Ngân hàng có kịp lên sàn cuối năm 2018?
Kế hoạch đưa ra tại đại hội cổ đông (ĐHCĐ) đầu năm nay, không ít ngân hàng đã thông qua kế hoạch niêm yết cổ phiếu trên sàn chứng khoán tập trung HOSE, HNX và cả giao dịch trên UPCoM. Thế nhưng, đến nay năm tài chính 2018 đã đi qua hơn 3 quý đầu năm, song vẫn còn khá nhiều nhà băng chưa triển khai kế hoạch trên.
Nhiều ngân hàng chưa lên sàn
Ngoài các cổ phiếu ngân hàng đã niêm yết trên 2 sàn HOSE, HNX và UPCoM, với 17 mã hiện nay gồm: CTG, BID, ACB, VCB, EIB, STB, SHB, MBB, TPB, VPB, HDB, NVB, TCB, VIB, KLB, LPB, BAB, hiện còn khá nhiều ngân hàng chưa niêm yết trên sàn chứng khoán tập trung theo quy định của Thông tư số 180/2015/TT-BTC.
Sau làn sóng lên sàn trong 2 quý đầu năm (HDB, TPB, TCB), thị trường có vẻ im ắng hơn khi giá cổ phiếu “vua” có dấu hiệu điều chỉnh và hạ “nhiệt” trong 2 quý giữa năm nay khiến cho một số nhà băng chùn bước trong kế hoạch niêm yết cũng như đưa cổ phiếu lên giao dịch sàn UpCom trước đó.
OCB, VietABank, VietBank, NamA Bank… là những nhà băng đang trong quá trình xúc tiến kế hoạch lên sàn.
Việc ngân hàng đua nhanh lên sàn để nâng cao thanh khoản cổ phiếu, minh bạch trong hoạt động kinh doanh và cũng được xem là cơ hội cho nhà đầu tư lựa chọn trong danh mục cổ phiếu “vua”.
Tuy nhiên, tiến độ niêm yết của các ngân hàng đang có dấu hiệu chững lại vì nhiều lý do. Trong đó, vấn đề hoàn tất thủ tục niêm yết đòi hỏi mất khá nhiều thời gian.
Các nhà băng cũng tranh thủ tăng vốn để nâng cao năng lực tài chính trước khi lên sàn thông qua phát hành cho cổ đông hiện hữu và hút thêm vốn ngoại.
OCB cho hay, Ngân hàng đang trong quá trình hoàn tất thủ tục niêm yết, với nhiều thuận lợi. OCB đã được NHNN chấp thuận cho tăng vốn điều lệ lên 7.500 tỷ đồng, hiện tại ngân hàng đã hoàn tất việc tăng vốn đợt 1 lên 6.599 tỷ đồng và đang tiếp tục tiến trình tăng vốn lên mức 7.500 tỷ đồng như đã được NHNN chấp thuận, nâng cao năng lực tài chính.
Đến nay, khi thị trường điều chỉnh, giá cổ phiếu “vua” hạ nhiệt và quan trọng hơn đó chính là khi các thủ tục niêm yết nếu chưa được hoàn tất thì kế hoạch niêm yết của OCB nói riêng và các ngân hàng khác nói chung sẽ lùi lại chậm hơn dự kiến.
Tương tự như trường hợp của VietBank, HĐQT của ngân hàng này cũng cho biết, về kế hoạch niêm yết, trước mắt nhà băng sẽ tăng vốn điều lệ đợt một khoảng 500 tỷ đồng và lên giao dịch sàn UPCoM. Đến năm 2020, ngân hàng sẽ niêm yết trên sàn HOSE.
Đối với Nam A Bank, đầu năm 2018, TTCK thuận lợi, HĐQT trình cổ đông thông qua việc niêm yết cổ phiếu, đồng thời giao cho HĐQT lựa chọn thời điểm thích hợp để niêm yết theo đúng trình tự và quy định của pháp luật, song đến nay Nam A Bank vẫn trong quá trình hoàn tất thủ tục đưa cổ phiếu lên UPCoM.
Video đang HOT
LienvietpostBank và VIB cũng cho biết, sẽ sớm chuyển sang niêm yết sàn HOSE.
Cũng cố nội lực trước niêm yết
Trước làn sóng lên sàn của một số ngân hàng từ đầu năm 2018 và dự báo sẽ còn nhiều nhà băng niêm yết trong thời gian tới cũng được nhà đầu tư quan tâm, nhất là nhà đầu tư ngoại. Tuy nhiên, do giá cổ phiếu ngân hàng cũng phụ thuộc vào nhiều yếu tố, cả tác động từ thị trường lẫn nội tại bên trong của từng nhà băng.
Theo một nhà phân tích tài chính, giá cổ phiếu ngân hàng hiện đã tăng cao so với 1 năm trước, nhất là những cổ phiếu ngân hàng chào sàn trong thời gian gần đây. Đối với những cổ phiếu sẽ chào sàn trong thời gian tới, không phải mã nào cũng có tiềm năng tăng trưởng mà chắc chắn có sự phân hóa mạnh giữa các nhà băng.
Ngày 6/12/2017, Ngân hàng Phương Đông (OCB) đã chính thức công bố hoàn thành dự án Basel II.
Mặt khác, tính cấp bách và những lợi ích của việc tăng vốn như nâng cao năng lực tài chính, mở rộng tín dụng, hiện đại hóa cơ sở vật chất, tiến tới Basel II… là cần thiết.
Trong Dự thảo Đề án kế hoạch tái cơ cấu nền kinh tế giai đoạn 2016-2020 do Bộ kế hoạch và Đầu tư chủ trì xây dựng theo phân công của Chính phủ được công khai lấy ý kiến rộng rãi, có đưa các mục tiêu đẩy mạnh tái cấu ngành ngân hàng như cắt giảm nợ xấu, giảm số lượng NHTM yếu kém và đảm bảo 70% số ngân hàng thương mại thực hiện đầy đủ Basel II vào năm 2020…
Thế nhưng, đến nay, trong 10 ngân hàng thương mại được NHNN thí điểm vẫn chưa nhà băng nào công bố hoàn tất việc thực hiện phương pháp quản trị vốn và rủi ro theo tiêu chuẩn Basel II, ngoại trừ OCB là ngoại lệ khi sớm hoàn tất việc triển khai Basel II vào cuối 2017.
Bên cạnh đó, nhà băng này cũng từng bước nỗ lực xóa nợ xấu, kể cả nợ xấu đã bán cho VAMC.
Theo OCB, Ngân hàng đã mua lại toàn bộ trái phiếu VAMC và quyết tâm xóa hết các khoản nợ xấu đã bán cho VAMC từ những năm trước còn tồn đọng để làm sạch nợ ngoại bảng, hướng đến mục tiêu chất lượng tín dụng được kiểm tra chặt chẽ, giảm thiểu nợ xấu dưới mức 1,5%.
Với kết quả đạt được ấn tượng trong 9 tháng đầu năm 2018, lãnh đạo OCB tự tin sẽ vượt mức kế hoạch 2.000 tỷ đồng đề ra trong năm 2018.
Thậm chí, với nỗ lực xử lý nợ xấu mua lại từ VAMC, khả năng lợi nhuận nhà băng này còn vượt xa chỉ tiêu trên khi dự kiến hoàn nhập thêm 500 tỷ đồng dự phòng rủi do không còn phải trích lập cao khi nợ xấu giảm.
Cùng đó, OCB có kế hoạch mở rộng mạnh mẽ mạng lưới giao dịch năm 2018, tăng năng lực cạnh tranh, đáp ứng yêu cầu tái cấu trúc hệ thống ngân hàng Việt Nam.
Nếu kịp hoàn tất thủ tục, OCB sẽ trở thành ngân hàng tiếp theo niêm yết, sau HDBank, TPBank và Techcombank. Tuy nhiên, với diễn biến của thị trường chứng khoán hiện nay cũng giá cổ phiếu “vua” có dấu hiệu hạ nhiệt.
Cho dù kết quả kinh doanh 3 quý đầu năm tích cực, song trái ngược với 2 quý đầu năm 2018 khi nhóm cổ phiếu ngân hàng là tâm điểm của thị trường, góp công lớn trong việc kéo VN-Index tăng mạnh nhờ kết quả kinh doanh tích cực thì gần đây, nhóm cổ phiếu này điều chỉnh, kể cả những mã lớn đạt lợi nhuận hàng nghìn tỷ đồng 3 quý đầu năm.
Vân Linh
Theo tinnhanhchungkhoan.vn
Giật mình khi nợ xấu của các ngân hàng bất ngờ tăng mạnh
Nhiều ngân hàng báo lãi khởi sắc nhưng cùng với đó là nợ xấu cũng gia tăng mạnh.
Nhiều ngân hàng báo lãi khởi sắc
9 tháng năm 2018, các ngân hàng đều đạt lợi nhuận ở mức cao dù tăng trưởng tín dụng không "thoải mái", do không được Ngân hàng Nhà nước (NHNN) xem xét nới room như những năm trước.
Hiện tại, 26 ngân hàng đã hoàn thành được 77% kế hoạch cả năm 2018. Một số ngân hàng lớn đã hoàn thành gần 90% kế hoạch năm nay chỉ trong 9 tháng. Các ngân hàng tăng trưởng mạnh nhất là VIB (175%), ACB (147%), EIB (142%), TPB (109%).
Trong đó, Vietcombank giữ vị trí đầu bảng với lãi hợp nhất trước thuế đạt 11.683 tỷ đồng, tăng 47% so với cùng kỳ năm trước. Tiếp theo là Techcombank với lợi nhuận hợp nhất trước thuế lên tới 7.774 tỷ đồng, tăng tới 60,6% so với cùng kỳ năm 2017.
Xếp thứ ba về lợi nhuận là VietinBank với lũy kế 9 tháng đạt 7.596 tỷ đồng trước thuế, tăng 5% so với cùng kỳ năm trước. BIDV xếp vị trí thứ tư khi lợi nhuận trước thuế hợp nhất đạt mức 7.254 tỷ đồng...
Nợ xấu bất ngờ tăng mạnh
Bên cạnh những điểm sáng, trong bức tranh lợi nhuận của ngành ngân hàng trong 9 tháng qua nổi lên một "điểm tối", đó là tại nhiều ngân hàng thương mại, nợ xấu có xu hướng tăng lên, trong đó nợ có khả năng mất vốn tăng nhanh.
Dư nợ xấu tại 23 ngân hàng tính đến cuối quý III. Đơn vị: tỷ đồng
Trong số 17 ngân hàng niêm yết trên sàn chứng khoán, có 13 nhà băng tăng tỷ lệ nợ xấu. Trong đó, một số cái tên có tỷ lệ nợ xấu tăng mạnh là: VPB tăng từ 4,07% quý 2 lên 4,7% quý 3, VIB tăng từ 2,33% lên 2,5%, BID tăng từ 1,49% lên 1,76%, CTG tăng từ 1,29% lên 1,36%.
Cụ thể, trong khối ngân hàng cổ phần Nhà nước, nợ xấu cuối quý 3 của VietinBank là 12.127 tỷ đồng, tăng hơn 3.100 tỷ đồng, tương đương 34,6% so với đầu năm 2018.
Tỷ lệ tăng dư nợ xấu của các ngân hàng tại thời điểm cuối quý 3 so với đầu năm. Đơn vị: %
Còn tại BIDV, tính đến hết quý 3, ngân hàng này có hơn 17.041 tỷ đồng nợ xấu, tăng 21% so với thời điểm đầu năm 2018. Tỷ lệ nợ xấu tại BIDV chiếm 1,75% trên tổng dư nợ cho vay khách hàng. Hay tại Vietcombank, đến cuối quý 3, nợ xấu cũng lên tới hơn 4.000 tỷ đồng...
Tương tự, Ngân hàng Quân đội mặc dù có kết quả kinh doanh quý III tăng trưởng ấn tượng, nhưng số dư nợ xấu của ngân hàng này cũng ghi nhận sự tăng vọt. Cụ thể, nợ xấu của MB sau 9 tháng đầu năm tăng đến 45% so với hồi đầu năm.
Tỷ lệ nợ xấu/tổng dư nợ cho vay của các ngân hàng so với đầu năm. Đỏ: 30/9/2018; Xanh: 31/12/2017. Đơn vị: %
Đối với các ngân hàng thương mại tư nhân, VPBank dẫn đầu mức tăng nợ xấu với hơn 3.200 tỷ (tương đương 51,7%) lên 9.401 tỷ đồng. Tại ngân hàng VIB, tính đến hết tháng 9/2018, nợ có khả năng mất vốn tăng lên hơn hơn 7% so với cuối 2017. Với ngân hàng Bắc Á, nợ xấu cũng tăng 23% so với đầu năm, lên 431 tỷ đồng....
Một số ngân hàng có nợ xấu sụt giảm đó là Sacombank, Eximbank, ABBank và NamABank.
Theo lý giải của nhiều nhà băng, nguyên nhân nợ xấu tăng là do mua lại số nợ xấu đã bán cho Công ty Quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam trước đó. Đây là điều bình thường trong hoạt động của ngành ngân hàng, chưa phải là vấn đề đáng lo ngại, dù nợ nhóm 5 có khả năng mất vốn tăng mạnh nhưng theo quy định các ngân hàng đã trích lập dự phòng rủi ro 100%.
Quang Sơn
Theo danviet.vn
Tròn 5 năm "ra đi", nợ xấu bắt đầu trở về Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam (Agribank) vừa công bố kỷ lục lợi nhuận sau 10 tháng 2018 với hơn 6.000 tỷ đồng trước thuế. Và Agribank cũng là ngân hàng thương mại đầu tiên bán nợ xấu sang VAMC tròn 5 năm về trước. Lượng nợ xấu từng "ra đi" trước đây sang VAMC nay lần lượt...