhưng không ai trong số họ có ý định bỏ cuộc hay có suy nghĩ sẽ quay lại thành phố. Đa số họ là những người bị mắc kẹt lại TP.HCM do dịch bệnh bùng phát, đã mất việc nhiều tháng nay... Người dân chờ đợi tại chốt từ trưa...